- Xem xét khách hàng sử dụng khoản vay đúng mục đích khoản vay hay không. Trong vòng 1 tháng sau khi giải ngân, chuyên viên HTTD sẽ đến tận nơi kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và chụp hình chứng minh với Ban kiểm soát Chi nhánh
- Kiểm soát được mức độ rủi ro cho vay phát sinh trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Từ đó đánh giá và xếp hạng rủi ro của khách hàng thông qua hệ thống tín dụng nội bộ và hệ thống CIC của toàn ngành.
- Lập các báo cáo đánh giá mục đích sử dụng vốn vay theo định kỳ. Về những khoản tín dụng lớn phải gửi báo cáo về Hội sở để Hội sở có những quyết định cho vay.
- Củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng với chính quyền địa phương nơi cho vay như các Ủy ban phường tại khu vực Chi nhánh để dễ chứng thực, sao y. Bên cạnh đó là tạo mối quan hệ các Phòng công chứng Nhà nước cũng như các phòng công chứng tư được HDBank công nhận.
3.2.2.3 Kết quả dự kiến khi thực hiện giải pháp
Tác động đến chỉ tiêu Dư nợ cá nhân thu hồi được và Nợ quá hạn:
Dự kiến năm 2014 sau khi thực hiện giải pháp:
Bảng 3.3: Dự kiến chỉ tiêu Dư nợ cá nhân thu hồi được năm 2014
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dự tính năm 2014
So sánh 2014/2013
(%)
Dư nợ cho vay cá nhân 153.014 132.339 194.400 233.280 20%
Nợ quá hạn 2.555 2.951 5.268 3.687 (30%)
Dư nợ cá nhân thu hồi được 150.459 129.388 189.132 229.593 21,4%
- Nếu thực hiện tốt công tác giám sát khoản vay thường xuyên, chặt chẽ sẽ giúp giảm nợ xấu/nợ quá hạn, tăng chỉ tiêu dư nợ cá nhân thu hồi được, giúp cho Chi nhánh xoay vòng được dòng tiền của mình và hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
- Dự kiến nếu thực hiện tốt giải pháp này đồng thời cùng Giải pháp 1 thì năm 2014 Dư nợ cho vay cá nhân sẽ tăng 20% theo như dự kiến của Chi nhánh, Nợ quá hạn giảm 30% so với năm 2013. Dư nợ cá nhân thu hồi được năm 2014 sẽ tăng 21,4% so với năm 2013.
3.2.3 Giải pháp 3 : Đa dạng hóa sản phẩm, hình thức cho vay, đồng thời điều phối lại tỷ trọng các gói sản phẩm sao cho hợp lý. điều phối lại tỷ trọng các gói sản phẩm sao cho hợp lý.
3.2.3.1 Cơ sở của giải pháp
- Một thực tế là tại Chi nhánh nói riêng và HDBank nói chung, danh mục cho vay cá nhân có phong phú nhưng chưa đa dạng như các ngân hàng khác, chủ yếu là cho vay bổ sung vốn lưu động, vay mua ô tô, tiêu dùng tín chấp, thuê/mua bất động sản,....Nhưng tại các ngân hàng khác thì danh mục sản phẩm của họ rất đa dạng, ngoài những danh mục sản phẩm kể trên thì còn có cho vay sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay cán bộ cấp cao, cho vay bất động sản đa dạng về mục đích cũng như các mức lãi suất sẽ khác nhau....Nếu Chi nhánh cung cấp đa dạng hơn nữa các sản phẩm cho vay sẽ giúp Dư nợ tăng lên đáng kể.
- Một thực tế nữa là trong khoản cho vay cá nhân theo mục đích hiện nay tại Chi nhánh cũng như toàn hệ thống HDBank thì cho vay mua nhà/bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao, thường trên 60% trong khi các khoản vay khác chiếm tỷ trọng rất thấp, vì thế Chi nhánh cần cố gắng tối đa trong việc huy động vay cho các mục đích khác nhau.
