Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn, tỉnh thanh hóa​ (Trang 43 - 47)

a. Vị trí địa lý

Tĩnh Gia là huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hoá, trung tâm thị trấn huyện cách thành phố Thanh Hoá 45 km về phía Nam theo quốc lộ 1A, cách khu công nghiệp Nam Thanh Bắc Nghệ khoảng 20 km về phía Bắc, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh Thanh Hoá (Khu kinh tế Nghi Sơn, vùng kinh tế Tây Nam của tỉnh)

Ranh giới hành chính của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá - Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ

- Phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Phía Tây giáp huyện Nông cống, huyện Như Thanh- tỉnh Thanh Hoá

Huyện Tĩnh Gia ở vị trí thuận lợi có Quốc lộ IA và đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều dài hơn 40 km. Ngoài ra với 42 km bờ biển, 3 cửa lạch lớn: Lạch Ghép, lạch Bạng, lạch Hà Nẫm, đặc biệt là có cảng biển nước sâu Nghi Sơn.

Vị trí địa lý đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội với các huyện trong tỉnh, các tỉnh bạn và quốc tế; khai thác các tiềm năng nội lực một cách có hiệu quả, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế của tỉnh nhà.

b. Tài nguyên đất

* Phân theo mục đích sử dụng: Tĩnh Gia có diện tích tự nhiên 45.561,40 ha, hiện đang được sử dụng vào các mục đích như sau:

- Đất nông nghiệp: Error! Not a valid link.ha.

- Đất phi nông nghiệp: 13.Error! Not a valid link. ha. - Đất chưa sử dụng: Error! Not a valid link.ha.

Bảng 3.1. Diện tích đất đai của huyện Tĩnh Gia theo đơn vị hành chính đến ngày 31/12/2017 STT Xã, thị trấn Dinhiên (ha) ện tích tự Trong đó Đất nông nghiệp (ha) Đất phi nông nghiệp (ha) Đất chưa sử dụng (ha) 1 Thị trấn Tĩnh Gia 124,97 35,41 89,36 0,20 2 Xã Hải Châu 908,76 373,03 506,22 29,50 3 Xã Thanh Thủy 953,28 615,00 327,72 10,56 4 Xã Thanh Sơn 938,24 755,83 177,85 4,57 5 Xã Triêu Dương 399,86 257,57 137,33 4,96 6 Xã Hải Ninh 614,19 241,43 284,18 88,58 7 Xã Anh Sơn 1082,00 787,08 256,67 38,25 8 Xã Ngọc Lĩnh 866,71 609,18 243,66 13,87 9 Xã Hải An 625,82 419,03 204,00 2,79 10 Xã Hùng Sơn 1216,53 943,43 254,97 18,13 11 Xã Các Sơn 2393,00 1939,72 403,26 50,02 12 Xã Tân Dân 963,63 722,28 222,07 19,28 13 Xã Hải Lĩnh 842,66 562,30 254,98 25,38 14 Xã Định Hải 2642,61 2317,21 314,25 11,15 15 Xã Phú Sơn 3447,78 2734,61 590,54 122,63 16 Xã Ninh Hải 631,64 394,94 213,87 22,83 17 Xã Nguyên Bình 3318,89 2782,39 497,48 39,02 18 Xã Hải Nhân 1551,53 1222,94 298,71 29,88 19 Xã Hải Hòa 637,60 349,58 217,86 70,15 20 Xã Bình Minh 646,82 374,18 209,48 63,16 21 Xã Hải Thanh 270,54 79,40 159,57 31,57 22 Xã Phú Lâm 1917,63 1586,43 329,99 1,22 23 Xã Xuân Lâm 960,15 559,66 398,14 2,35 24 Xã Trúc Lâm 1552,17 1208,94 332,41 10,81 25 Xã Hải Bình 954,26 58,48 874,51 21,27 26 Xã Tân Trường 3729,41 2573,03 932,45 223,93 27 Xã Tùng Lâm 1188,80 869,49 307,87 11,43 28 Xã Tĩnh Hải 672,59 253,84 411,01 7,74 29 Xã Mai Lâm 1779,67 887,39 892,15 0,14 30 Xã Trường Lâm 3086,70 2201,86 892,15 40,76 31 Xã Hải Yến 672,25 59,54 609,13 3,58 32 Xã Hải Thượng 2421,09 1482,35 913,53 25,21 33 Xã Nghi Sơn 327,18 216,81 88,06 22,31 34 Xã Hải Hà 1222,44 655,84 525,46 41,14 Tổng số 45.561,40 31.130,20 13.322,82 1.108,38

c. Khí hậu

Theo tài liệu của Trạm Dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn Thanh Hóa, Tĩnh Gia nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển tỉnh Thanh Hóa (tiểu vùng Ib). Có các đặc trưng về khí hậu như sau:

* Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trong năm từ 8500 - 86000C, biên độ năm 12 - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,5 - 60C. Nhiệt độ trung bình tháng I: 16,5- 170C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 50C. Nhiệt độ trung bình tháng VII từ 29 - 29,50C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 410C.

* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1600 mm - 1800 mm (thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng), lượng mưa tập trung vào các tháng VI, VII, VIII, IX, X chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Tháng IX có lượng mưa lớn nhất, lượng mưa ít nhất vào các tháng XII và I năm sau.

* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1730 giờ, tổng lượng bức xạ trung bình ngày đạt mức 280 - 320 cal/cm2/ngày.

* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình 80%, cao nhất lên tới 86% và cũng có khi xuống 76%.

* Gió, bão: Do nằm ở vị trí gần biển Đông nên là cửa ngõ đón gió bão, gió mùa Đông Bắc và các luồng gió từ biển Đông tràn vào. Tốc độ gió ởđây khá mạnh, trung bình năm đạt từ 1,8 - 2,2 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão lên tới trên 40m/s và trong gió màu Đông Bắc là 25 m/s. Các luồng gió từ phía Tây tràn đến, nhưng ảnh hưởng ở mức độ yếu hơn.

* Thiên tai: Chủ yếu là gió bão và gió mùa Đông Bắc, đôi khi cũng có hạn hán xảy ra gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

d. Tài nguyên rừng

Nhìn chung, rừng Tĩnh Gia thuộc loại rừng nghèo trữ lượng, động thực vật quý hiếm hầu như không còn. Tuy nhiên với trữ lượng rừng hiện tại cùng với rừng non đang phát triển, nếu được đầu tư trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ, khai thác hợp lý - lâm nghiệp sẽ là ngành kinh tế quan trọng của huyện trong trong tương lai.

e. Tài nguyên khoáng sản

quan trọng nào, ngoài đá vôi, đất sét, cát, sỏi, titan... với trữ lượng và chất lượng hạn chế. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo cả về chủng loại và trữ lượng.

f. Tài nguyên biển

Tĩnh Gia có 42 km đường bờ biển, 3 cửa lạch: Lạch Ghép, Lạch Bạng và lạch Hà Nẫm với tổng diện tích vùng triều hàng nghìn ha, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản. Nồng độ muối trong nước biển ở Tĩnh Gia khá cao, kết hợp với điều kiện thời tiết nắng to, gió lớn là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nghề làm muối. Ngoài ra, huyện còn có nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Hải Hoà, Ninh Hải.... là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ mát.

g. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn các xã, thị trấn ngày nay vẫn còn lưu lại nhiều di tích mang đậm dấu ấn lịch sử văn hoá như: Khu di tích lịch sử Lạch Bạng - Quang Trung (xã Hải Thanh), Đền làng.... với nhiều kiến trúc đặc trưng, độc đáo.

Truyền thống của huyện rất vẻ vang và gắn liền với truyền thống yêu nước, thượng võ của địa phương. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều tướng lĩnh và danh nhân văn hóa tô thắm thêm truyền thống đấu tranh anh dũng của địa phương và dân tộc như: Đào Duy Từ, Lương Chí....

h. Thực trạng môi trường

Tĩnh Gia đang trong quá trình đổi mới và phát triển, môi trường sinh thái cơ bản chưa bị hủy hoại. Tuy nhiên trong những năm gần đây do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thủy sản biển chưa được quản lý chặt chẽ, toàn huyện mới có một khu rác thải được đóng trên địa bàn xã Trường Lâm thuộc khu kinh tế Nghi Sơn, tuy nhiên do tốc độ phát triển và lượng rác thải nhiều nên vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu đề ra. Đặc biệt việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình, quy phạm đã gây nên ô nhiễm môi trường cục bộ trong từng khu vực.

Vì vậy, để khắc phục và ngăn chặn những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có những việc làm cụ thể như quy hoạch các khu tập trung và xử lý rác thải, quan tâm và đầu tư hơn nữa vào việc bảo vệ môi trường,

xây dựng các lò xử lý chất thải tại từng địa bàn xã, thị trấn. Khuyến cáo, tuyên truyền cho người dân biết được tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng.

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn, tỉnh thanh hóa​ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)