Kết quả phân loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ ba diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh) (Trang 61)

7. Những kết quả nghiên cứu chính của luận án

2.3. Phân loại động từ ba diễn tố

2.3.2. Kết quả phân loại

Dựa vào ý nghĩa và thuộc tính kết hợp của động từ với các diễn tố, trước hết, có thể phân chia các động từ ba diễn tố thành ba nhóm chính:

1/ Nhóm động từ chi phối tất cả các diễn tố là thể từ (danh từ và đại từ thay thế cho danh từ).

Đặc điểm chung của nhóm động từ này là: các diễn tố đều là thể từ trong đó diễn tố đối thể trực tiếp (N2) kết hợp trực tiếp với động từ hạt nhân; diễn tố đối thể thứ hai (N3) thường kết hợp gián tiếp với động từ hạt nhân qua một quan hệ từ nhất định.

Mô hình kết trị cơ bản (điển hình) của các động từ thuộc nhóm này là: N1 - V - N2 - pN3. Ngoài ra, thuộc nhóm này còn có mô hình: N1 - V - N2 - N3. Thuộc về nhóm động từ này là các động từ với ý nghĩa phán xử,ban phát, gây tạo, thu nhận, so sánh, kết nối, chia tách, vận dụng, làm chuyển dời đối thể và nói năng, trình báo.

2/ Nhóm động từ chi phối cả diễn tố là thể từ (danh từ, đại từ) lẫn diễn tố là động từ.

Đặc điểm chung của nhóm động từ này là: các diễn tố có thể là danh từ (đại từ) hoặc động từ trong đó diễn tố đối thể trực tiếp (N ) kết hợp trực tiếp với động từ

hạt nhân (có thể là danh từ hoặc đại từ); diễn tố thứ ba (V2) thường được biểu hiện bằng động từ và kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với động từ hạt nhân.

Mô hình kết trị cơ bản (điển hình) của các động từ thuộc nhóm này là: N1 - V1 - N2 - V2. Hoặc N1 - V1 - N2 - để V2.

Thuộc về nhóm động từ này là các động từ với ý nghĩa cầu khiến và các động từ chỉ hoạt động sử dụng công cụ vào việc thực hiện hoạt động nào đó.

3/ Nhóm động từ có đặc tính trung gian

Diễn tố thứ ba ở nhóm này có đặc tính không hoàn toàn rõ ràng (vừa có tính động từ vừa có tính danh từ). Diễn tố thứ ba được cấu tạo gồm một động từ ngữ pháp (động từ bán thực từ/ động từ quan hệ/ động từ - hệ từ) và một danh từ. Nếu dựa vào đặc tính từ loại của các từ là/ làm/ thành để xác định bản chất từ loại của diễn tố thì xảy ra hai trường hợp:

- Thứ nhất: Nếu coi là/ làm/ thành như là quan hệ từ (hay về cơ bản có đặc tính của quan hệ từ) dùng để dẫn nối diễn tố danh từ thì diễn tố thứ ba đang xét sẽ được coi là diễn tố danh từ. Phù hợp với điều đó, các động từ hạt nhân trong nhóm này cần được xếp vào nhóm các động từ chi phối tất cả các diễn tố là danh từ (thể từ).

- Thứ hai: Nếu coi là/ làm/ thành như động từ - thực từ thì diễn tố mà chúng cấu tạo sẽ là diễn tố động từ và phù hợp với điều đó, động từ hạt nhân trong nhóm này cần được xếp vào nhóm động từ vừa chi phối diễn tố là danh từ (thể từ), vừa chi phối diễn tố là động từ.

Khi xem xét các từ là/ làm/ thành, chúng tôi nhận thấy: các từ này có đặc tính trung gian - vừa có nét giống động từ, vừa có nét giống quan hệ từ (hư từ); đồng thời, khi dịch chuyển các cấu trúc chứa động từ này của tiếng Việt sang cấu trúc tương ứng của các ngôn ngữ biến hình thì trong cấu tạo của diễn tố thứ ba, động từ ngữ pháp thường không chuyển dịch được (chẳng hạn, ở tiếng Nga) hoặc được chuyển thành giới từ hay động từ to be ở tiếng Anh. Chính vì vậy, việc xếp các động từ thuộc nhóm này vào một trong hai nhóm trên đều không hoàn toàn thỏa đáng. Trong phạm vi luận án, chúng tôi chọn giải pháp chấp nhận nhóm các động từ hạt nhân chi phối kiểu diễn tố trên đây là nhóm có đặc tính trung gian. Thuộc về nhóm này là các động từ với ý nghĩa bình xét, chia tách biến hóa.

