Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhàn ước thu hồi đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn, tỉnh thanh hóa​ (Trang 29 - 35)

Việt Nam qua các thời kỳ

1.4.1. Thi k t năm 1945 đến năm 1987

Giai đoạn này bao gồm toàn bộ thời kỳ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945-1975). Trong đó: từ năm 1945-1954, nước ta thực hiện Cách mạng dân tộc dân chủ; từ năm 1954-1975 nước ta thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền

Bắc và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam. Đặc trưng cơ bản của chính sách ruộng đất trong thời kỳ này là: khai hoang, vỡ hoá, tận dụng diện tích đất đai để sản xuất nông nghiệp; tịch thu ruộng đất của thực dân, việt gian, địa chủ, phong kiến chia cho dân nghèo; chia ruộng đất vắng chủ cho nông dân.

Giai đoạn 1945 đến 1987, tuy chưa có Luật đất đai nhưng đã có nhiều văn bản pháp quy để điều chỉnh các quan hệ về ruộng đất với nội dung cơ bản là ngày càng tăng cường công tác quản lý đất đai. Đồng thời cũng đã sơ khai quy định các nội dung quản lý Nhà nước vềđất đai.

1.4.2. Thi k t năm 1987 đến năm 1993

Sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu kinh tế kế hoạch, đến năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, xoá bỏ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế hạch toán kinh doanh. Trước tình hình đó, ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật đất đai đầu tiên - Luật Đất đai 1987.

Tuy vậy, Luật Đất đai 1987 được soạn thảo trong bối cảnh nước ta bắt đầu đổi mới, vừa tuyên bố xóa bỏ chếđộ quan liêu bao cấp nên còn mang nặng tính chất của cơ chếđó khi soạn luật; do đó đã bộc lộ một số tồn tại sau: Việc tính thuế trong giao dịch đất đai rất khó khăn vì Nhà nước chưa thừa nhận quyền sử dụng đất có giá trị; chưa quy định rõ những cơ sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh về quan hệđất đai trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong quá trình tích tụ tập trung sản xuất trong nông nghiệp và phân công lại lao động trong nông thôn; chính sách tài chính đối với đất đai chưa rõ nét, đặc biệt là giá đất; chưa có những điều chỉnh thích đáng đối với những bất hợp lý trong những chính sách cũ, trong việc thay đổi quy hoạch, thay đổi kết cấu hộ nông dân trong nông thôn; mới tập trung chủ yếu vào việc xử lý đối với đất nông - lâm nghiệp; chưa cho phép người sử dụng đất dịch chuyển quyền sử dụng đất.

1.4.3. Thi k t năm 1993 đến năm 2003

Sau giai đoạn bắt đầu đổi mới (từ 1986-1991), chúng ta vẫn còn thiếu nhiều quy định và ngay cả hệ thống pháp luật đã ban hành cũng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được tình hình đổi mới của đất nước. Vì vậy, Hiến pháp 1992 ra đời, trong

đó quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân" (Điều 17), "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả" (Điều 18). Để phù hợp với giai đoạn mới và thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, khắc phục những hạn chế của Luật Đất đai 1987, ngày 14 tháng 7 năm 1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật Đất đai 1993.

Khẳng định quyền sử dụng đất có giá trị, được pháp luật và cuộc sống thừa nhận, do đó giá trị của quyền sử dụng đất là một yếu tố cơ bản trong sự vận động của quan hệđất đai. Khẳng định quyền sử dụng đất đai được tham gia trực tiếp vào cơ chế thị trường, là một yếu tố quan trọng hình thành thị trường bất động sản của đất nước. Đây là một phương diện rất mới của quan hệ đất đai ở nước ta so với trước đây.

Phương thức sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều bất hợp lý; thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều ách tắc, bất cập; nợ đọng, trốn tránh tiền thuê đất, tiền sử dụng đất còn nhiều; xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất chưa nghiêm và không kịp thời.

1.4.4. Thi k t năm 2003 ti năm 2013

Thực hiện Nghị quyết số 12/2001/QH về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XI (2002-2007), Quốc hội đã tiến hành xây dựng Luật đất đai mới thay thế cho Luật Đất đai 1993. Ngày 26 tháng 12 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Đất đai mới - Luật Đất đai 2003.

Luật Đất đai 2003 quy định Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt để chủđộng quỹđất cho đầu tư phát triển. Đồng thời, Luật Đất đai 2003 quy định Nhà nước giao cho Tổ chức phát triển quỹđất (do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập) thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư.

1.4.5. Thi k t năm 2013 đến nay

Nhằm đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, giảm thiểu khiếu kiện trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, Luật Đất đai 2013 [2] tiếp tục kế thừa những những quy định còn phù hợp của Luật đất đai 2003 đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm đưa chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cưđi vào cuộc sống.

Một số nội dung chủ yếu có tính đổi mới trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định trong Luật Đất đai 2013 [2]:

- Quy định nguyên tắc bồi thường vềđất khi Nhà nước thu hồi đất; - Quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện đểđược bồi thường vềđất;

- Thể chế hóa cơ chế, chính sách bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại thông qua các quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm: đất nông nghiệp, đất ở, đất phi công nghiệp không phải đất ở và theo từng loại đối tượng sử dụng đất; - Quy định cụ thể về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, cho một số trường hợp không được bồi thường đất;

- Bổ sung quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án đặc biệt;

- Về chính sách hỗ trợ:

+ Quy định các nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất;

+ Quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường;

+ Quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗở;

- Về chính sách tái định cư:

+ Bổ sung quy định về lập và thực hiện dự án tái định cư;

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗở.

