Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2013
ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 12.091 13.940 16.067 1.849 15,30% 2.127 15,26% Thu từ hoạt động tín dụng 49.236 53.841 60.995 4.605 9,35% 7.154 13,29% Chi phí hoạt động tín dụng 38.398 41.382 46.109 2.984 7,77% 4.727 11,42% Lãi thuần từ hoạt động TD 10.838 12.459 14.886 1.621 14,96% 2.427 19,48% Thu từ hoạt động dịch vụ 744 857 609 113 15,19% (248) (28,94%) Chi phí hoạt động dịch vụ 366 374 327 8 2,32% (47) (12,57%) Lãi thuần từ hoạt động DV 378 483 282 105 27,61% (201) (41,61%) Lãi/Lỗ từ HĐ KD ngoại hối 509 412 358 (97) (19,04%) (54) (13,20%) Thu từ hoạt động khác 570 1,054 860 484 84,91% (194) (18,41%) Chi phí hoạt động khác 205 468 319 263 128,29% (149) (31,84%) Lãi thuần từ hoạt động 365 586 541 221 60,55% (45) (7,68%)
khác 2. TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 6.722 8.351 10.206 1.629 24,24% 1.855 22,21% Chi phí lương 2.546 2.875 4.030 329 12,94% 1.155 40,17% Chi phí khấu hao và khấu trừ 345 482 650 137 39,72% 168 34,85% Chi phí hoạt động khác 2.772 3.149 3.370 377 13,59% 221 7,02% Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1.059 1.845 2.156 786 74.22% 311 16.86% 3. LN TRƯỚC THUẾ 5.369 5.589 5.861 220 4,10% 272 4,87% 4. THUẾ TNDN 1.268 1.824 1.542 556 43,84% (282) (15,45%) 5. LỢI NHUẬN CPP 4.101 3.765 4.319 (336) (8,19%) 554 14,71%
(Nguồn HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh)
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận chưa phân phối của HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh)
Nhận xét :
- Lợi nhuận chưa phân phối năm 2011 là 4101 triệu đồng; năm 2012 giảm còn 3765 triệu đồng, giảm 8,19% so với năm 2011; và năm 2013 tăng lên 4319 triệu đồng, tăng 14,71% so với năm 2012, và tăng 5,32% so với năm 2011.
- Năm 2011, lợi nhuận chưa phân phối của HDBank - Chi nhánh TPHCM là 4.101 triệu đồng, trong đó hoạt động tín dụng đem về thu nhập hoạt động cao nhất, chiếm 89,64% trong tổng thu nhập hoạt động của chi nhánh.Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên.
- Nền kinh tế thế giới năm 2011 tiếp tục tiến trình phục hồi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.Có thể kể ra một số nguyên nhân chính như: lạm phát tăng cao, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, khủng hoảng chính trị ở một số nơi vùng Trung Đông và Bắc Phi, thảm họa động đất sóng thần ở Nhật Bản. Mặt khác, thương mại toàn cầu tăng cao, một phần là do giá hàng hóa tăng cao. Tình hình kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi chịu tác động của thế giới, đặc biệt là lạm phát và nhập siêu ở mức cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường Bất động sản đóng băng, dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sụt giảm, chi phí vay nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng lên lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Kết thúc năm 2011 nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực. Về ngành Ngân hàng, do khả năng quản trị rủi ro kém và bị mất cân đối giữa các kỳ hạn, tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam
3,400 3,500 3,600 3,700 3,800 3,900 4,000 4,100 4,200 4,300 4,400
- Trong bối cảnh đó, HDBank chi nhánh Hồ Chí Minh vượt qua bao khó khăn để đạt được một kết quả đáng ghi nhận, 4101 triệu đồng lợi nhuận chưa phân phối năm 2011.
- Đến năm 2012, nhịp điệu tăng trưởng toàn cầu giảm, tăng trưởng ở các nước phát triển tiếp tục yếu kém và ì ạch. Nền kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, từ khó khăn kinh tế vĩ mô đến khó khăn của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Những khó khăn ấy đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư, tình trạng giảm tổng cầu, hàng tồn kho tăng, số lượng doanh nghiệp giải thể phá sản (đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản) tăng cao.
Do đó, tình hình kinh doanh của HDBank - Chi nhánh TPHCM cũng gặp nhiều khó khăn. Lợi nhuận chưa phân phối chỉ đạt 3.765 triệu đồng, giảm 336 triệu đồng và giảm 8,19% so với năm 2011. Trong đó, mức tăng của khoản “Thu từ hoạt động khác” tăng mạnh nhất, mức tăng tới 84,91% so với năm 2011.Lí do là hoạt động tín dụng bị siết chặt - NHNN sẽ chỉ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với HDBank không quá 10%, và sự thay đổi trong bộ máy nhân sự từ cấp cao nhất cho đến những cán bộ, nhân viên. Vì vậy, nguồn thu chính từ hoạt động tín dụng tăng trưởng ít cùng với tình hình kinh tế khó khăn, cho nênlợi nhuận chưa phân phối giảm nhưng mức giảm chỉ 8,19% đây là điều đáng khích lệ.