Như vậy, theo tiêu chí về cách phân loại động từ ba diễn tố dựa vào ý nghĩa và thuộc tính kết trị, chúng tôi thu được kết quả phân loại là 3 nhóm lớn ứng với 14 nhóm nhỏ động từ ba diễn tố, cụ thể gồm:

A. Nhóm động từ chi phối tất cả các diễn tố là thể từ

Nhóm này gồm 9 nhóm nhỏ phân biệt với nhau về ý nghĩa và kết trị, chủ yếu thể hiện ở sự khác nhau ở quan hệ từ dẫn nối diễn tố thứ ba. Tuy nhiên, trong 9 nhóm này có một vài nhóm nhỏ giống nhau về mô hình kết trị (nhưng khác nhau về ý nghĩa).

1/. Nhóm động từ với ý nghĩa phán xử: xử, phán xử, kết tội, kết án…

Mô hình: N1 - V - N2 - N3. Thí dụ:

(68): Tòa kết án anh ba năm tù giam. (Thế giới mới, số 328)

(69): Đáng lẽ làng xử mày tội chết nhưng làng tha cho mày sống để mà nộp vạ. (Tô Hoài)

2/. Nhóm động từ ban phát: cho, cấp, phát, cung cấp, đưa, ban, thưởng, dâng, hiến, cống hiến, dành, gả, chuyển, giao, nộp, thí, bố thí, nhường, nhượng, trao, trao trả, trợ cấp, trang bị…

Mô hình: N1 - V - N2 cho N3 (N1 - V - (cho) N3 - N2). Thí dụ: (70): Bà mẹ Bỉnh đưa miếng trầu mới cho mẹ Đực. (Nguyễn Thi)

3/. Nhóm động từ với ý nghĩa gây tạo: gây, tạo, tạo ra, đem lại, gieo rắc…

Mô hình: N1 - V - N2 cho N3 (N1 - V - cho N3 - N2). Thí dụ:

(71): Phương pháp của ông gây sự chú ý đặc biệt cho các giới chức địa phương. (Thế giới mới, số 229)

4/. Nhóm động từ thu nhận: cướp, chiếm đoạt, giành, giật, nhận, vay, mượn, lấy, thu, tịch thu, tước đoạt…

Mô hình: N1 - V - N2 của N3 (N1 - V - (của) N3 - N2). Thí dụ: (72): Anh thợ cao vẫn nhận của y dăm xu diêm thuốc. (Nam Cao)

5/. Nhóm động từ chuyển dời đối thể: ấn, gí, bôi, cài, đội, đẩy, đút, đặt, ném, nhắc, nhúng, nhét, nhốt, giấu, giắt, tra, trát, treo, trút, xua…

Mô hình: N1 - V - N2 vào (vào,ra, lên, xuống) N3. Thí dụ: (73): Rồi Pá Tra lại trút cả bạc vào trong tráp. (Tô Hoài)

6/. Nhóm động từ so sánh, đối chiếu: đối chiếu, so sánh, phân biệt, đánh đồng, đồng nhất…

Mô hình: N1 - V - N2 với N3. Thí dụ:

(74): Người ta thường so sánh thể thống nhất hai mặt này với thể thống nhất của con người gồm thể xác và linh hồn. (F.de Saussure)

7/. Nhóm động từ kết nối: buộc, nối, kết nối, hòa, trộn, ghép, gán ghép, gắn, gắn bó…

Mô hình: N - V - N2 - với N3. Thí dụ:

(75): Tôi đã gắn bó cả cuộc đời mình với mảnh đất này. (Báo Giáo dục và Thời đại, số 5/1999).