1.5. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Thanh Hoá

Thanh Hoá là tỉnh có tốc độ tăng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp thuộc diện trung bình của cả nước. Việc đưa Thanh Hoá trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển trong tương lai của đất nước là nhiệm vụ hết sức to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trong việc thu hút đầu tư, phát huy nguồn lực từ bên ngoài. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công đó là những nỗ lực của địa phương, đặc biệt là ngành Tài nguyên và Môi trường trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển công nghiệp, khu kinh tế Nghi Sơn cũng như các khu đô thị mới, đồng thời có những chính sách xã hội nhằm giúp đỡ các hộ dân vùng nông thôn có đất thu hồi ổn định sản xuất.

Thực tế cũng như các địa phương khác, công tác giải phóng mặt bằng của Thanh Hoá gặp phải không ít khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất đó là nhân dân có tâm lý trông chờ về giá. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vào Thanh Hoá là lĩnh vực công nghệ cao, việc tuyển chọn nhân công tại địa phương với trình độ thấp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cũng gây rất nhiều khó khăn cho tỉnh trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Ngoài ra một số doanh nghiệp tự ý nâng giá đất cao hơn khung giá của tỉnh cũng như bồi thường không đồng bộ cũng gây những khó khăn không nhỏ trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Thanh Hoá luôn xác định việc bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế phải đảm bảo ổn định và nâng cao hơn đời sống cho những hộ dân có đất bị thu hồi. Với phương châm đó, tỉnh đã xây dựng chính sách hỗ trợ kết hợp công tác vận động tuyên truyền nên đã từng bước khắc phục được những khó khăn, tạo niềm tin trong nhân dân đồng thời nâng cao uy tín và trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh.

Hiện nay Thanh Hoá luôn xác định việc cần thiết phải hỗ trợ nhân dân chuyển đổi việc làm từ sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ hoặc hỗ trợ vốn, kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyên canh hoa màu và những cây có giá trị kinh tế cao để ổn định cuộc sống cho nhân dân. Việc thu hồi đất để phát triển công

nghiệp phải gắn liền với giải quyết việc làm cho người dân. Nhiều doanh nghiệp khi nhận đất phải cam kết đào tạo công nhân và tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc. Đồng thời việc thu hồi đất cũng phải tạo điều kiện giải quyết bồi thường nhanh chóng cho người dân. Hiện nay việc bồi thường giải phóng mặt bằng ở Thanh Hoá, tỉnh chỉ giải quyết những dự án lớn có liên quan đến nhiều huyện, còn lại thì giao cho các huyện, thị và thành phố chủđộng giải quyết dưới sự chỉ đạo của tỉnh. Điều này đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tránh tình trạng chồng chéo và lãng phí thời gian không cần thiết (Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hoá 2012).

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ, công tác vận động, thuyết phục nhân dân cũng đã được tích cực triển khai. Việc tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần quan trọng giúp người dân hiểu và tuân thủ các chính sách của Nhà nước cũng như của tỉnh. Qua đó khen thưởng những hộ dân có tính tự giác cao trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đồng thời các thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp cũng được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện. Tỉnh cũng cương quyết xử lý, thậm chí thu hồi lại đất của những doanh nghiệp tự ý nâng giá đất, đầu tư xây dựng không đúng cam kết cũng như khen thưởng các doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm xã hội cao, tiếp nhận và đào tạo lao động tại địa phương vào làm việc. Kết quả tính đến nay trên địa bàn KKT Nghi Sơn đã thu hút được 106 dự án, với tổng diện tích là 18.611,8, tổng vốn đầu tư là 92.061,55 tỷ đồng. Điển hình các dự án lớn như: Nhà máy đóng tàu Nghi Sơn 54,2 ha, Nhà máy Gạch Trường Lâm quy mô 16,50 ha, Nhà máy Xi măng Công Thanh (GĐ1+GĐ2) quy mô 74,75 ha, Nhà máy sản xuất ván sàn, ván ép công nghiệp và dăm gỗ xuất khẩu quy mô 5 ha, Nhà máy cấp nước sạch cho KKT Nghi Sơn quy mô 7 ha, Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn quy mô 78,3 ha, Khu du lịch sinh thái Đảo Nghi Sơn quy mô 106 ha, Nhà máy chế biến hải sản Long Hải quy mô 3,52 ha, Nhà máy sản xuất ống sợi thuỷ tinh quy mô 10 ha, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 347,7 ha, Nhà máy bia Nghi Sơn quy mô 4 ha, Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh quy mô 70 ha, Khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng Bắc đảo Nghi Sơn quy mô 3,10 ha, Nhà máy liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn quy mô 976ha … (Phòng Tài nguyên và Môi trường

1.6. Những tồn tại trong quá trình bồi thường GPMB và tái định cư

- Nhiều dự án đã mất cơ hội kinh doanh do chậm tiến độ;

- Thời gian thi công kéo dài gây ra sự lãng phí lớn và ảnh hưởng đến chất lượng công trình;

- Khiếu kiện của nhân dân kéo dài không thể giải quyết được; - Việc tái định cư bịảnh hưởng do việc thực hiện dự án gây ra; - Vấn đề tạo công ăn việc làm;

- Công tác tuyên truyền chính sách bồi thường GPMB ở các địa phương còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn, tỉnh thanh hóa​ (Trang 29 - 35)