Đặc điểm chung của hạt nhân ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ ba diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh) (Trang 86)

7. Những kết quả nghiên cứu chính của luận án

3.2. Đặc điểm chung về nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là

3.2.1. Đặc điểm chung của hạt nhân ngữ nghĩa

Hạt nhân ngữ nghĩa trong câu với động từ ba diễn tố có những đặc điểm ngữ nghĩa (nét nghĩa) chung cơ bản sau:

1/. Thường chỉ hoạt động cụ thể có thể quan sát, miêu tả được

Là động từ - thực từ, động từ ba diễn tố (trao, tặng, vay, mượn, đặt, quăng, hòa, ghép, so sánh, đối chiếu, sai, bầu…) nhìn chung, đều chỉ các hoạt động có tính cụ thể. Đặc điểm này phân biệt động từ ba diễn tố với động từ bán thực từ hay động từ ngữ pháp (là, trở thành, trở nên, được, bị, làm, khuyên…) vốn không có hoặc rất ít ý nghĩa từ vựng và chỉ các hoạt động trừu tượng hay hoạt động hiểu theo ý nghĩa ngữ pháp. Chẳng hạn, với động từ ba diễn tố trao, có thể chỉ ra ý nghĩa cụ thể sau:

đưa tận tay người khác (vật gì đó) với thái độ trân trọng [54, tr.318]. Trái lại, với động từ bán thực từ trở nên, rất khó chỉ ra cụ thể ý nghĩa của nó, tức là rất khó miêu tả cụ thể hoạt động (vốn có tính trừu tượng) do nó biểu thị.

2/. Thường chỉ hoạt động chủ ý, tức là hoạt động xuất phát từ chủ thể, do chủ thể tạo ra và có thể làm chủ, điều khiển được

Với nét nghĩa biểu hiện (nghĩa chủ ý) này, động từ ba diễn tố được phân biệt với động từ không chủ ý (ngã, ốm, tan, cháy…) vốn chỉ các hoạt động tuy cũng có tính cụ thể nhưng là hoạt động không xuất phát từ chủ thể, tức là không phải do chủ thể tạo ra mà chỉ trạng thái nảy sinh do kết quả của hoạt động tác động nào đó.

Với tính chủ ý (chủ động), động từ ba diễn tố thường chỉ hoạt động thuộc về vật hữu sinh mà chủ yếu là con người vì chỉ người, động vật mới có khả năng tạo ra và làm chủ hoạt động do mình tạo ra.

Nói cách khác, tính chủ ý của hoạt động do động từ ba diễn tố biểu thị quy định tham thể thứ nhất (tác thể) của nó (do N1 biểu thị) hầu như đều có tính động vật.

3/. Thường chỉ hoạt động có tính tác động (hoạt động chuyển tác)

Khác với hoạt động do động từ một diễn tố biểu thị (đi, chạy, nhảy, đứng, ngồi, nằm…) vốn chỉ hoạt động không tác động, động từ ba diễn tố cũng như nhiều động từ hai diễn tố (ăn, đọc, viết, đánh, mắng…) chỉ hoạt động tác động đến đối thể nhất định. Ý nghĩa tác động này của động từ ba diễn tố quy định bên nó nhất thiết phải có yếu tố chỉ đối thể chịu tác động (bị thể) do N2 biểu thị.

4/. Chỉ hoạt động hướng tới hay đòi sự tham gia của ba tham thể (vai nghĩa) gồm: chủ thể chủ ý (tác thể), đối thể tác động (bị thể) và đối thể tác động gián tiếp hay nội dung, kết quả được cụ thể hóa bằng các tham thể hay vai nghĩa khác nhau

(tiếp thể, bị hại thể, điểm đặt hay vị trí…).

Với ý nghĩa chỉ ra trên đây (chỉ hoạt động hướng tới ba tham thể), động từ ba diễn tố được phân biệt với động từ hai diễn tố (cũng chỉ hoạt động chủ ý và có tính tác động như: ăn, đọc, viết, đánh, mắng, khen, chê…nhưng chỉ hướng tới hai tham thể) ở tính hoạt động hướng tới ba tham thể.

