Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên nội trú đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá tại học viện tài chính (Trang 52 - 58)

2.2.2.1. Chọn mẫu

Việc xác định kích thước mẫu là công việc khá phức tạp bởi hiện tại có quá nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đòi hỏi có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman, 1995). Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được định nghĩa là lớn thì hiện nay chưa xác định rõ ràng, kích thước mẫu còn tùy thuộc phương pháp ước lượng sử dụng. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML3 thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu (Hair&ctg, 1983), hay ít nhất là 200 mẫu (Hoelter). Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) hay 15 mẫu cho một biến (Phạm Đức Kỳ và Bùi Nguyên Hùng, 2007). Tuy nhiên, số lượng mẫu cũng xác định trên số lượng tổng thể nghiên cứu (bằng 1/10 quy mô mẫu) (Nguyễn Viết Lâm, 2007).

Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá là gấp 5 lần số biến quan sát. Như vậy, với mô hình nghiên cứu đưa ra gồm 32 biến quan sát thì kích thước mẫu tối thiểu sẽ là 32*5=160 mẫu.

Để tránh những sai sót trong quá trình điều tra và làm tăng tính đại diện thì số lượng mẫu được sử dụng cho nghiên cứu chính thức là 210 mẫu.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Sau khi thu thập phiếu điều tra bảng câu hỏi được mã hóa thành các biến như sau:

Bảng 2.2: Các thông tin cơ bản về nội dung điều tra Các nhân tố Nội dung phản ánh (tóm tắt) Biến số Phƣơng tiện hữu hình

Số lượng sân thể dục, thể thao đáp ứng được nhu cầu. HH1

Điện, nước được cung cấp ổn định. HH2

Quy định trong ký túc xá là phù hợp. HH3

Nhà để xe trong khu ký túc xá rộng rãi. HH4

Mạng wifi ổn định và đảm bảo tốc độ kết nối. HH5

Phòng tự học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. HH6

Canteen cung cấp đầy đủ các loại hàng hóa. HH7

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với sinh viên. HH8

Khuôn viên quanh khu ký túc xá nhiều cây xanh. HH9

Sự tin cậy

Hệ thống điện an toàn. TC1

Nước lọc đảm bảo vệ sinh. TC2

Bạn yên tâm với vấn đề an ninh trong các khu nhà. TC3

An toàn cháy nổ được đảm bảo. TC4

Ban quản lý luôn thực hiện đúng những gì đã hứa. TC5

Thông báo trước khi cắt điện, cắt nước. TC6

Khả năng

đáp ứng Nhân viên quản lý luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

DU1 Nhân viên quản lý luôn giải quyết nhanh chóng kịp thời các sự cố.

DU2 Nhân viên quản lý không tỏ ra quá bận rộn để không đáp ứng nhu cầu của bạn.

DU3 Với mức phí bạn trả, trang thiết bị cung cấp là phù hợp. DU4

Sự cảm thông

Nhân viên quản lý luôn hướng dẫn nhiệt tình khi bạn mới đến. CT1

Thời gian đóng mở ký túc là phù hợp. CT2

Nhân viên quản lý nhắc nhở nhẹ nhàng, lịch sự khi bạn mắc lỗi không quá nghiêm trọng.

CT3 Ban quản lý luôn thể hiện sự quan tâm khi bạn gặp một vấn đề nào ấy.

CT4 Ban quản lý luôn giải quyết thấu đáo, thấu tình đạt lý khi bạn vi phạm nội quy.

CT5

Phí dịch vụ ký túc xá là phù hợp với sinh viên. CT6

Sự đảm bảo

Thái độ của nhân viên luôn lịch sự, đúng mực. ĐB1

Nhân viên đủ năng lực giải quyết các sự cố. ĐB2

Ban quản lý có tổ chức các hoạt động tập thể, thi đua. ĐB3

Công tác vệ sinh luôn được đảm bảo. ĐB4

Sự hài lòng.

Chất lượng dịch vụ ký túc xá đáp ứng được mong đợi. HL1

Nhìn chung bạn hài lòng với dịch vụ ký túc xá. HL2

Bạn sẽ giới thiệu cho người thân sử dụng dịch vụ ký túc xá. HL3

Đối tượng điều tra được xác định là những sinh viên Việt Nam đã và đang sử dụng dịch vụ ký túc xá của Học viện Tài chính.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

a. Thống kê mô tả

Mẫu thu thập được tiến hành phân tích bằng thống kê mô tả: Phân loại mẫu theo tiêu chí điều tra, tính trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các trả lời trong câu hỏi điều tra

b. Kiểm định sự tin cậy của thang đo

Để kiểm định sự tin cậy của các thang đo sử dụng trong nghiên cứu, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Các biến không đảm bảo tin cậy sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu và không xuất hiện khi phân tích khám phá nhân tố (EFA). Tiêu chuẩn lựa chọn Cronbach’s Alpha tối thiểu là 0,6 (Hair và cộng sự, 2006), hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là không đảm bảo độ tin cậy và đương nhiên loại khỏi thang đo (Nunally và Burstein, 1994).