- Năm 2013 kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể, lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng nhanh. Tình trạng đô-la hóa, vàng hóa giảm đáng kể. Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. Nền kinh tế có bước phục hồi, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu, thị trường trong nước tiếp tục phát triển, hàng tồn kho giảm mạnh, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Vốn FDI đăng ký mới và thực hiện năm sau cao hơn năm trước, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Cùng với các nguồn vốn khác đang được huy động, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 ước tính đạt 29,1% GDP. Sản xuất công nghiệp, xây dựng từng bước được phục hồi; khu vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định; các ngành dịch vụ tăng trưởng khá. Do đó, tình hình kinh doanh của HDBank - Chi nhánh TPHCM cũng đạt được những kết quả khả quan, thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng 13,29% so với năm 2012, Lợi nhuận sau thuế đạt 4.319 triệu đồng, tăng 554 triệu đồng, mức tăng tăng 14,71% so với năm 2012.
2.2Thực trạng cho vay cá nhân tại HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh :
2.2.1 Giới thiệu về các sản phẩm cho vay cá nhân :
Cho vay vốn kinh doanh trung dài hạn
Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp
Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
Cho vay tiêu dùng tín chấp
Cho vay tiêu dùng có tài sản ứng trước là thẻ tiết kiệm
Cho vay thuê/mua bất động sản
Cho vay mua ô tô
2.2.2 Chính sách và quy chế cho vay cá nhân : 2.2.2.1 Lợi ích : 2.2.2.1 Lợi ích :
- Cán bộ HDBank sẽ tư vấn miễn phí cho bạn về các thủ tục cho vay.
- Khách hàng sẽ được giải quyết thủ tục vay vốn một cách thuận lợi và nhanh chóng với sự giúp đỡ của một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.
- Ngân hàng sẽ hỗ trợ tối đa tới 70% tổng nhu cầu vốn của quý khách. - Số tiền cho vay, thời hạn và lãi suất cho vay linh hoạt, hợp lý, phù hợp với
nhu cầu của khách hàng hiện nay.
2.2.2.2 Nguyên tắc vay vốn :
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng hay trong khế ước nhận nợ.
- Bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Hội Đồng Quản Trị.
2.2.2.3 Điều kiện vay vốn :
- Khách hàng công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi nhân sự và trách nhiệm dân sự theo quy định.
- Khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 và nơi ở hiện tại trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi HDBank đóng trụ sở.
- Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống, có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có tình hình tài chính lành mạnh, thu nhập trên 5 triệu đồng, sản xuất kinh doanh có lãi, có nguồn thu nhập để đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn, có phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và tài sản đảm bảo ít rủi ro.
2.2.2.4 Số tiền cho vay – thời hạn cho vay :
- Số tiền cho vay phải đảm bảo: tối thiểu 20 triệu đồng, tối đa 500 triệu đồng và không vượt quá 70% nhu cầu vốn của khách hàng.
- ĐVKD căn cứ nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định số tiền cho vay và thời hạn cho vay, không mặc nhiên áp dụng giá trị tối đa
- Nếu số tiền cho vay lớn hơn 500 triệu đồng, ĐVKD trình Ban Tín dụng Hội sở xem xét phê duyệt.
- HDBank và khách hàng thoả thuận thòi hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất-kinh doanh phù hợp khả năng của khách hàng; thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay :
Cho vay ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 đến 60 tháng.
Cho vay dài hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
2.2.2.5 Lãi suất – Phí :
- Lãi suất và phí được HDBank và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định hiện hành của HDBank và được ghi nhận cụ thể trong Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ.
2.2.2.6 Phương thức cho vay :
- Cho vay từng lần: Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định.
- Cho vay theo hạn mức: nghĩa là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với loại vay thông thường, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng. Vì thế, vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng. - Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trước số tiền lãi vay
phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả theo các kỳ hạn trong thời gian vay.
2.2.3 Quy trình cho vay cá nhân :
Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và hoàn thiện hồ sơ:
Thẩm định khách hàng :
Tập hợp hồ sơ trình Trưởng phòng tín dụng và BGĐ phê duyệt : Công chứng hợp đồng thế chấp/bảo lãnh :
Thực hiện giải ngân : Kiểm tra và xử lí nợ vay :
Hoàn tất hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ :
2.3 Phân tích thực trạng cho vay cá nhân tại HDBank – chi nhánh Hồ Chí
Minh :
- Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức kinh tế có nhu cầu về vốn. Đây chính là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Nhưng trước tiên là ngân hàng phải huy động được một nguồn vốn đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.