Mặc dù có chung những nét nghĩa cơ bản như chỉ ra trên đây, nhưng xét về nghĩa biểu hiện (nghĩa cụ thể), động từ ba diễn tố là một phạm trù không thuần nhất mà bao gồm nhiều nhóm nhỏ với những ý nghĩa cụ thể khác nhau. Có thể chỉ ra các ý nghĩa chính đặc trưng cho các tiểu nhóm động từ ba diễn tố thường gặp sau:

a) Chỉ hoạt động chuyển giao sở hữu một vật từ chủ thể cho tiếp thể (cho, biếu, tặng, trao, gửi, nhường….).

b) Chỉ hoạt động chuyển giao sở hữu một vật từ kẻ tổn thất (bị hại thể) sang tác thể (vay, mượn, cướp, giật, chiếm đoạt, tịch thu…).

c) Chỉ hoạt động làm chuyển dời đối thể trong không gian (đặt, trút, tra, thọc, ném, quăng, gí…).

d) Chỉ hoạt động tạo nên sự hòa hợp, kết nối hai đối thể (hòa, trộn, ghép, gắn bó, kết nối…).

đ) Chỉ hoạt động so sánh, đối chiếu, qua đó, làm rõ sự khác biệt hay sự đồng nhất giữa các đối thể (so sánh, đối chiếu, phân biệt, đồng nhất, đánh đồng…).

e) Chỉ hoạt động tách đối thể ra khỏi chỉnh thể nào đó (chia,cắt, phân chia, tách…).

g) Chỉ hoạt động cầu khiến thường thực hiện bằng lời nói, tác động đến đối thể nhằm đặt đối thể vào việc thực hiện một hoạt động nào đó mà chủ thể mong muốn (bắt, sai, mời, khuyên, cấm, yêu cầu, đề nghị….).

h) Chỉ hoạt động bình xét, đánh giá đối với đối thể (mà kết quả là đối thể có được tư cách, tên gọi mới): bầu, chọn, cử, suy tôn…

i) Chỉ hoạt động biến hóa, tức là hoạt động tác động vào đối thể mà kết quả là đối thể trở thành sự vật có bộ mặt, tư cách mới: biến, chuyển, đổi, cải tạo…

k) Chỉ hoạt động nói năng, trình báo: kể, trình, bày, trình báo, báo cáo, giới thiệu…

l) Chỉ hoạt động vận dụng: áp dụng, ứng dụng, vận dụng…

Những ý nghĩa cụ thể chỉ ra trên đây của động từ ba diễn tố sẽ quy định thuộc tính kết hợp ngữ nghĩa của nó, cụ thể là quy định số lượng và đặc tính (nghĩa cụ thể) của các tham thể ngữ nghĩa (vai nghĩa) trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu (với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ba diễn tố).

3.2.2. Đặc điểm chung của các vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ ba diễn tố

Như đã chỉ ra ở trên, trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ba diễn tố, bên hạt nhân luôn có ba tham thể (vai nghĩa) bắt buộc là: chủ thể (tác thể), đối thể tác động (bị thể) và đối thể tác động gián tiếp hay nội dung, kết quả (gồm một số vai nghĩa cụ thể). Các vai nghĩa này có thể lần lượt gọi là vai nghĩa thứ nhất, vai nghĩa thứ hai và thứ ba.

Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét đặc điểm chung về ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện) của các vai nghĩa này.

1/. Vai nghĩa thứ nhất (chủ thể, tác thể)

Phù hợp với ý nghĩa của thành tố hạt nhân ngữ nghĩa như đã chỉ ra, vai nghĩa thứ nhất trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ ba diễn tố có các nét nghĩa chính sau:

a) Tính chủ thể cụ thể

Từ giữ vai nghĩa thứ nhất luôn chỉ kẻ hoạt động cụ thể, thực tế của hoạt động

do hạt nhân ý nghĩa biểu thị. Chẳng hạn, trong các cấu trúc: “Tôi trao tiền cho hắn”, “Ông cấm mày nói”, các từ biểu thị vai nghĩa thứ nhất (Tôi, Ông) chỉ chủ thể cụ thể thực tế của các hoạt động trao, cấm. Với nét nghĩa “chỉ chủ thể thực tế” của hoạt động, vai nghĩa thứ nhất trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ ba diễn tố được phân biệt với thành tố chỉ chủ thể thuần cú pháp (trong cấu trúc với hạt nhân ngữ pháp là động từ bán thực từ).

