Nhóm giải pháp về hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn, tỉnh thanh hóa​ (Trang 83)

a. Cải cách hành chính

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước vềđất đai, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và không chồng chéo. Phân cấp việc quy định trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và gắn với trách nhiệm giải quyết của từng cấp chính quyền địa phương cho phù hợp với chủ trương, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện cụ thể theo từng giai đoạn. Rà soát, sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hướng vừa bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Trung ương, vừa phát huy quyền chủ động của địa phương. Kiểm soát chặt chẽ việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp. Điều chỉnh thẩm quyền của cấp tỉnh, cấp huyện cho phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.

Tăng cường giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trong quản lý đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

3.5.2. Nâng cao năng lc qun lý đất đai

Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng đất, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai cho cộng đồng, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin vềđất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong ngành quản lý đất đai; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước vềđất đai.

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình dịch vụ công, tập trung một cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và có các chi nhánh đặt tại các quận, huyện, khu vực đông dân cưđể tạo thuận lợi cho người dân; trước mắt thực hiện đối với khu vực đô thị.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường năng lực của Tổ chức phát triển quỹđất, từng bước chuyển Tổ chức phát triển quỹđất sang mô hình doanh nghiệp phát triển quỹ đất; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ về đất đai.

3.5.2. Nhóm gii pháp v tài chính

3.5.2.1. Chính sách tài chính vềđất đai

Nhà nước chủ động điều tiết thị trường bất động sản thông qua việc đổi mới chính sách tài chính về đất đai, nhất là chính sách thuế. Xây dựng cơ chế tăng cường, đa dạng hoá các nguồn vốn cho quỹ phát triển đất, trong đó có việc trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhằm tạo quỹđất, tạo quỹ nhà tái định cư, quỹ nhà ở xã hội.

Rà soát các chính sách ưu đãi về thuế, bảo đảm công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện, chống thất thu thuế. Có chính sách, mức thu hợp lý để nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Nhà nước thực hiện chính sách thuế luỹ tiến đối với các dự án đầu tư chậm hoặc bỏ hoang không đưa đất vào sử dụng đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

Nghiên cứu ban hành thuế bất động sản (đối tượng chịu thuế phải bao gồm cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất). Người sử dụng nhiều diện tích đất,

nhiều nhà ở, đất bỏ hoang, đất đã giao, đã cho thuê, nhưng chậm đưa vào sử dụng thì phải chịu mức thuế cao hơn.

Thực hiện nghiêm Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó có thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, không thực hiện việc thu thuế theo mức khoán.

3.5.2.2. giá đất

Giá đất do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Chính phủ quy định phương pháp định giá đất và khung giá đất làm căn cứ để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá đất. Bổ sung quy định vềđiều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất bảo đảm linh hoạt, phù hợp với từng loại đất, các đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất. Có cơ chế để xử lý chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương.

Kiện toàn cơ quan định giá đất của Nhà nước, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác định giá đất và thẩm định giá đất. Cơ quan tham mưu xây dựng giá đất và cơ quan thẩm định giá đất là hai cơ quan độc lập; làm rõ trách nhiệm cơ quan giải quyết khiếu nại về giá đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng.

Làm tốt công tác theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất. Có cơ chế giám sát các cơ quan chức năng và tổ chức định giá đất độc lập trong việc định giá đất. Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn định giá đất độc lập.

Điều chỉnh quy định về giá đất nông nghiệp tại các địa phương cho phù hợp với khả năng sinh lợi của đất. Giá đất do Nhà nước quy định phải bảo đảm nguyên tắc: sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau;

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Kết quảđánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án dự án: Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn - tỉnh Thanh Hoá cho thấy, Hội đồng bồi thường GPMB, Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường GPMB cũng như Chủ đầu tư về cơ bản áp dụng đầy đủ, các chế độ chính sách và thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định. Dự án nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn- Thanh Hóa có tổng số hộ bị ảnh hưởng là 887 hộ; Trong đó: số hộ có đất ở bị ảnh hưởng 226 hộ, số hộ có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng là 626 hộ, số hộ có đất khác ảnh hưởng là 35 hộ, hộ gia đình và cá nhân phải chuyển vào khu tái định cư 220 hộ (trong đó: 114 hộ bố trí tái định cư tập trung, 06 hộ không nhận đất tái định cư tập trung mà có nguyện vọng sang tỉnh khác tự lo chỗở) kết quả tái định cư của nhà máy dự án Nhiệt điện Nghi Sơn- Thanh Hóa được bố trí tại khu vực tái định cư Thôn Tiền Phong, xã Hải Bình và tái định cư xã Trúc Lâm.

Một số vấn đề còn tồn tại như giá bồi thường đất và tài sản chưa phù hợp với giá thị trường.Việc hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm chưa được quan tâm, thực hiện. Sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương chưa chặt chẽ, bộ máy chuyên trách chưa đầy đủ năng lực.Việc thực hiện bồi thường còn chậm, kéo dài ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương và làm chậm tiến độ dự án.

2. Đề ra một số giải pháp

+ Về chính sách: Điều chỉnh chính sách và xây dựng giá đất đảm bảo tương đương với giá đất thực tế và tương quan với các địa phương lân cận; Có chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất; giải pháp xây dựng hoàn thiện Khu đất tái định cư trước khi thực hiện GPMB; Đối với các dự án thu hồi đất nông nghiệp, cần đưa ra quy định hoặc chính sách đối với người dân khi bị thu hồi đất có thể góp vốn (cổ phần) tương đương với đất mà họ bị thu hồi.

