Chính sách và quy chế cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng tmcp phát triển tp hcm hdbank chi nhánh hồ chí minh​ (Trang 40)

- Cán bộ HDBank sẽ tư vấn miễn phí cho bạn về các thủ tục cho vay.

- Khách hàng sẽ được giải quyết thủ tục vay vốn một cách thuận lợi và nhanh chóng với sự giúp đỡ của một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

- Ngân hàng sẽ hỗ trợ tối đa tới 70% tổng nhu cầu vốn của quý khách. - Số tiền cho vay, thời hạn và lãi suất cho vay linh hoạt, hợp lý, phù hợp với

nhu cầu của khách hàng hiện nay.

2.2.2.2 Nguyên tắc vay vốn :

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp

đồng tín dụng hay trong khế ước nhận nợ.

- Bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Hội Đồng Quản Trị.

2.2.2.3 Điều kiện vay vốn :

- Khách hàng công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi nhân sự và trách nhiệm dân sự theo quy định.

- Khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 và nơi ở hiện tại trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi HDBank đóng trụ sở.

- Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống, có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

- Có tình hình tài chính lành mạnh, thu nhập trên 5 triệu đồng, sản xuất kinh doanh có lãi, có nguồn thu nhập để đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn, có phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và tài sản đảm bảo ít rủi ro.

2.2.2.4 Số tiền cho vay – thời hạn cho vay :

- Số tiền cho vay phải đảm bảo: tối thiểu 20 triệu đồng, tối đa 500 triệu đồng và không vượt quá 70% nhu cầu vốn của khách hàng.

- ĐVKD căn cứ nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định số tiền cho vay và thời hạn cho vay, không mặc nhiên áp dụng giá trị tối đa

- Nếu số tiền cho vay lớn hơn 500 triệu đồng, ĐVKD trình Ban Tín dụng Hội sở xem xét phê duyệt.

- HDBank và khách hàng thoả thuận thòi hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất-kinh doanh phù hợp khả năng của khách hàng; thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay :

 Cho vay ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

 Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 đến 60 tháng.

 Cho vay dài hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.

2.2.2.5 Lãi suất – Phí :

- Lãi suất và phí được HDBank và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định hiện hành của HDBank và được ghi nhận cụ thể trong Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ.

2.2.2.6 Phương thức cho vay :

- Cho vay từng lần: Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định.

- Cho vay theo hạn mức: nghĩa là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với loại vay thông thường, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng. Vì thế, vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng. - Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trước số tiền lãi vay

phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả theo các kỳ hạn trong thời gian vay.

2.2.3 Quy trình cho vay cá nhân :

 Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn:  Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và hoàn thiện hồ sơ:

 Thẩm định khách hàng :

 Tập hợp hồ sơ trình Trưởng phòng tín dụng và BGĐ phê duyệt :  Công chứng hợp đồng thế chấp/bảo lãnh :

 Thực hiện giải ngân :  Kiểm tra và xử lí nợ vay :

 Hoàn tất hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ :

2.3 Phân tích thực trạng cho vay cá nhân tại HDBank – chi nhánh Hồ Chí

Minh :

- Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức kinh tế có nhu cầu về vốn. Đây chính là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Nhưng trước tiên là ngân hàng phải huy động được một nguồn vốn đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.

- Nghiệp vụ huy động vốn tại HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh đã hoạt động rất tốt, được thực hiện thông qua các nghiệp vụ mở tài khoản, thực hiện thanh toán cho khách hàng, huy động các loại tiền gửi và phát hành các giấy tờ có giá…

Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2013 ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tiền gửi dân

445.78 664.29 564.20 218.51 49% (100.09) (15%) - Không kỳ hạn 111.45 66.43 50.78 (45.02) (40,4%) (15.65) (23.55%) - Có kỳ hạn 334.33 597.86 513.42 263.53 78,8% (84.44) (14.12%) 2. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 289.8 140.93 214.50 (148.87) (5,13%) 73.57 52.2% - Không kỳ hạn 190.7 91.6 183.5 (99.1) (51,9%) 91.9 100.3% - Có kỳ hạn 99.1 49.33 31 (49.77) (50,2%) (18.33) (37.15%) 3. Giấy tờ có giá 116.774 92.473 153.871 (24.301) (20.8%) 61.398 66.4 Tổng vốn huy động 852.354 897.693 932.571 45.339 5.3% 34.878 3.88

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh qua 3 năm 2011 – 2013

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh)

Tình hình đánh giá:

- Tổng vốn huy động năm 2011 đạt 852.354 triệu đồng, năm 2012 nguồn vốn này tiếp tục tăng và đạt 932.571 triệu đồng vào năm 2013. Như vậy, sau 2 năm trải qua rất nhiều biến cố nguốn vốn huy động không giảm xuống mà còn tăng nhẹ khoảng 9.41% tương đương 80.217 triệu đồng. Tuy phần trăm tăng không nhiều nhưng đây cũng là một kết quả khả quan.