b) Tính chủ ý

Phù hợp với nét nghĩa “chỉ hoạt động chủ ý” của hạt nhân ngữ nghĩa, vai nghĩa hay tham thể thứ nhất hầu như luôn chỉ chủ thể chủ ý, tức là kẻ tạo ra và có thể làm chủ, điều khiển được hoạt động theo ý chí của mình. Chẳng hạn, ở các cấu trúc đã dẫn trên đây, Tôi, Ông đều chỉ kẻ tạo ra hoạt động (trao, cấm) đồng thời, là kẻ có thể làm chủ được hoạt động do mình tạo ra. Nét nghĩa chủ ý của vai nghĩa thứ nhất giúp phân biệt vai nghĩa này với vai nghĩa chủ thể bên động từ không chủ ý (ốm, ngã…). Chẳng hạn, ở các cấu trúc “Nam ốm”, “Nam ngã”, Nam là chủ thể của hoạt động không phải do mình chủ ý tạo ra và Nam không thể làm chủ, điều khiển được các hoạt động ốm, ngã.

c) Tính động vật

Là chủ thể chủ ý, chủ thể của hoạt động do động từ ba diễn tố biểu thị, đương nhiên, thường phải là động vật (mà chủ yếu là người) vì chỉ người hay động vật (những thực thể có não bộ) mới có thể tạo ra hoạt động mang tính chủ ý (chủ động), tức là hoạt động có ý thức hay có mục đích nhất định. Chẳng hạn, chủ thể của các hoạt động do các động từ ba diễn tố (trao, tặng, gửi, biếu, vay, mượn, tịch thu, quăng, ném, sai, mời, rủ, bầu, cử…) hầu như chỉ có thể là người.

Trên thực tế, bên một số động từ ba diễn tố có thể gặp các vai nghĩa không phải là người. Tuy vậy, những trường hợp như vậy khá hiếm và nhìn chung, các vai nghĩa đó thường chỉ các thực thể tự nhiên (các đấng siêu nhân) được hình dung như con người hoặc có các thuộc tính gần gũi với thuộc tính của con người (trời, tạo hóa…).

Thí dụ:

(1): Trời phú cho Nhu tính rất hiền. (Nam Cao)

(2): Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. (Hồ Chí Minh) Với nét nghĩa phổ biến chỉ người (hay động vật), vai nghĩa thứ nhất trong tổ chức ngữ nghĩa của câu với động từ ba diễn tố không chỉ được phân biệt với vai nghĩa chủ thể bên một số động từ một diễn tố có thể chỉ vật vô sinh (thí dụ, vai nghĩa chủ thể bên các động từ một diễn tố như: tan, cháy, đổ, vỡ, gãy…) mà còn được phân biệt với vai nghĩa thứ nhất bên một số động từ hai diễn tố cũng có thể chỉ vật vô sinh hay chỉ hoạt động (thí dụ vai nghĩa thứ nhất bên các động từ song trị trong những cấu trúc như “Sắt tham gia vào quá trình tạo máu”, “Việc uống rượu vào buổi trưa sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ”, “Thu nhập thêm của giáo viên phụ thuộc vào nguồn thu của trường”…).

Như vậy, cùng với các nét nghĩa chỉ chủ thể hoạt động cụ thể, thực tế,chỉ chủ thể hoạt động chủ ý, nét nghĩa chỉ người hay động vật có thể coi là nét nghĩa đặc trưng của vai nghĩa thứ nhất trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ba diễn tố.

d) Tính tác thể (chỉ chủ thể tác động)

Ngoài các nét nghĩa đã chỉ ra, vai nghĩa thứ nhất còn có một nét nghĩa có giá trị khu biệt nữa là chỉ chủ thể của hoạt động mang tính tác động, tức là chủ thể của hoạt động có sự tác động nhất định đến đối thể trực tiếp (bị thể) và đối thể gián tiếp.

Khác với tính tác động của hoạt động do động từ hai diễn tố (ăn, đọc, viết, đánh, mắng…) biểu thị luôn chỉ hướng vào một đối thể, sự tác động của hoạt động do động từ ba diễn tố biểu thị luôn là sự tác động song hành: một tác động trực tiếp vào đối thể trực tiếp (bị thể) và một tác động mang tính gián tiếp vào đối thể gián tiếp (trong nhiều trường hợp được hình dung như là nội dung, mục đích hay kết quả cụ thể của sự tác động trực tiếp).