8/. Nhóm động từ chỉ hoạt động vận dụng: áp dụng, vận dụng, ứng dụng…

Mô hình: N1 - V - N2 - vào N3. Thí dụ:

(76): Viện đã ứng dụng nhiều kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục. (Báo Giáo dục và Thời đại, số 25, 21/6/2000)

9/. Nhóm động từ chỉ hoạt động nói năng, trình báo: kể, cắt nghĩa, giải thích, trình bày, giới thiệu, báo cáo…

Mô hình: N1 - V - N2 với N3 (N1 - V - với N3 - N2). Thí dụ:

(77): Ông báo cáo với các mẹ tình hình bảo vệ di hài của Bác. (Thế giới mới , số 324)

B. Nhóm động từ vừa chi phối diễn tố là thể từ vừa chi phối diễn tố là vị từ

Nhóm này gồm hai nhóm nhỏ:

10/. Nhóm động từ cầu khiến: bắt, bảo, sai, cấm, giục, khuyên, nài, đề nghị, nhờ, ép, cho phép, hối thúc, kêu gọi, khuyến khích, thúc giục, sai, ra lệnh, yêu cầu, xin, van, động viên, triệu tập…

Mô hình: N1 - V1 - N2 - V2. Thí dụ:

(78) Ông cấm mày nói. (Nguyễn Công Hoan)

11/. Nhóm động từ chỉ hoạt động sử dụng công cụ (phương tiện) để thực hiện hoạt động theo mục đích của chủ thể: lấy, đem, dùng…

Mô hình: N1 - V1 - N2 - (để) N3. Thí dụ:

(79): Trần Văn On đã đem hết tâm huyết, sức khỏe, trí lực của mình để làm giàu cho đơn vị. (Thế giới mới, số 328)

C. Nhóm động từ trung gian (chi phối diễn tố là thể từ và diễn tố có đặc tính trung gian giữa thể từ và vị từ)

Thuộc nhóm này là ba nhóm nhỏ:

12/. Nhóm động từ bình xét: bầu, chọn, cử, coi, gọi, suy tôn, thừa nhận, đánh giá, xem…

(80): Từ trước đến nay, em chỉ coi anh là bạn. (Nam Cao) 13/. Nhóm động từ biến hóa: biến, chuyển, đổi, cải tạo…

Mô hình: N1 - V - N2 thành N3. Thí dụ:

(81): Chúng ta sẽ biến nơi này thành một tổ chức từ thiện. (Khuất Quang Thụy) 14/. Nhóm động từ chia tách: tách, chia, cắt…

Mô hình: N1 - V - N2 thành (làm) N3. Thí dụ:

(82): Bà chia gói xôi thành hai phần, rồi đưa cho Đật và Ninh.

2.3.3. Về ranh giới giữa các nhóm động từ ba diễn tố

Việc xác lập 14 nhóm động từ ba diễn tố như kết quả phân loại trên đây, trên thực tế, chỉ phản ánh một cách tương đối tính chất của sự đối lập giữa các nhóm động từ ba diễn tố. Khi xem xét trên cứ liệu cụ thể, đặc biệt là xem xét gắn với sự hiện thực hóa ý nghĩa và kết trị của động từ, có thể thấy trong nhiều trường hợp, ranh giới giữa các nhóm không thực sự rõ ràng, dứt khoát. Đây là vấn đề thú vị nhưng cũng là vấn đề rất phức tạp. Ở đây, chỉ có thể nêu một vài nhận xét sơ bộ. Chẳng hạn, thử xem xét sự đối lập giữa các nhóm động từ ban phát, thu nhận, cầu khiến, chuyển dời đối thể, nói năng, trình báo. Tư liệu thống kê được cho thấy động từ có hình thức ngữ âm là cho trên thực tế có thể sử dụng với ý nghĩa và thuộc tính kết trị đặc trưng cho các nhóm động từ sau:

- Động từ ban phát: Thí dụ:

(83): Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc. (Nam Cao)

Ở câu này, cho được dùng với ý nghĩa và kết trị đặc trưng cho động từ ban phát (chi phối ba diễn tố trong đó có diễn tố chỉ kẻ nhận).