- Trong đó, tiền gửi Dân Cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động cụ thể: năm 2011 TG Dân cư chiếm 52.3% Tổng VHĐ, năm 2012 chiếm gần 74% Tổng VHĐ và năm 2013 chiếm gần 60.5% Tổng VHĐ.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng ít hơn và có xu hướng giảm trong khoảng 2011-2013 so với tiền gửi dân cư, vì mục đích gửi tiền của các công ty, doanh nghiệp là thanh toán, chi trả trong kinh doanh và trong nội bộ nên tiền gửi tập trung chủ yếu vào mục không kỳ hạn, cụ thể: năm 2011 đạt 289.8 triệu đồng, trong đó không kỳ hạn chiếm 65.8%, năm 2012 đạt 140.93 triệu đồng, trong đó không kỳ hạn chiếm 64.9%, năm 2012 đạt 214.5 triệu đồng, trong đó không kỳ hạn chiếm 85.5%.

- Bên cạnh hình thức huy động trên, Chi Nhánh còn huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá, tuy nhiên, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn huy động, cụ thể: năm 2011 đạt 116.774 triệu đồng, chiếm 13.7% tổng vốn huy động, năm 2012

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền gửi dân cư Tiền gửi TCKT Giấy tờ có giá Tổng vốn HĐ

đạt 92.473 triệu đồng, chiếm 10.3% tổng vốn huy động, năm 2013 đạt 153.871 triệu đồng, chiếm 16.5% tổng vốn huy động.

Nguyên nhân:

- Hầu hết các Ngân hàng chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không đáp ứng hết nhu cầu về vốn khách hàng. Vì vậy ngoài vốn huy động tại chỗ thì Ngân Hàng còn phải phụ thuộc vào vốn điều chuyển. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất vốn huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó Ngân Hàng luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này. Tuy nhiên, qua bảng số liệu cũng như biểu đồ ta thấy Chi Nhánh không những không sử dụng vốn điều chuyển mà còn có một lượng vốn huy động ngày càng tăng trong khoảng thời gian 2011-2013 mặc dù kinh tế thế giới bị khủng hoảng nặng nề và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam.

- Mặt khác, Chi Nhánh đã đề ra và áp dụng linh hoạt nhiều hình thức huy động tiền gửi như: tiết kiệm bốc thăm trúng thưởng, tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất thả nổi... với mức lãi suất hấp dẫn và nhiều phần thưởng giá trị nên thu hút lượng khách hàng đông đảo.

- Chi Nhánh luôn xác định nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng hàng đầu của mình, gắn nghiệp vụ huy động vốn với nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ Chi Nhánh như: Tài trợ XNK, bảo lãnh, thanh toán, thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế... Chi Nhánh đã có những giải pháp linh hoạt, phù hợp cùng với sự nỗ lực hết mình của các cán bộ chi nhánh đã đưa Chi Nhánh từng bước vượt qua khó khăn và khẳng định sự vững mạnh của mình trong thời gian vừa qua

- Về tiền gửi của các tổ chức kinh tế, họ chủ yếu gửi tiền vào khoản mục tiền gửi không kỳ hạn nhằm thanh toán, chi trả trong kinh doanh đồng thời hạn chế rủi ro và muốn sinh lợi từ đồng vốn tạm thời nhàn rỗi. Do vậy, tiền gửi không kỳ hạn của các TCKT chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi có kỳ hạn. Nguyên nhân là do họat động kinh doanh có hiệu quả, quy mô được mở rộng nên việc trao đổi mua bán ngày càng nhiều. Từ đó mà họ xem việc gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích thanh toán và chi trả tiền hàng là một phương tiện thanh toán an toàn và hiệu quả. Mặt khác, do Chi Nhánh mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền điện tử, đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, chi trả lương thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt nên đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn từ các tổ chức này ngày càng khả quan hơn, uy tín của Chi Nhánh ngày càng được nâng lên, nhiều tổ chức kinh tế tín nhiệm gửi tiền vào. Tuy nhiên, lượng tiền này chiếm tỷ trọng không lớn và không ổn định trong cơ cấu vốn của Chi Nhánh do sự cạnh tranh của các Ngân Hàng khác trên cùng địa bàn.

- Về các loại giấy tờ có giá, thường được phát hành vào những tháng cuối năm, do đây là thời điểm gần Tết nên người dân có xu hướng tiêu dùng tăng dẫn đến nhu cầu vay vốn cao. Để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng thì ngân hàng sẽ phát hành kỳ phiếu. Hơn nữa lãi suất kỳ phiếu cao hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên đã thu hút được người dân mua kỳ phiếu làm cho vốn huy động từ loại hình này tăng nhanh.

