Đào tạo nâng bậc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại nhà máy a41 ckt quân chủng phòng không không quân​ (Trang 52)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.3.3 Đào tạo nâng bậc

Hàng năm, Nhà máy tổ chức thi nâng bậc cho những ngƣời lao động có đủ điều kiện (theo phân loại lao động 6 tháng một lần, một năm 2 lần) đạt loại A. Quy định xét thi nâng bậc của Nhà máy nhƣ sau:

Bậc 1 lên bậc 2: 1 năm Bậc 2 lên bậc 3: 2 năm Bậc 3 lên bậc 4: 3 năm Bậc 4 lên bậc 5: 4 năm Bậc 5 lên bậc 6: 4 năm

Khi thi nâng bậc, ngƣời lao động đƣợc học một lớp lý thuyết về cấu tạo,về công nghệ sửa chữa và các qui tắc về an toàn do cán bộ kỹ thuật giảng. Họ phải thi đạt điểm 5 trở lên cả lý thuyết và thực hành mới đƣợc nâng bậc.

Việc xét phân loại lao động và kiểm tra thƣờng xuyên là rất cần thiết đòi hỏi ngƣời công nhân phải cố gắng làm việc, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm tốt; đảm bảo tính công bằng giữa lao động trực tiếp hay gián tiếp.

2.2.3.4. C c trƣờng chính qui, chuyển loại kỹ thuật tại Nhà m y sản xuất và tại

Nhà máy khác

Tùy yêu cầu cụ thể hàng năm Nhà máy lựa chọn những công nhân kỹ thuật có tay nghề, có phẩm chất tốt gửi đào tạo tại các trƣờng trong quân đội. Mặt khác Nhà máy kết hợp với Trƣờng Sỹ Quan Không Quân Nha Trang tuyển chọn đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ sơ cấp cho Nhà máy. Riêng hình thức đào tạo chuyển loại kỹ thuật tại Nhà máy sản xuất và các Nhà máy sửa chữa khác là hình thức rất đặc thù của các Nhà máy sửa chữa máy bay. Hình thức này Nhà máy áp dụng mỗi khi có nhu cầu sửa chữa một loại sản phẩm kỹ thuật hàng không mới.

2.2.3.5. Đào tạo đối với c ng nhân kỹ thuật

* Nhu c u đào tạo

Công nhân ở Nhà máy A41 hầu hết đều ở lứa tuổi 30-45. Ở lứa tuổi này họ có sức khoẻ và làm việc rất tốt, có kinh nghiệm. Vì thế lao động ở nhà máy rất ít khi có biến động, nhu cầu bổ sung thêm lao động không nhiều. Nhà máy chủ trƣơng

khuyến khích ngƣời lao động rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề qua quá trình tự học và qua các chƣơng trình đào tạo do Nhà máy tổ chức.

- Việc xác định nhu cầu đào tạo dựa trên kế hoạch về sản xuất và kế hoạch về nhân lực. Kế hoạch sản xuất và các chỉ tiêu nhiệm vụ thƣờng xuyên, đột xuất của Nhà máy đƣợc Quân chủng giao xuống theo từng năm. Xem xét số lƣợng và chất lƣợng lao động cần có dựa trên các định mức kinh tế - kỹ thuật nhƣ số ngƣời/ số lƣợng sản phẩm, trình độ tay nghề của công nhân... và lƣợng lao động hiện có để tính ra nhu cầu lao động cần bổ sung. Hàng năm Nhà máy xin trên điều động và tự tuyển bổ sung lao động dựa trên số ngƣời nghỉ việc, khối lƣợng nhiệm vụ đƣợc giao và kế hoạch phát triển của Nhà máy trong thời gian ngắn hạn và trung hạn. Lực lƣợng lao động bổ sung đƣợc Nhà máy phân bổ về các phân xƣởng phù hợp với nhu cầu của từng đơn vị.

- Hàng năm Nhà máy tiến hành kiểm tra trình độ tay nghề của công nhân kỹ thuật 6 tháng/lần và căn cứ vào phân loại lao động hàng tháng của các phân xƣởng sản xuất với công nhân kỹ thuật để nắm đƣợc số ngƣời còn yếu về tay nghề, số ngƣời nghỉ việc. Xác định chỗ trống và những vị trí bị thiếu hụt năng lực do tay nghề yếu, Nhà máy tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại.

(Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra tay nghề thợ tại các Phân xưởng )

TT Họ và tên Bậc thợ Nghành nghề Ghi chú Quý I Quý II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Đinh Hoàng Hải Nguyễn Văn Nam Phạm Văn Tuân Trần Văn Hiếu Trần Văn Phong Chu Thế Anh Nguyễn Duy Lục Nguyễn Hải Nguyễn Anh Việt Hoàng Văn Cƣờng Nguyễn Bá Việt Lƣơng Văn Nghiệu

4/7 3/5 4/7 3/5 4/6 4/6 3/5 4/6 2/6 5/6 6/7 6/7 MBĐC MBĐC MBĐC TBHK TBHK TBHK VTĐT VKHK Thợ hàn Thợ gò tán Sản xuất ô xy Thợ Điện khí 8 7.5 7 8 8 8 6 8 7 7 7 6 8 8 6 6 5 4 8 4 8 7 7 8 Thi lại lần 2 Thi lại lần 2

Chú thích: Quý I: Kiểm tra thực hành Quý II: Kiểm tra lý thuyết (Nguồn: Trợ lý Huấn luyện – Phòng KTHK Nhà máy A41)

Ngoài việc đào tạo mới và đào tạo lại do đặc thù của ngành kỹ thuật hàng không để tăng năng lực sản xuất sửa chữa Nhà máy có nhu cầu đào tạo chuyển loại công nhân kỹ thuật tại Nhà máy chế tạo và tại Nhà máy sửa chữa khác.

* Mục tiêu đào tạo

Từ việc tìm hiểu nhu cầu đào tạo, Nhà máy xác định mục tiêu đào tạo. Đó là mục tiêu cần đạt đƣợc của khoá học và những mục tiêu của Nhà máy đối với khoá học.

Mục tiêu của mỗi khoá đào tạo là cung cấp cho học viên đầy đủ những kiến thức kỹ năng làm việc về một nghề nào đó. Học viên sau khoá đào tạo có thể bắt tay vào làm việc đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Nhà máy.

Ví dụ với chƣơng trình đào tạo chuyển loại kỹ thuật cho công nhân kỹ thuật tại Nhà máy chế tạo và nhà máy sửa chữa khác. Mục tiêu cụ thể của khóa học này là giúp học viên:

- Nắm vững cấu tạo kỹ thuật hàng không mới - Tiếp thu các trang bị công nghệ mới

- Có khả năng tháo, lắp, thử nghiệm, điều chỉnh, hiệu chỉnh, chạy ra sản phẩm và các thiết bị lẻ.

Nhƣ vậy sau khoá học, mỗi học viên biết thêm qui trình công nghệ và kỹ năng sửa chữa sản phẩm kỹ thuật hàng không mới, có thể chuyển sang sửa chữa các sản phẩm này khi có sự phân công của ngƣời quản lý hay có sự thay đổi trong sản xuất, ngƣời lao động vẫn yên tâm làm việc. Mục tiêu của Nhà máy sau khi đào tạo ngƣời công nhân kỹ năng sửa chữa sản phẩm mới là giúp cho việc bố trí sử dụng lao động linh hoạt hơn, tạo sự hỗ trợ giữa các công đoạn khi cần thiết, tăng năng lực sửa chữa của Nhà máy.

Xác định rõ mục tiêu đào tạo và làm cho ngƣời lao động hiểu đƣợc mục tiêu của khoá đào tạo sẽ khuyến khích ngƣời lao động học tập, nâng cao trình độ tay nghề. Khi họ biết mục tiêu của khoá học, biết đƣợc vị trí đƣợc sắp xếp trong tƣơng lai, họ sẽ nỗ lực hơn. Ngƣời quản lý cần xác định mục tiêu sâu hơn, kế hoạch dài hạn, trung hạn của mỗi khoá học gắn với kế hoạch hoá nguồn nhân lực để tận dụng, bố trí tốt nhất khả năng của ngƣời lao động, tránh lãng phí nguồn lực con ngƣời.

* Lựa chọn đối tượng đào tạo

Đối với mỗi chƣơng trình, mỗi khoá đào tạo cần lựa chọn đối tƣợng cho phù hợp. Đối tƣợng đào tạo phải phù hợp với chƣơng trình đào tạo và phù hợp với bản thân học viên. Lựa chọn đối tƣợng đào tạo chính là lựa chọn những ngƣời có nguyện vọng, có trình độ cần thiết cho khoá học. Đồng thời nghiên cứu tác dụng

của đào tạo đối với ngƣời đó.