- Động từ cầu khiến: Thí dụ:

(84): Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. (Hồ Chí Minh)

Ở câu vừa dẫn, động từ cho cần được hiểu là cho phép, tức là được dùng với ý nghĩa cầu khiến và chi phối hai diễn tố ở sau mình là diễn tố đối thể cầu khiến (các nhà tư sản) và diễn tố nội dung cầu khiến (ngóc đầu lên).

- Động từ nói năng: Thí dụ:

Trong câu vừa dẫn, cho cần được hiểu là nói cho hay giải thích cho, nghĩa là được dùng với nghĩa nói năng, thông báo.

Dưới đây là trường hợp về sự gần gũi hoặc ranh giới không rõ ràng giữa động từ chuyển dời đối thể và động từ ban phát.

So sánh:

(86a): Hắn ném theo cho Điền ba tập giấy bạc... (Nam Cao) (86b): Bọn A Sử ném đá vào vách. (Tô Hoài)

Thoạt nhìn có thể thấy, ném trong hai câu trên đây rất gần nhau về ý nghĩa và kết trị. Tuy nhiên, sự khác nhau về cách dùng giữa chúng là ở chỗ, ném trong câu (86a) chi phối diễn tố chỉ kẻ nhận (cho Điền) và đặc điểm chi phối này khiến ném

rất gần về kết trị với động từ ban phát. Ở câu (86b), ném lại chi phối hai diễn tố ở sau mình là diễn tố đối thể (đá) và diễn tố chỉ hướng đích (vào vách). Đặc điểm chi phối này cho thấy ném trong câu (86b) mang đặc tính của động từ chỉ hoạt động làm chuyển dời vật.

Bên cạnh những trường hợp vừa chỉ ra trên đây, còn có thể gặp những trường hợp trong đó một động từ vừa có thể được dùng với tư cách là động từ thu nhận, vừa có thể được dùng với tư cách là động từ cầu khiến.

So sánh:

(87): Chị Dậu vội gạt nước mắt đứng dậy, mượn thằng Mới cái bát yêu đàn, chị ra giếng xin một bát nước bưng vào. (Ngô Tất Tố)

(88): Mỗi lần chị Binh đi lĩnh lương hay lĩnh măng đa của chồng, phải mượn

ông lý đi nhận thực. (Nam Cao)

(89): Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa. (Nguyễn Công Hoan)

Trong câu (87), mượn rõ ràng được dùng với ý nghĩa và thuộc tính kết trị đặc trưng cho động từ thu nhận. Trong câu (88), mượn lại được dùng với ý nghĩa và thuộc tính kết trị đặc trưng cho động từ cầu khiến (mượn trong câu này cần được hiểu là

nhờ). Ở câu (87), xin được dùng với ý nghĩa và kết trị đặc trưng của động từ thu nhận, còn ở câu (89), xin lại được dùng với tư cách là động từ cầu khiến chi phối bổ ngữ chỉ đối thể cầu khiến (ngài) và bổ ngữ chỉ nội dung cầu khiến (hãy thư).

Sự phân tích một số thí dụ cụ thể trên đây cho thấy, trong ngôn ngữ, đặc biệt là trong lời nói, ý nghĩa và thuộc tính kết trị của từ được thể hiện rất phức tạp. Điều này đòi hỏi khi phân loại, xác lập các tiểu loại, các nhóm động từ, trong đó có các

nhóm động từ ba diễn tố, một mặt, cần có sự phân biệt những trường hợp điển dạng, có đầy đủ các thuộc tính đặc trưng nhất của nhóm động từ mà nó đại diện với những trường hợp không điển dạng đứng ở ranh giới giữa các nhóm. Mặt khác, cần đặc biệt chú ý khảo sát những biểu hiện đa dạng về ý nghĩa và thuộc tính kết trị được hiện thực hóa trong lời nói của động từ. Trong luận án này, khi xác lập cũng như miêu tả các nhóm động từ ba diễn tố, chúng tôi trước hết tập trung chú ý vào những trường hợp điển dạng, còn những trường hợp phi điển dạng chỉ được xem xét khi có nhu cầu so sánh hoặc minh họa làm rõ một khía cạnh nào đó.

Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét đặc trưng ngữ pháp của một số nhóm động từ ba diễn tố tiêu biểu.