- Tóm lại, dù trải qua nhiều khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu, nhưng trong 3 năm qua nguồn vốn của Chi Nhánh có những chuyển biến tích cực, vốn huy động ngày càng tăng. Chi Nhánh ngày càng chủ động hơn trong việc huy động vốn và sử dụng vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn được thuận lợi và hiệu quả.

2.3.2 Tình hình cho vay :

2.3.2.1 Cho vay khách hàng doanh nghiệp

- Khi ngân hàng đã huy động được cho mình một nguồn vốn vững chắc, thì việc sử dụng nguồn vốn ra sao để sinh lời và hoàn tiền gốc cùng với lãi cho khách hàng là một vấn đề quan trọng. Vì thế, các ngân hàng thương mại thường tiến hành kinh doanh chủ yếu dưới hình thức cấp tín dụng trong đó nghiệp vụ cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao. Nghiệp vụ cho vay không những có ý nghĩa với ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế bởi nó bổ sung nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp thiếu vốn.

Bảng 2.3: Tình hình cho vay doanh nghiệp tại HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Dư nợ cho vay

doanh nghiệp 662.628 622.59 718.276 (40.038) (6.04%) 95.686 15.37% Tổng dư nợ cho

vay 815.642 754.929 912.676 (60.713) (7.44%) 157.747 20.9%

Biểu đồ 2.3: Tình hình cho vay doanh nghiệp tại HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh qua 3 năm 2011 – 2013

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh)

Tình hình đánh giá:

- Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ cho vay doanh nghiệp có xu hướng tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2011, dư nợ cho vay doanh nghiệp là 662.628 triệu đồng sang năm 2012 là 622.59, giảm 6,04%.

- Đến năm 2013, tình hình có khả quan hơn khi dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng lên 718.276 triệu đồng, tăng 15,37% so với năm 2012. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi ngân hàng nhà nước đồng loạt hạ mặt bằng lãi suất xuống, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2013 lãi suất giảm khoảng 2-5%/năm so với cuối năm 2012. Lãi suất cho vay vì thế cũng giảm theo khoảng 3-5%/năm, chỉ còn ở mức 10-14%/năm so với 12,5-17% đầu năm 2013. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã tin tưởng hơn vào ngân hàng, chấp nhận được mức lãi suất hợp lí, vay được số vốn cần thiết và mở rộng kinh doanh.

Nguyên nhân:

- Trong khoảng 2011 – 2012 có sự giảm sút chỉ tiêu Dư nợ cho vay doanh nghiệp. Sự sụt giảm này không chỉ xảy ra đối với HDBank mà còn cả các ngân hàng khác:

 Thứ nhất, các doanh nghiệp có nợ xấu lớn, số tiền dư nợ cao, nợ cũ chưa trả nên không thể vay được nợ mới.

 Thứ hai, đối với những doanh nghiệp đã đủ điều kiện vay thì tình hình kinh doanh không được khả quan, hàng tồn kho nhiều, sản phẩm tiêu thụ kém. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay khi cho các doanh nghiệp vay.

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ cho vay DN Tổng dư nợ cho vay

 Thứ ba, các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ, đủ điều kiện vay thì lại e dè với các ngân hàng vì lãi suất quá cao, chưa đủ hấp dẫn họ vay với số tiền lớn trong dài hạn.

2.3.2.2 Cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.4: Tình hình cho vay cá nhân tại HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Dư nợ cho vay

cá nhân 153.014 132.339 194.400 (20.675) (13,5%) 62.061 46,9% Nợ quá hạn 2.555 2.951 5.268 0.396 15,5% 2.317 78,5% Thu hồi nợ quá

hạn 1.680 2.206 4.562 1.313 78,16% 2.356 106.8% Tỷ lệ thu hồi so với phát sinh (%) 65,75% 74,75% 86,60% - - - - Nợ quá hạn

chưa thu hồi 875 745 706 (130) (14,86%) (39) (5,23%) Tỷ lệ NQH

chưa thu hồi so với nợ quá hạn

34,25% 25,25% 13,40% - - - -

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh)

Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay cá nhân tại HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh qua 3 năm 2011 – 2013

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh)

Về dư nợ cho vay cá nhân:

Tình hình đánh giá:

- Năm 2011, dư nợ đạt 153.014 triệu đồng, chiếm 18.76% tổng dư nợ. Con số này là chưa cao vì lãi suất vẫn đang tiếp tục tăng, lạm phát cao, tình hình kinh tế khó khăn hơn trong những tháng đầu năm 2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng tmcp phát triển tp hcm hdbank chi nhánh hồ chí minh​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)