* Lựa chọn chương trình và phương pháp đào tạo

Chƣơng trình đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật phải giúp học viên sau khi đào tạo nắm vững đƣợc các thao tác, các kỹ năng để khi bƣớc vào sửa chữa không bỡ ngỡ, không vi phạm quy trình công nghệ, làm hỏng sản phẩm. Vì thế các chƣơng trình lý thuyết và thực hành về mỗi chuyên ngành đào tạo đƣợc quy định đầy đủ, chặt chẽ. Chƣơng trình đào tạo công nhân kỹ thuật mới tiếp nhận về Nhà máy có thời gian thực hành là 3 tháng, nhƣng nếu học viên nắm chƣa vững, chƣa thành thạo công việc thời gian có thể kéo dài thêm 1 tháng. Các chƣơng trình đào tạo nâng cao tay nghề , đào tạo chuyển loại kỹ thuật đƣợc Nhà máy rất quan tâm và có kế hoạch cụ thể hàng năm . Trong kế hoạch nêu ra : Mục đích, yêu cầu, thời gian đào tạo, danh sách học viên, giáo viên, nội dung đào tạo…

Để việc đào tạo đạt hiệu quả cao thì việc lựa chọn chƣơng trình đào tạo và phƣơng pháp đào tạo phù hợp với mục tiêu và đối tƣợng đào tạo đóng vai trò rất quan trọng. Vì có phù hợp thì học viên mới có thể tiếp thu một cách nhanh chóng và khuyến khích họ học tập và đạt kết quả tốt.

* Nội dung đào tạo

Để việc đào tạo mang lại hiệu quả thiết thực cho Nhà máy và cho ngƣời đƣợc đào tạo, nội dung đào tạo đƣợc Phòng Kỹ thuật hàng không biên soạn tỉ mỉ, cụ thể phù hợp nhu cầu của ngƣời học và với mục tiêu của từng khóa đào tạo. Về nội dung tổng quát khóa đào tạo công nhân kỹ thuật bao gồm: Nghiên cứu cấu tạo và công nghệ sửa chữa, huấn luyện kỹ năng sửa chữa KTHK .

* Dự tính chi phí đào tạo

Chi phí của các chƣơng trình đào tạo đều do Nhà máy trả. Bao gồm tiền lƣơng của giáo viên dạy lý thuyết và thực hành; tiền lƣơng cho học viên, các chi phí về nhà xƣởng, lớp học, thiết bị thực tập cho quá trình học tập và giảng dạy.

Ví dụ, chi phí cho việc đào tạo chuyển loại kỹ thuật của một công nhân kỹ thuật trong 3 tháng, bao gồm: Chi phí tiền lƣơng cho cán bộ kỹ thuật giảng dạy lý thuyết; chi phí tiền lƣơng cho các thao tác viên kèm cặp; chi phí tiền lƣơng cho ngƣời học... khoảng 8 triệu đồng một tháng. Đó là chƣa kể các chi phí khác nhƣ thiết bị học tập sẵn có của của Nhà máy; lớp học... và các chi phí quản lý khác. Ngoài ra còn chi phí cơ hội cho quá trình học tập rất khó tính vì ngƣời cán bộ kỹ thuật giảng dạy lý thuyết, thao tác viên kèm cặp và học viên thay vì bỏ thời gian vào chƣơng trình đào tạo họ có thể tham gia sản xuất. Việc tính toán chi phí đào tạo là rất cần thiết. Nó bắt buộc ngƣời ta phải cân nhắc kỹ khi lựa chọn đối tƣợng đào tạo,

chƣơng trình đào tạo, giáo viên đào tạo, để đem lại hiệu quả tốt nhất sau đào tạo, tránh lãng phí khi chƣơng trình học không ứng dụng đƣợc vào thực tế hoặc học viên không nắm bắt đƣợc bài giảng.

Đầu tƣ đào tạo là khoản đầu tƣ đặc biệt, nó đem lại lợi ích lâu dài cho Nhà máy, cho ngƣời lao động, cho xã hội mà khó xác định lợi nhuận ngay. Sau một thời gian sử dụng lao động, căn cứ vào số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm để đánh giá chƣơng trình đào tạo đối với doanh nghiệp và cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của ngƣời lao động. Tính toán cụ thể chi phí đào tạo sẽ giúp việc tính toán hiệu quả của chƣơng trình đào tạo chính xác hơn.

* Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Sau khi lựa chọn chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo, cần phải lựa chọn giáo viên phù hợp với chƣơng trình.

Trong đào tạo công nhân kỹ thuật, giáo viên là các cán bộ kỹ thuật và các thợ bậc cao. Họ là những ngƣời có kinh nghiệm thực tế về sản xuất, nắm vững công nghệ sản xuất của Nhà máy. Về kiến thức họ có thể thoả mãn đƣợc yêu cầu của chƣơng trình đào tạo nhƣng phƣơng pháp sƣ phạm họ có rất ít. Nếu không biết cách truyền đạt thì hiệu quả của khoá học bị hạn chế, không đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra. Vì vậy cần lựa chọn những ngƣời có kinh nghiệm giảng dạy, đã tham gia dạy nhiều khoá đào tạo. Công nhân kèm cặp nên chọn những ngƣời có kinh nghiệm, có tay nghề và phẩm chất tốt để khi dạy học viên không tiếp thu những thao tác thừa, những thói quen làm việc không tốt của ngƣời kèm cặp.