Chẳng hạn, nếu ở cấu trúc “Địch đốt xóm Chùa” (Nguyễn Đình Thi), động từ hai diễn tố “đốt” chỉ hoạt động chỉ tác động vào một đối thể thì ở các cấu trúc với động từ ba diễn tố như “Tôi vay bạn tiền”, “Ông ghép lê với táo”,“Bà Sáu đặt nồi khoai lên bếp”, các động từ vay, ghép, đặt chỉ các hoạt động không chỉ tác động đến một đối thể (trực tiếp) là tiền, lê, nồi khoai mà còn tác động gián tiếp đến một sự vật khác cũng có thể coi là đối thể (theo nghĩa rộng) là bạn, táo, bếp.

Chính ý nghĩa chỉ sự tác động hai mặt (tác động đến hai đối thể) khiến động từ ba diễn tố luôn đòi hỏi trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu mà nó là hạt nhân ngữ nghĩa luôn có ba loại tham thể cơ sở hay ba vai nghĩa cơ sở (hạt nhân) là chủ thể (tác thể), đối thể tác động trực tiếp (bị thể) và đối thể tác động gián tiếp (với một số vai nghĩa cụ thể). Chính vì chỉ chủ thể của hoạt động tác động mang tính hai mặt (tác động đến hai đối thể) mà tham thể thứ nhất trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ ba diễn tố thường có sự liên đới về nghĩa phức tạp: nó không chỉ có mối liên hệ về ngữ nghĩa với tham thể thứ hai mà còn có thể với cả tham thể thứ ba như sẽ được xem xét ở phần sau.

2/. Vai nghĩa thứ hai (đối thể tác động hay bị thể)

Vai nghĩa thứ hai trong cấu trúc câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ba diễn tố có những đặc điểm ngữ nghĩa cơ bản sau:

a) Chỉ sự vật (cụ thể hay trừu tượng) hoặc sự việc

Khác với tham thể thứ nhất (hầu như luôn chỉ là người hoặc các đấng siêu nhân), tham thể thứ hai trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ ba diễn tố có thể chỉ người, động vật hay vật vô sinh và trong trường hợp hiếm hơn có thể chỉ sự việc hay hoạt động. Cụ thể:

- Chỉ người hoặc bộ phận bất khả li của con người:

Thí dụ:

(3): Mẹ lại giao tôi cho bà tôi. (Nguyên Hồng) (4): Làng phái đi tìm. (Nguyễn Trung Thành)

(5): Chị đặt con nhỏ vào chiếu và sai thằng Dần ngồi trông em. (Ngô Tất Tố) (6): Người làng gọi ông là quan. (Nam Cao)

(7): Ông cụ đặt bàn tay chắc nịch lên vai Tnú. (Nguyễn Trung Thành)

- Chỉ động, thực vật:

Thí dụ:

(8): Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. (Dẫn theo Tiếng Việt lớp 5, tập 2, năm 2017)

(9): Cây chuối mẹ ngả hoa sang khoảng trống không có đứa con nào. (Dẫn theo Tiếng Việt lớp 5, tập 2, năm 2017)

(10): Gió tuốt đi của chúng bao nhiêu là . (Nam Cao)

- Chỉ vật vô sinh:

(12) Ông cụ đặt chén cơm xuống. (Nguyễn Trung Thành)

- Chỉ thực thể trừu tượng hoặc sự việc, hoạt động:

Thí dụ:

(13): Kiều phó thác tình cảm cho em bằng một tấm lòng tin cậy. (Báo Tiền phong, số 11, 1999)

(14): Bà trao lại việc chợ búa, ăn tiêu cho Nhượng. (Nam Cao) (15): Các ông nhường cho hắn ngồi chiếu trên. (Nam Cao)

Như vậy, so với tham thể thứ nhất (thường chỉ người), tham thể thứ hai có sự đa dạng về nghĩa biểu hiện cụ thể hơn.

b) Chỉ đối thể bị tác động (đối thể tác động)

Nét nghĩa này ở tham thể thứ hai phù hợp với nét nghĩa hành động tác động

của hạt nhân ngữ nghĩa như đã chỉ ra, đồng thời ứng với nét nghĩa chủ thể tác động

ở tham thể thứ nhất.

