CHƢƠNG 3 : NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.2 Giải pháp
3.2.1.1 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng
Điều đầu tiên phải kể đến là chất lƣợng cán bộ tín dụng. Nguồn nhân lực luôn có vị trí quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho mô hình hoạt động có hiệu quả, nó là nguồn lực cơ bản để tạo nên và làm ra năng lực tài chính, nó quyết định sự thành bại phát triển đi lên hay tụt hậu của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ trong chi nhánh, nhằm có thể kịp thời nắm bắt những thông tin, chính sách mới từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để từ đó có thể áp dụng những phƣơng pháp mới, bổ sung những lỗ hỏng kiến thức còn thiếu.
Ngày nay, với nền kinh tế hội nhập thì những kỹ năng mềm là những kỹ năng thật sự cần thiết đối với một cán bộ tín dụng, từ những kỹ năng bình thƣờng nhƣ tin học, anh ngữ đến những kỹ năng thƣơng lƣợng, đàm phán. Các cán bộ cần tự trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết, nhằm có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất cũng nhƣ tạo hiệu quả trong công tác tín dụng. Xây dựng một mối quan hệ thân thiện giữa ngân hàng và khách hàng.
Về chuyên môn, cần đƣợc tập huấn về công tác đánh giá tài chính, công tác thẩm định dự án, xây dựng dòng tiền của doanh nghiệp, để từ đó có thể thẩm định một cách khách quan và hiệu quả nhất, không làm ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng. Nếu có điều kiện có thể đƣa cán bộ ƣu tú sang nƣớc ngoài để có thể học tập và ứng dụng những kiến thức ở Việt Nam.