Tóm lại: khi thực hiện tốt giải pháp này đồng thời cùng giải pháp 1 sẽ giúp cho Tổng dư nợ cho vay cá nhân sẽ tăng lên, làm cho doanh số vay cá nhân theo mục đích sẽ tăng lên. Quan trọng hơn là giúp cơ cấu lại tỷ trọng giữa các mục đích vay một cách hợp lý nhất.
3.2.3.2 Biện pháp thực hiện
- Nghiên cứu, tìm hiểu và kịp thời nắm bắt xu hướng cho khách hàng vay của các Ngân hàng đối thủ như các chương trình ưu đãi (ưu đãi khoản vay lớn, lãi suất theo từng thời kì,....)
- Triển khai các sản phẩm mới để đưa ra các sản phẩm cho vay cá nhân phù hợp với nhu cầu, thu nhập của khách hàng, cụ thể HDBank đã thực hiện được nhiều biện pháp như vay tiền phát lộc, vay mua nhà lãi suất 0%, cho vay cầm cố thành phẩm....
- Liên lạc lại với các khách hàng cũ, những người vừa đáo hạn khoản vay để giới thiệu các gói sản phẩm, chương trình mới để gia tăng doanh số.
- Đưa ra các gói sản phẩm phù hợp với một nhóm khách hàng cụ thể, ví dụ như lao động phổ thông tại các xí nghiệp với mức lãi suất ưu đãi tối đa, cụ thể lãi suất sẽ thay đổi 3 tháng một lần giúp cho khách hàng chủ động được trong việc trả nợ.
3.2.3.3 Kết quả dự kiến khi thực hiện giải pháp
Tác động đến chỉ tiêu Dư nợ vay cá nhân theo mục đích sử dụng và cơ cấu lại tỷ trọng đó:
Bảng 3.4: Dự kiến chỉ tiêu Dư nợ vay cá nhân theo mục đích năm 2014 ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dự tính năm 2014
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Mua nhà/BĐS 94.940 62,05% 81.720 61,75% 116.700 60,03% 135.583 58,12%
Sửa chữa, xây
dựng nhà 27.809 18,17% 21.529 16,27% 32.400 16,67% 43.110 18,48% Mua xe ô tô 19.660 12,85% 15.352 11,60% 28.350 14,58% 32.449 13,91% Vay cá nhân có TSĐB 6.504 4,25% 7.976 6,03% 10.410 5,36% 14.160 6,07% Khác 4.101 2,68% 5.762 4,35% 6.540 3,36% 7.978 3,42% Tổng cộng 153.014 132.339 194.400 233.280
- Trong 3 năm trở lại đây thì vay cá nhân với mục đích mua nhà/bất động sản luôn chiếm tỷ trọng khá cao từ 60% trở lên và khiến cho vay với mục đích khác chiếm tỷ trọng thấp, không đồng đều. Chính vì thế bên cạnh việc Dư nợ cho vay cá nhân tăng lên, Chi nhánh phải cơ cấu lại tỷ trọng giữa các mục đích vay cho hợp lý hơn. - Dự kiến nếu thực hiện tốt giải pháp này thì năm 2014 ngoài việc Dư nợ cho
vay cá nhân tăng 20% lên 233.280 triệu đồng thì tỷ trọng các mục đích năm 2014 được điều phối lại cho phù hợp hơn so với năm 2013, cụ thể:
Tỷ trọng mua nhà/bất động sản giảm 1,91%
Tỷ trọng sửa chữa, xây dựng nhà tăng 1,81%
Tỷ trọng mua xe ô tô tăng 0,67%
Tỷ trọng vay cá nhân có TSĐB tăng 0,71%
Tỷ trọng khác tăng 0,06%
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân
tại HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh
3.3.1 Kiến nghị với cơ quan Quản lí Nhà nước :
Thứ nhất, công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. Quy hoạch này sẽ giúp cho các NHTM có cơ sở bố trí kế hoạch tín dụng để vừa đảm bảo về mặt lợi ích cho các Ngân hàng vừa đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.