+ Về tổ chức thực hiện: Kiện toàn lại bộ máy làm việc chuyên trách của các tổ chức tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo đội

ngũ chất lượng về công tác giải phóng mặt bằng; Tăng cường các cuộc đối thoại, chất vấn giữa lãnh đạo, cơ quan chuyên môn với các hộ bị thu hồi đất.

2. Kiến nghị

Từ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong khuôn khổ của luận văn, đề nghị các cơ quan liên quan quan tâm để xây dựng chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng để hạn chế thấp nhất những tồn tại, bất cập thực tế đang xẩy ra trong quá trình giải phóng mặt bằng các dự án.

Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan xem xét những đề xuất giải pháp trên để áp dụng đối với các dự án thu hồi đất trên địa bàn tỉnh nói chung và khu kinh tế Nghi Sơn nói riêng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013, Hà Nội.

2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2013), Luật Đất

đai 2013, Luật số: 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, Hà Nội.

3. Đinh Văn Minh (2017), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo hiện nay, Tạp chí điện tử của Viện thanh tra số tháng 3/2017

4. Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hoá (2009), Báo cáo số 47/BC-TNMT ngày 24/12/2009: báo cáo kết quả thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2009.

5. Dương Thị Thu Thủy (2016), Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

6. UBND tỉnh Thanh Hóa (2013), Quyết định số: 599/2013/QĐ-UBND. ngày 12 tháng 2 năm 2013 về việc quy định về thực hiện trình tự thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử

dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

7. Nguyễn Anh Vũ (2016), Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án

đầu tư xây dựng công trình: Tuyến đường giao thông nối các khu chức năng khu kinh tế Vân Đồn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

8. Nguyễn Đình Bồng (2005), Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, ĐTCNN 6-2005

9. Đặng Thái Sơn (2007), Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, Viện Khoa học Đo đạc bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trường

II. Internet

11. Tâm An 2014, Kinh nghiệm của Singapore trong thu hồi, đền bù và giải quyết tái định cư, http://www.baomoi.com, ngày 29/8/2014.

12. Nguyễn Thị Dung 2009, Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam, http://www.tapchicongsan.org.vn, ngày 10/6/2009.

13. Quản lý đất đai 2015,Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, http://www.nghean.vn, ngày 08/12/2015.

14. Việt Phương 2016, Cần giải pháp mạnh cho giải phóng mặt bằng, http://www.baonghean.vn, ngày 20/11/2016.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Giá đất tính bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo các quyết định:

Quyết định số 583/2005/QĐ-UBND ngày 4/3/2005 của UBND tỉnh Thanh Hoá V/v ban hành bộ đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Quyết định số 1511/2007/QĐ-UBND ngày 24/5/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá V/v ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Quyết định số 1048/2008/QĐ-UBND ngày 22/4/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá V/v ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Quyết định số 4302/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2009.

Quyết định số 4539/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2010.

Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 12/3/2009 của UBND huyện Tĩnh Gia V/v phân vùng, phân loại đường và vị trí để áp giá các loại đất tên địa bàn huyện Tĩnh Gia.

Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 01/01/2010 của UBND huyện Tĩnh Gia V/v phân loại đường, vị trí để áp giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia năm 2010.

- Giá bồi thường được thực hiện trên nguyên tắc quy định tại Điều 6, 9, 10, 11, 12, 13 Nghịđịnh 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.

- Đối với các hộ có một phần diện tích đất bị thu hồi, diện tích còn lại vẫn có thể canh tác, đểở, phù hợp với quy hoạch thì được tiếp tục sử dụng.

- Đối với các hộ còn một phần diện tích nhưng không thể tiếp tục để ở hoặc sản xuất nông nghiệp, thì được thu hồi toàn bộ diện tích.

Bảng 3.22. Tổng hợp đơn giá bồi thường vềđất của dự án STT Tên dự án Loại đất Vị trí, hạng đất Đơn giá bồi thường (đ/m2) 1 2 3 4 5 1 Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn Đất trồng cây hàng năm Vị trí 1 Vị trí 2 55.000 50.000 Đất trồng cây lâu năm Vị trí 1 27.000 Đất nuôi trồng thuỷ sản Vị trí 1 61.000 Đất làm muối Vị trí 1 61.000 Đất ở Đường ra cảng Nghi Sơn Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 1.100.000 770.000 330.000 280.000 Đất ở Các đường liên thôn trong xã Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 600.000 420.000 180.000 140.000 Đất ở Các tuyến đường còn lại Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 200.000 140.000 100.000 40.000 (Nguồn số liệu qua tổng hợp)

PHỤ LỤC 2.Bồi thường thiệt hại về tài sản

Giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và vật nuôi áp dụng và thực hiện theo các Quyết định:

Quyết định số 1048/2008/QĐ-UBND ngày 22/4/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá V/v ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Giá bồi thường nhà cửa, công trình trên đất được xác định trên cơ sở phân cấp nhà và tính toán theo giá trị xây dựng nhà mới, công trình cùng cấp, cùng hạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất dự án nhà máy nhiệt điện nghi sơn, tỉnh thanh hóa​ (Trang 83)