Ngoài việc lựa chọn các giáo viên đáp ứng đƣợc yêu cầu, cần phải trang bị thêm kiến thức cho họ. Các giáo viên hƣớng dẫn công nhân kỹ thuật đã có kinh nghiệm thực tế cần đƣợc bổ sung kiến thức sƣ phạm. Với các giáo viên của các trƣờng đại học cần để họ nắm bắt thực tế và hiểu tình hình sản xuất của Nhà máy trƣớc khi giảng để bài giảng không xa rời thực tế.

* Đánh giá kết quả đào tạo

Nhà máy thƣờng đánh giá kết quả đào tạo ngay sau khoá học bằng cách kiểm tra, thi hoặc trong quá trình sử dụng lao động thông qua năng suất, chất lƣợng sản phẩm của học viên. Kết quả cụ thể của từng học viên sau khóa đào tạo là căn cứ để Nhà máy nâng bậc thợ và phê chuẩn chứng chỉ độc lập công tác trên kỹ thuật hàng không (có gíá trị trong 1 năm).

2.2.3.6. Đào tạo đối với lao động quản lý

Ở Nhà máy A41 Giám đốc và các Phó giám đốc đều đƣợc học văn bằng 2 về quản lý để nâng cao kỹ năng quản lý. Các cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ

đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp. Trong quá trình học tập ở mức độ khác nhau họ đều đƣợc đào tạo về kỹ năng quản lý. Nhà máy A41 đã có sự chú trọng quan tâm đến đội ngũ lao động quản lý, đặc biệt là các đội ngũ Quản đốc các Phân xƣởng và chỉ huy trƣởng các phòng ban. Tuy nhiên do đặc thù là Nhà máy Quốc phòng, hoạt động chủ yếu của Nhà máy là gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ Quân chủng PK-KQ giao. Thời gian vừa qua Cục Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ đã tạo điệu kiện cho Nhà máy tổ chức mở lớp đào tạo học Tiếng anh cho các Kỹ sƣ thuộc nguồn nhân lực của Nhà máy tại Trung tâm ngoại ngữ ALI/Học viện Hàng không Việt Nam. Lao động quản lý cũng đƣợc Nhà máy khuyến khích và tài trợ học phí để theo học các lớp quản lý ở các trƣờng đại học bên ngoài. Riêng lao động quản lý là tổ trƣởng sản xuất ở các phân xƣởng, ngoài kỹ năng kỹ thuật đƣợc Nhà máy chú trọng đào tạo thông qua các chƣơng trình đào tạo hàng năm thợ kỹ năng quản lý chủ yếu tích lũy đƣợc là do kinh nghiệm. Việc chƣa mở các lớp đào tạo kỹ năng quản lý cho các tổ trƣởng sản xuất cũng ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả sản xuất, sửa chữa của các Phân xƣởng và của Nhà máy nói chung.

2.2.3.7. Đ nh gi chung

Công tác đánh giá chƣơng trình đào tạo là rất cần thiết. Không chỉ đánh giá kết quả học tập của học viên mà cần đánh giá toàn bộ chƣơng trình đào tạo để rút kinh nghiệm cho các chƣơng trình sau.

Qua xem xét tình hình sản xuất thực tế của Nhà máy, ta thấy công tác tổ chức lao động và quản lý nhân lực khá tốt. Nhà máy bố trí sử dụng lao động hợp lý, giữ nghiêm kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ, giữ vững chất lƣợng, độ tin cậy của sản phẩm sau sửa chữa. Giúp Nhà máy vƣợt qua khó khăn hoàn thành tốt các nhiệm vụ Quân chủng PK-KQ giao. Nhà máy luôn phát huy những mặt đã làm tốt và tìm cách khắc phục những mặt còn chƣa tốt. Trong những năm qua, Nhà máy luôn vƣợt qua những khó khăn thử thách để ổn định và phát triển sản xuất. Ban lãnh đạo Nhà máy đã năng động, linh hoạt trong việc nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Các Tổ chức Đảng, Đoàn thể đã tham gia quản lý sản xuất, đấu tranh chống những vi phạm kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ, tổ chức các cuộc thi, bình xét lao động giỏi cấp Nhà máy để khuyến khích ngƣời lao động làm việc.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực đƣợc Nhà máy rất quan tâm. Nhà máy tổ chức xét thi nâng bậc, tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật… Tổ chức tuyên truyền giáo dục về kỷ luật lao động và nội quy làm việc cho ngƣời lao động đã có tác dụng tốt đến hiệu quả hoạt động sản xuất, sửa chữa. Khuyến khích ngƣời lao động tự hoàn thiện mình, nâng cao tay nghề thi đua lao

động sản xuất. Quản lý tốt lao động, quan tâm đến đời sống của ngƣời lao động, cải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại nhà máy a41 ckt quân chủng phòng không không quân​ (Trang 52)