Thứ hai, hiện tại giá nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao, dẫn đến các doanh nghiệp đều tăng giá của sản phẩm. Trong tình thế mọi mặt hàng đều tăng giá như vậy thì vấn đề đặt ra là người tiêu dùng sẽ chỉ chọn những sản phẩm thiết thực nhất với mục đích sử dụng. Điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài việc đảm bảo chất lượng hàng hóa còn cần nỗ lực tìm ra nhu cầu chính yếu của khách hàng mục tiêu. Do đó, Chính phủ cần khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống cũng như nhu cầu thực tế của người dân trong điều kiện nền kinh tế lạm phát, người dân thắt chặt chi tiêu như vậy. Từ đó vừa góp phần giải quyết được bài toán lạm phát vừa điều hòa mức cung về hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của công chúng, khuyến khích các khoản vay tiêu dùng, tạo điều kiện để NHTM phát triển hơn nữa loại hình cho vay này.
Thứ ba, hiện nay, HDBank nói riêng và các NHTM nói chung và đang đứng trước khó khăn rất lớn trong việc xử lý các tài sản thế chấp cầm cố, các khoản nợ khó đòi. Số vốn đọng lại trong các khoản nợ đó chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn cho vay gây khó khăn cho hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng . Để giải quyết vấn đề này, kiến nghị:
Các cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát… tạo điều kiện cho Ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án để thu hồi vốn cho ngân hàng. Đề nghị BND và các sở, ban, ngành tạo điều kiện hỗ trợ Ngân hàng trong việc hợp pháp hoá các tài sản thế chấp, tài sản siết nợ, hỗ trợ khi kê biên và đấu giá tài sản qua trung tâm đấu giá.
BND các cấp nên tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đẩy nhanh hoạt động phối hợp của các cơ quan, ban ngành có liên quan trong quá trình xử lí nợ theo hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lí của tài sản: thủ tục phát mãi, công chứng....
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước :
Thứ nhất, NHNN phải thường xuyên giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM, phối hợp với các cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm soát,… kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm nhằm ngăn ngừa, răn đe những đối tượng có ý định lừa đảo ngân hàng, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng của các Ngân hàng.
Thứ hai, NHNN nên thực hiện một số biện pháp khuyến khích hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM nói chung và HDBank nói riêng
Cải cách thủ tục hành chính
NHNN và các cấp, các ban ngành cần quan tâm, giúp đỡ về các loại giấy tờ hành chính, giúp khách hàng có thể vay vốn dễ dàng hơn như: đẩy nhanh tốc độ Cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, rút ngắn thời gian đi công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo.
Mở rộng dịch vụ Ngân hàng
Từng bước nới lỏng quyền tiếp cận thị trường dịch vụ Ngân hàng đối với cả bên cung cấp và bên sử dụng dịch vụ Ngân hàng (trong nước và ngoài nước), thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ Ngân hàng và đối xử bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam theo lộ trình cam kết hiệp ước thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp hội khung thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS), đồng thời thực hiện đúng cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam, nhất là các cam kết liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Để làm được những điều này, NHNN cần:
Hoàn thiện các quy định về tiếp cận thị trường dịch vụ Ngân hàng trong nước. Xóa bỏ các hạn chế bất hợp lý về quyền tiếp cận thị trường dịch vụ Ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực Ngân hàng. Hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, cải cách hệ thống kế toán ngân hàng phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, hoàn thiện các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.
Đẩy mạnh dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
NHNN cần tạo điều kiện ưu đãi cho các NHTM mở rộng hơn nữa mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch để có thể đẩy mạnh công tác huy động vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh một cách hiệu quả, góp phần phát triển các dịch vụ của một Ngân hàng bán lẻ.
Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ là một trong những thước đo nền văn minh Ngân hàng của mỗi Quốc gia. Nó trực tiếp làm biến đổi từ một nền kinh tế tiền mặt sang một nền kinh tế phi tiền mặt hóa. Vấn đề của Ngân hàng bán lẻ là ở quy mô, chất lượng, hệ thống kênh phân phối, vì vậy phát triển Ngân hàng bán lẻ thực chất là phát triển các dịch vụ tiện ích Ngân hàng trên nền công nghệ hiện đại và mạng lưới kênh phân phối đến tận tay người tiêu dùng, làm cho NHTM trở thành Ngân hàng của mọi người, mọi nhà và mọi doanh nghiệp.
3.3.3 Kiến nghị với Hội sở HDBank :
Thứ nhất: HDBank cần kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ khi có các văn bản mới của NHNN, Chính phủ và của các ngành có liên quan đến nghiệp vụ của Ngân hàng. Bên cạnh đó, HDBank cũng nên có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn
nữa và định hướng cho chi nhánh phát triển mạnh hình thức cho vay tiêu dùng. Trước mắt, HDBank nên hỗ trợ để Chi nhánh TPHCM tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, cụ thể là nâng cao kiến thức, khả năng phân tích, đánh giá khách hàng. Hiện tại, hầu như các khóa học hỗ trợ nghiệp vụ chỉ dành cho Ban giám đốc chi nhánh, Trưởng phó phòng giao dịch mà chưa được áp dụng phổ biến đối với CBTD. Thế nhưng, CBTD mới là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, ra quyết định cấp tín dụng. Chính vì vậy, các chương trình đào tạo nội bộ cần mở rộng cho toàn thể CBTD HDBank. Đồng thời, Hội sở HDBank cũng cần phối hợp với các chi nhánh tổ chức kiểm tra, phân loại CBTD nhằm tạo ra đội ngũ tín dụng có chất lượng cao, năng động, sáng tạo trong cơ chế mới. Điều này, sẽ tác động đến nhận thức và hiệu quả làm việc của CBTD, từ đó tác động đến hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.
Thứ hai: HDBank cần đưa ra danh mục sản phẩm đa dạng, linh hoạt với điều kiện cho vay phù hợp với nhiều loại đối tượng khách hàng. Hiện nay, loại hình cho vay tiêu dùng tại HDBank còn khá hạn chế, vì vậy, việc nâng cao biện pháp mở rộng sản phẩm cho vay tiêu dùng là cần thiết. Đồng thời, giữ mức lãi suất cho vay tiêu dùng ổn định ở mức phù hợp, có thể giúp hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng được cải thiện và phát triển hơn.
Thứ ba: HDBank cần có biện pháp cụ thể giảm thiểu rủi ro hoạt động tín dụng. Ngân hàng nên lưu trữ thông tin khách hàng để bổ sung cho việc phân tích, đánh giá khách hàng cho những lần vay sau. Khi thiết lập được hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng và chất lượng của hệ thống thông tin này thật sự đáng tin cậy, thì căn cứ vào hệ thống thông tin này, CBTD có thể phần nào nắm được những thông tin hữu ích cho quá trình thẩm định. Về phía khách hàng, nếu có được thông tin tốt, quá trình thẩm định sẽ rút ngắn, đồng thời được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về điều khoản thanh toán, lãi suất và các điều kiện thế chấp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ phần phân tích thực trạng hoạt động cho vay cá nhân ở chương 2, ta đã thấy được những thuận lợi, khó khăn trong thực tế mà HDBank – Chi nhánh Hồ Chí Minh đang đối mặt. Vì thế khi sang chương 3 này, chúng ta đã tìm ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với mục tiêu được đặt ra của Chi nhánh như: tìm hiểu, phân tích và làm