2.3.4. Miêu tả một số nhóm động từ ba diễn tố tiêu biểu

Do khuôn khổ của luận án và để tránh sự trùng lặp không cần thiết, mục này chỉ xem xét, làm rõ thêm một số đặc điểm riêng về ý nghĩa và thuộc tính kết hợp cú pháp (kết trị cú pháp) của một số nhóm tương đối tiêu biểu trong số 14 nhóm động từ ba diễn tố đã được xác lập trên đây: nhóm động từ ban phát, nhóm động từ cầu khiến.

2.3.4.1. Về nhóm động từ ban phát

Bên cạnh những đặc điểm chung với động từ ba diễn tố về ý nghĩa và kết trị như đã chỉ ra ở mục 2.2. trên đây (về ý nghĩa, chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể hướng tới hai đối thể; về kết trị, đòi hỏi ba diễn tố) ở động từ ban phát có một số đặc điểm riêng đáng chú ý. Dưới đây, chúng tôi sẽ tập trung xem xét làm rõ một số đặc điểm của nhóm động từ này về các mặt: ý nghĩa và thuộc tính kết trị (sự chi phối đối với đặc điểm của các diễn tố).

1/. Về ý nghĩa

Là một trong những nhóm tiêu biểu của tiểu loại động từ ba diễn tố, động từ ban phát mang đầy đủ những đặc điểm ý nghĩa chung của động từ ba diễn tố: chỉ hoạt động có tính chủ ý (tính chủ động, tính hành động), tính ngoại hướng, tính tác động, tính tam trị (chi phối ba diễn tố).

Các nét nghĩa trên đây là những nét nghĩa ngữ pháp đặc trưng có giá trị khu biệt của động từ ba diễn tố (trong đó có động từ ban phát). Với các nét nghĩa này, động từ ba diễn tố (gồm động từ ban phát) được phân biệt với tất cả các tiểu loại, các nhóm động từ khác. (Chẳng hạn, với động từ không chủ ý:tan, cháy, đổ, vỡ, gãy, ngã, ốm…, với động từ nội hướng chủ ý: thức, ngủ, đứng, ngồi, nằm…, với động từ ngoại

hướng không có tính tác động: bị, gặp (trong “Con chim bị đạn.”, “Thuyền gặp bão.”), với động từ song trị có tính tác động: đánh, đập, đốt, phá, xé…)

Bên cạnh những đặc điểm ý nghĩa chung với động từ ba diễn tố như đã chỉ ra trên đây, động từ ban phát còn có ý nghĩa riêng đặc trưng cho tiểu loại của mình là nghĩa ban phát, tức là chỉ hoạt động chuyển giao một vật từ chủ thể cho kẻ nhận (tiếp thể). Cần chỉ ra rằng nghĩa ban phát như vừa nêu trên đây cũng là một loại nghĩa ngữ pháp. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì mặc dù có tính cụ thể hơn so với các ý nghĩa hoạt động và nghĩa ngoại hướng (ngoại động) nhưng về bản chất, nghĩa ban phát cũng là loại nghĩa có tính khái quát, bao trùm lên hàng loạt động từ và được thể hiện ra bằng hình thức ngữ pháp riêng (đó là thuộc tính kết hợp hay thuộc tính chi phối đối với diễn tố (bổ ngữ) chỉ kẻ nhận được dẫn nối bởi quan hệ từ

cho là hình thức cú pháp đặc trưng cho kiểu diễn tố này). Nghĩa ban phát cùng với các nét nghĩa chỉ ra trên đây quy định thuộc tính kết trị của động từ ban phát, cụ thể là quy định ý nghĩa và hình thức ngữ pháp (cách biểu hiện, vị trí, phương thức kết hợp, khả năng cải biến của các diễn tố) mà nó chi phối.

2/. Về thuộc tính kết trị (thuộc tính kết hợp cú pháp) a) Nhận xét chung

Là một trong những nhóm động từ ba diễn tố tiêu biểu, về kết trị, động từ ban phát có những đặc điểm chung của động từ ba diễn tố (chi phối ba thành tố cú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ ba diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh) (Trang 61)