- Nghiệp vụ huy động vốn tại HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh đã hoạt động rất tốt, được thực hiện thông qua các nghiệp vụ mở tài khoản, thực hiện thanh toán cho khách hàng, huy động các loại tiền gửi và phát hành các giấy tờ có giá…
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2013 ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tiền gửi dân
cư 445.78 664.29 564.20 218.51 49% (100.09) (15%) - Không kỳ hạn 111.45 66.43 50.78 (45.02) (40,4%) (15.65) (23.55%) - Có kỳ hạn 334.33 597.86 513.42 263.53 78,8% (84.44) (14.12%) 2. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 289.8 140.93 214.50 (148.87) (5,13%) 73.57 52.2% - Không kỳ hạn 190.7 91.6 183.5 (99.1) (51,9%) 91.9 100.3% - Có kỳ hạn 99.1 49.33 31 (49.77) (50,2%) (18.33) (37.15%) 3. Giấy tờ có giá 116.774 92.473 153.871 (24.301) (20.8%) 61.398 66.4 Tổng vốn huy động 852.354 897.693 932.571 45.339 5.3% 34.878 3.88
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh qua 3 năm 2011 – 2013
(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh)
Tình hình đánh giá:
- Tổng vốn huy động năm 2011 đạt 852.354 triệu đồng, năm 2012 nguồn vốn này tiếp tục tăng và đạt 932.571 triệu đồng vào năm 2013. Như vậy, sau 2 năm trải qua rất nhiều biến cố nguốn vốn huy động không giảm xuống mà còn tăng nhẹ khoảng 9.41% tương đương 80.217 triệu đồng. Tuy phần trăm tăng không nhiều nhưng đây cũng là một kết quả khả quan.
- Trong đó, tiền gửi Dân Cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động cụ thể: năm 2011 TG Dân cư chiếm 52.3% Tổng VHĐ, năm 2012 chiếm gần 74% Tổng VHĐ và năm 2013 chiếm gần 60.5% Tổng VHĐ.
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng ít hơn và có xu hướng giảm trong khoảng 2011-2013 so với tiền gửi dân cư, vì mục đích gửi tiền của các công ty, doanh nghiệp là thanh toán, chi trả trong kinh doanh và trong nội bộ nên tiền gửi tập trung chủ yếu vào mục không kỳ hạn, cụ thể: năm 2011 đạt 289.8 triệu đồng, trong đó không kỳ hạn chiếm 65.8%, năm 2012 đạt 140.93 triệu đồng, trong đó không kỳ hạn chiếm 64.9%, năm 2012 đạt 214.5 triệu đồng, trong đó không kỳ hạn chiếm 85.5%.
- Bên cạnh hình thức huy động trên, Chi Nhánh còn huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá, tuy nhiên, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn huy động, cụ thể: năm 2011 đạt 116.774 triệu đồng, chiếm 13.7% tổng vốn huy động, năm 2012
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiền gửi dân cư Tiền gửi TCKT Giấy tờ có giá Tổng vốn HĐ
đạt 92.473 triệu đồng, chiếm 10.3% tổng vốn huy động, năm 2013 đạt 153.871 triệu đồng, chiếm 16.5% tổng vốn huy động.
Nguyên nhân:
- Hầu hết các Ngân hàng chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không đáp ứng hết nhu cầu về vốn khách hàng. Vì vậy ngoài vốn huy động tại chỗ thì Ngân Hàng còn phải phụ thuộc vào vốn điều chuyển. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất vốn huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó Ngân Hàng luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này. Tuy nhiên, qua bảng số liệu cũng như biểu đồ ta thấy Chi Nhánh không những không sử dụng vốn điều chuyển mà còn có một lượng vốn huy động ngày càng tăng trong khoảng thời gian 2011-2013 mặc dù kinh tế thế giới bị khủng hoảng nặng nề và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam.
- Mặt khác, Chi Nhánh đã đề ra và áp dụng linh hoạt nhiều hình thức huy động tiền gửi như: tiết kiệm bốc thăm trúng thưởng, tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất thả nổi... với mức lãi suất hấp dẫn và nhiều phần thưởng giá trị nên thu hút lượng khách hàng đông đảo.
- Chi Nhánh luôn xác định nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng hàng đầu của mình, gắn nghiệp vụ huy động vốn với nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ Chi Nhánh như: Tài trợ XNK, bảo lãnh, thanh toán, thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế... Chi Nhánh đã có những giải pháp linh hoạt, phù hợp cùng với sự nỗ lực hết mình của các cán bộ chi nhánh đã đưa Chi Nhánh từng bước