c. Phân tích khám phá nhân tố

Phân tích khám phá nhân tố là một bước đi quan trọng khi tiến hành kiểm định. Loại phân tích này sẽ giúp nhà nghiên cứu đánh giá được giá trị của thang đo và rút ra được những nhân tố tiềm ẩn từ một tập hợp các biến quan sát nhỏ hơn, có ý nghĩa hơn. Một số tiêu chuẩn áp dụng khi phân tích EFA trong các nghiên cứu như sau:

+ Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua giá trị thống kê Kaiser-Meyer- Olkin (KMO). Theo đó, trị số của KMO phải đạt giá trị lớn hơn 0,5 (0,5 KMO 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp, ngược lại nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì áp dụng phương pháp phân tích nhân tố không thích hợp với số liệu đang có.

tố. Với tiêu chí này, trị số eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố và cần 1 mới giữ được giữ lại trong mô hình.

+ Tổng phương sai trích (variance explained criteria): Tổng phương sai trích phải lớn hơn 50% cho thấy mô hình này là phù hợp.

+ Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các hệ số chuyển tải nhân tố càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, hệ số này cần xét kích thước mẫu, với cỡ mẫu của nghiên cứu này, hệ số factor loading phải lớn hơn hoặc bằng 0,5, nghĩa là biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.

+ Phương pháp trích hệ số yếu tố Principal components với phép xoay Varimax để đảm bảo số lượng nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Sau khi tiến hành phân tích EFA, căn cứ trên dữ liệu thực tế tác giả sẽ tiến hành đặt lại tên cho các nhân tố hình thành và điểu chỉnh mô hình cũng như các giả thuyết nghiên cứu ban đầu cho phù hợp dữ liệu thực tế.

d. Ước lượng phương trình hồi quy

Sau quá trình kiểm định thang đo của các yếu tố khảo sát thì sẽ được xử lý chạy hồi quy tuyến tính bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất (OLS) phương pháp đưa biến vào là phương pháp Enter. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), phương pháp Enter phù hợp hơn với các nghiên cứu kiểm định, phương pháp Stepwise phù hợp với các nghiên cứu khám phá. Mô hình nghiên cứu ước lượng được có dạng như sau:

Y= β0+β1X1+...+βiXi+...+BkXk + Ui (mô hình có k biến độc lập) Trong đó các:

Y là biến phụ thuộc (mức độ hài lòng của khách hàng) Các Xi là biến độc lập được xác định trên kết quả EFA βi là các thông số ước lượng

Ui là sai số ngẫu nhiên (phần biến thiên của biến phụ thuộc Y chịu ảnh hưởng ngoài các biến Xi đưa vào mô hình).

e. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng cách sử dụng dữ liệu nghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng. Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị p-value (sig.) tương ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn 95%. Sau quá trình chạy kiểm định, giá trị p-value sẽ được so sánh trực tiếp với giá trị 0,05 để kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu.

Đối với các kiểm định xem xét sự khác nhau theo các nhóm phân loại ta sử dụng phân tích phương sai (ANOVA). Tính phù hợp và khả năng giải thích của mô hình ta sử dụng hệ số Adjusted R² và kiểm định F của phân tích phương sai. Để đánh giá sự quan trọng của các nhân tố trong mô hình ảnh hưởng đến biến phụ thuộc như thế nào ta xem xét thông qua hệ số Beta tương ứng từ phương trình hồi quy bội xây dựng được từ dữ liệu nghiên cứu.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu liên quan, chương 2 đã trình bày khung phân tích để nghiên cứu đề tài.

Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm và hỏi ý kiến chuyên gia. Nghiên cứu được thông qua khảo sát của 210 sinh viên được xác định là những sinh viên Việt Nam đã và đang sử dụng dịch vụ ký túc xá tại Học viện Tài chính. Mặt khác, đề tài đã đưa ra bảng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên nội trú đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá tại Học viện Tài chính bao gồm: Phương tiện hữu hình; Sự tin cậy; Khả năng đáp ứng; Sự cảm thông; Sự đảm bảo; Sự hài lòng.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ KÝ TÚC XÁ

TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên nội trú đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá tại học viện tài chính (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)