Chẳng hạn, ở câu “Tôi trao tiền cho hắn”, nghĩa đối thể tác động của vai nghĩa thứ hai (tiền) được xác định trong mối quan hệ với nghĩa hành động tác động

của động từ hạt nhân (trao) và có sự tương ứng nghĩa chủ thể tác động của tham thể thứ nhất (tôi).

Trong câu “Bà Sáu đặt nồi khoai lên bếp”, nghĩa đối thể tác động của tham thể thứ hai (nồi khoai) được xác định trong mối quan hệ với nghĩa hành động tác động của động từ hạt nhân (đặt) và có sự tương ứng với nghĩa chủ thể tác động của tham thể thứ nhất (bà Sáu).

Trong câu “Bà chủ sai con đi gánh nước”, nghĩa đối thể tác động của tham thể thứ hai (con) được xác định trong mối quan hệ với nghĩa hành động tác động

của động từ hạt nhân (sai) và có sự tương ứng với nghĩa chủ thể tác động của tham thể thứ nhất (bà chủ).

Phân tích ý nghĩa của tham thể thứ hai trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân là các động từ ba diễn tố thuộc các tiểu nhóm khác, cũng có thể xác định nét nghĩa đối thể tác động ở kiểu tham thể này như có thể thấy qua các thí dụ trên đây.

c) Chỉ vật thường bị biến đổi về mặt nào đó

Phù hợp với nét nghĩa bị tác động nêu trên đây, tham thể thứ hai thường mang nét nghĩa “bị biến đổi” về mặt nào đó. Chính vì bị tác động bởi hành động nêu ở hạt nhân nên sự vật nêu ở tham thể thứ hai có sự thay đổi đặc điểm, tính chất

so với trạng thái vốn có ban đầu. Sự thay đổi này có thể quy về các dạng khác nhau. Dưới đây là một số dạng phổ biến:

- Sự thay đổi về mặt sở hữu. Thí dụ:

(16): Tôi thấy một cái bóng cao lớn trao cây đuốc cho chú bé. (Trung Trung Đỉnh)

(17): Nó giật đôi khuyên vàngcủa người ta. (Nguyễn Công Hoan)

Tham thể thứ hai (cây đuốc, đôi khuyên vàng) trong các câu trên chịu sự tác động trực tiếp của các hành động (trao, giật) và kết quả là có sự thay đổi về mặt sở hữu (chuyển từ sở hữu của chủ thể cho tiếp thể hoặc từ sở hữu của bị hại thể cho chủ thể).

- Sự thay đổi về vị trí trong không gian. Thí dụ: (18): Ông Nghị đặt bát xuống mâm. (Ngô Tất Tố) (19): Mỵ ném nắm lá ngón xuống đất. (Tô Hoài)

(20): Chúng treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng. (Nguyễn Trung Thành) Trong những câu trên đây, các sự vật nêu ở tham thể thứ hai (bát, nắm lá ngón, anh Xút) đều có sự thay đổi về vị trí sau khi hoạt động nêu ở động từ trung tâm (đặt, ném, treo cổ) được thực hiện.

- Sự thay đổi về tư tưởng hay hành động:

Thí dụ:

(21): Rồi chúng cấm thanh niên đi rừng. (Nguyễn Trung Thành) (22): Nhện rủ cả họ ra giăng tơ. (Tô Hoài)

Trong những câu trên đây, các thực thể nêu ở diễn tố thứ hai (thanh niên, cả họ) do chịu sự tác động của hành động nêu ở động từ trung tâm (cấm, rủ) nên đều có sự thay đổi nhất định về tư tưởng (buộc có sự suy nghĩ để có sự ứng xử phù hợp) và trong nhiều trường hợp, có thể có sự thay đổi cả về hành động (chẳng hạn:

Thanh niên sẽ không đi rừng hoặc hạn chế về hành động đi rừng so với trước đó; còn cả họ nhện có thể sẽ thực hiện hành động ra giăng tơ theo sự rủ rê của Nhện).

- Sự thay đổi về mặt tư cách, vị thế, chức danh.

Thí dụ:

(23): Huyện cử anh Núp làm cán bộ xã. (Nguyên Ngọc)

Ở những câu trên đây, các thực thể nêu ở tham thể thứ hai (anh Núp, Thất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ ba diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh) (Trang 86)