Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 50)

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước và của tỉnh, huyện Tĩnh Gia đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra. Tuy nhiên cùng với bước phát triển kinh tế xã hội là áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong huyện.

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm vừa qua kinh tế huyện Tĩnh Gia phát triển với nhịp độ khá cao, hiệu quả, đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân. Nền kinh tế của huyện Tĩnh Gia vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng của một số ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội tiếp tục được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm được thế hiện trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm của huyện Tĩnh Gia

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm

2013 2014 2015 2016 2017

Tổng số 20,6 22,2 23,7 24,1 24,4

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 7,4 6,9 6,6 7,5 7,1 Công nghiệp - xây dựng 25,4 25,7 26,2 26,6 27,6 Dịch vụ, du lịch 16,3 17,6 18,2 19,2 20,7

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII với tinh thần chủ động, tập trung cao, đoàn kết, sáng tạo, phát huy tốt mọi nguồn lực và cơ hội phát triển Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ và nhân toàn huyện đã vượt qua những khó khăn, thách thức phấn đấu đạt kết quả rất quan trọng: Kinh tế tăng trưởng bình quân hằng năm là 23%, trong đó ngành nông, lâm, thủy sản tăng 7,1%; ngành công nghiệp xây dựng tăng 26,3%; ngành dịch vụ, du lịch tăng 18,4%. Thu nhập bình quân đẩu người đạt 4.238 USD gấp 2,9 lần so với năm 2012.

- Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; cơ cấu kinh tế vùng, phát huy lợi thế của từng vùng và triển khai theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, theo báo cáo thuyết minh tổng hợp của UBND huyện Tinh Gia,

Tỷ trọng các ngành: Nông, Lâm, Thuỷ sản 8,8%; công nghiệp - xây dựng 81,3%; dịch vụ 9,9%.

- Vùng đồng bằng: Tăng nhanh diện tích lúa lai, tích cực làm vụ đông trên đất 2 lúa, mở rộng diện tích cây lạc vụ xuân và vụ thu đông, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng gia trại, trang trại với quy mô phù hợp, đạt kết quả, hiệu quả khá.

- Vùng núi, bán sơn địa: Kết hợp phát triển kinh tế nông nghiệp với trang trại trồng rừng, chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc.

- Vùng biển: Phát triển mạnh năng lực sản xuất, dịch vụ, nhất là phát triển phương tiện khai thác xa bờ, trung bờ, chế biến hải sản; kết hợp giữa khai thác với chế biến, dịch vụ nghề biển và du lịch.

- Vùng khu Kinh tế Nghi Sơn: Nhiều dự án lớn được đầu tư xây dựng, tạo động lực thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, kinh tế vùng như xi măng Nghi Sơn, xi măng Công Thanh, Cảng biển.... và nhiều dự án trọng điểm đang triển khai: Liên hợp Lọc hoá dầu, Trung tâm Nhiệt điện, Luyện cán thép.... Tổng mức đầu tư và đăng ký đầu tưđạt gần 10 tỷ USD.

b.Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế

* Ngành trồng trọt

Năm 2010 sản xuất vụ chiêm xuân có thuận lợi, tuy nhiên sản xuất vụ hè thu và vụ mùa gặp nhiều khó khăn do hạn hán kéo dài làm cây trồng sinh trưởng kém, khi có mưa thì bị ngập úng (khoảng 2.500 ha). Dịch bệnh sâu cuốn lá nặng khoảng 2.357 ha, UBND huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương phòng chống dịch bệnh. Tổng kinh phí huy động gần 1,5 tỷ đồng bao gồm: kinh phí tỉnh hỗ trợ 690 triệu đồng, kinh phí huyện hỗ trợ 360 triệu đồng, kinh phí của các xã và nhân dân trên 450 triệu đồng. Vì vậy đã hạn chếđược thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

- Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 21.796 ha = 96% kế hoạch. Trong đó: Lúa 10.445,5 ha = 101% kế hoạch, Ngô 1.494 ha = 99% kế hoạch, Lạc 5.500 ha (diện tích Lạc giảm khoảng 700 ha do bị thu hồi đất GPMB thực hiện các dự án trong khu KT Nghi Sơn), Vừng 1.320 ha = 110% kế hoạch. Các loại cây trồng khác cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

- Năng suất một số cây trồng chính như sau: Năng suất lúa chiêm xuân đạt bình quân 50,5 tạ/ha, Lúa mùa năng suất ước đạt 40 tạ/ha. Năng suất Lạc vụ chiêm xuân 4.508 ha, vụ hè thu 18,5 tạ/ha. Ngô năng suất bình quân 33,5 tạ/ha, Vừng 6 tạ/ha.

- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 51.075 tấn. Trong đó lúa 46.070 tấn, ngô 5.005 tấn. Tổng sản lượng lạc vỏ đạt 10.011 tấn, trong đó lạc đông 1.521 tấn, lạc xuân 8.190 tấn, lạc hè thu 300 tấn.

- Từng bước nghiên cứu khảo nghiệm, đưa các loại giống mới vào sản xuất. Đã triển khai mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Bình Minh với quy mô 4,25 ha.

* Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, công tác phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tốt. Năm 2009 tổng đàn gia cầm là 446.000 con, đàn lợn 5842 con, đàn trâu có 4562 con, đàn bò 25869 con, phát triển theo hướng cải tạo giống trâu bò có năng suất cao để nuôi lấy thịt.

* Ngành thủy sản

Khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản tiếp tục được củng cố, số tầu thuyền cơ giới khai thác hải sản toàn huyện là 2.655 chiếc với tổng công xuất là

Tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản đạt 19.993 tấn, trong đó: sản lượng đánh bắt hải sản đạt 19197 tấn, sản lượng khai thác nước ngọt, lợ đạt 46 tấn, sản lượng nuôi trồng 750 tấn. Sản xuất trên 100 triệu con tôm giống các loại.

Công tác khuyến ngưđược chỉ đạo, thời gian qua đã mở được 7 lớp tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nhân dân với 352 lượt người tham gia.

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng từ 121.398 triệu đồng năm 2010 lên 156.402 triệu đồng năm 2014 (tính theo giá cốđịnh 1994)

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được tập trung đầu tư phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao 15,7% năm 2005, 19,5% năm 2007, 20,5% năm 2009, tập trung nhất là thu hút đầu tư phát triển các dự án công nghiệp trong khu kinh tế Nghi Sơn và xây dựng kết cấu hạ tầng. Giá trị sản xuất tăng từ 1.963.840 triệu đồng năm 2006 lên 2.184.658 triệu đồng năm 2014 (tính theo giá cốđịnh năm 1994).

- Khu vực kinh tế dịch vụ

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tăng nhu cầu giao dịch, trao đổi hàng hoá. Các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch của huyện năm qua phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống nhân dân. Tạo ra thị trường hàng hoá phong phú, giá cả tương đối ổn định. Số hộ kinh doanh thương nghiệp dịch vụ ngày một tăng về số lượng và quy mô. Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2009 đạt 176.000 triệu đồng. Số cơ sở kinh doanh tăng từ 2.898 cơ sở năm 2006 lên 3.658 cơ sở năm 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 50)