Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ ba diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh) (Trang 96)

7. Những kết quả nghiên cứu chính của luận án

3.3. Phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là một

3.3.1. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ

ban phát

Vấn đề cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ban phát đã được đề cập trong một số tài liệu mà tiêu biểu của công trình của Lâm Quang Đông [16]. Trong mục này, trên cơ sở tham khảo, tiếp thu (có điều chỉnh, bổ sung) những kết quả nghiên cứu của Lâm Quang Đông, đặc biệt là ý kiến của tác giả về các lớp nghĩa của vị từ trao, tặng và các vai nghĩa phù hợp [16, 110-152], chúng tôi, sẽ cố gắng làm rõ thêm một số khía cạnh còn ít được chú ý trong nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm động từ ban phát (miêu tả tỉ mỉ hơn ý nghĩa cụ thể và sự chi phối của động từ hạt nhân đối với các vai nghĩa; đồng thời, chú ý hơn đến cả ý nghĩa tự thân lẫn ý nghĩa quan hệ của các vai nghĩa xét trong mối quan hệ không chỉ với hạt nhân mà cả với nhau. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ có hai điểm điều chỉnh cụ thể:

- Không dùng thuật ngữ diễn tố để gọi tên các vai nghĩa như Lâm Quang Đông (vì diễn tố, như đã chỉ ra ở 1.2.2, là thành tố cú pháp chứ không phải là thành tố nghĩa biểu hiện).

- Chỉ giới hạn ở việc xem xét cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với các động từ ban phát điển hình (như đã xác định ở mục 2.3.3) chứ không mở rộng phạm vi khảo sát như Lâm Quang Đông (theo đó, từ cho trong câu: “Chiếc xe hơi với bộ số tự động cho anh ta tự do thoải mái hơn.” thiên về nghĩa gây tạo như: giúp cho, khiến cho, làm cho cũng được tác giả coi là thuộc động từ trao, tặng).

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ban phát ở dạng tối giản gồm hạt nhân ngữ nghĩa và ba tham thể ngữ nghĩa cơ sở là: chủ thể (tác thể), đối thể (bị thể), tiếp thể. Đặc điểm của mỗi thành tố ngữ nghĩa này sẽ được xem xét ở hai mặt: nội dung của nghĩa biểu hiện và sự tương ứng với các thành tố cú pháp.

3.3.1.1. Hạt nhân ngữ nghĩa

Ngoài những đặc điểm ngữ nghĩa chung của động từ ba diễn tố như đã được chỉ ra (chỉ hoạt động thường có tính cụ thể, tính chủ ý, tính tác động) [5, 46-47], hạt nhân ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ ban phát còn có những đặc điểm riêng phân biệt với các nhóm động từ ba diễn tố khác, cụ thể:

1/. Về nghĩa chung: Chỉ hoạt động chuyển giao sở hữu một vật từ chủ thể (tác thể) cho tiếp thể.

Đây là nét nghĩa đặc trưng, khu biệt động từ ban phát với các nhóm động từ ba diễn tố khác. Ý nghĩa chỉ ra trên đây của động từ ban phát với tư cách là hạt nhân ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu sẽ quy định số lượng, ý nghĩa cụ thể của các tham thể ngữ nghĩa (vai nghĩa) quây quần xung quanh nó. Với nghĩa này, động từ ban phát phân biệt về nghĩa biểu hiện với động từ ba diễn tố thuộc tất cả các nhóm khác.

Trong các động từ ba diễn tố, động từ thu nhận cũng chỉ hoạt động chuyển giao sở hữu và do đó có nét gần gũi về nghĩa với động từ ban phát. Tuy nhiên, động từ thu nhận chỉ hoạt động chuyển giao sở hữu theo chiều hướng ngược lại: chuyển giao sở hữu một vật từ kẻ tổn thất (bị hại thể) cho chủ thể (tác thể).

Với nghĩa đặc trưng chỉ ra trên đây, động từ ban phát quy định bên nó luôn có ba tham thể: chủ thể hay tác thể (kẻ chuyển giao), đối thể - vật được chuyển giao, tiếp thể - kẻ tiếp nhận.

2/. Về nghĩa cụ thể

Bên cạnh ý nghĩa chung trên đây, động từ ban phát còn bao gồm các nghĩa cụ thể khác nhau quy định đặc điểm ý nghĩa cụ thể của các tham thể mà chúng chi phối.

Cụ thể:

- Xét trong mối quan hệ với vị thế của chủ thể và tiếp thể, có thể phân biệt:

+ Những động từ ban phát luôn đòi hỏi tác thể (chủ thể tác động) thuộc vai trên so với tiếp thể.

Chẳng hạn: ban, phú, thí, bố thí, nhường luôn đòi hỏi chủ thể hay tác thể thuộc vai trên (có vị thế, quyền lực hơn so với tiếp thể). Thí dụ:

(38): Trời phú cho Nhu tính rất hiền. (Nam Cao)

+ Những động từ ban phát luôn đòi hỏi tác thể thuộc vai dưới so với tiếp thể (thí dụ: biếu, dâng, hiến, nộp, cống luôn đòi hỏi tác thể có vị thế thấp hơn so với tiếp thể).

(39): Đô đốc Thôi Tụ phải lê gối dâng tờ tạ tội. (Nguyễn Trãi)

- Xét theo sắc thái biểu cảm, có thể phân biệt:

+ Những động từ ban phát chỉ hoạt động gắn với thái độ, tình cảm trân trọng, yêu quý của chủ thể đối với tiếp thể: biếu, tặng, hiến, nhường…Thí dụ:

(40): Mẹ nhường bao nhiêu thức ngon, vật lạ cho con. (Báo Giáo dục và Thời đại)

(41): Con biếu thầy mấy đồng để thầy ăn quà. (Nam Cao)

+ Những động từ ban phát chỉ hoạt động gắn với thái độ, tình cảm khinh thị, coi thường của chủ thể đối với tiếp thể: thí, bố thí

(42): Con thí cho thằng mõ ấy. (Nam Cao)

+ Những động từ ban phát chỉ hoạt động gắn với sắc thái biểu cảm trung hòa:

đưa, cho, gửi, cấp, phát, trang bị…Thí dụ:

(43): Nó gửi cho anh ba lá thư. (Hồ Phương)

3.3.1.2. Các tham thể ngữ nghĩa

1/ Tham thể thứ nhất: tác thể (chủ thể tác động, chủ thể ban phát)

Tham thể thứ nhất (chủ thể ban phát) có thể được chia nhỏ thành một vài kiểu dạng cụ thể dựa vào các tiêu chí khác nhau. Cụ thể:

a) Về nghĩa tự thân cụ thể, tham thể thứ nhất có thể chỉ:

- Người: Đây là ý nghĩa chủ yếu của tham thể thứ nhất. Thí dụ:

(44): Trước khi đi, còn cho tôi ba đồng bạc. (Nam Cao)

(45): Ở đây, trong lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp dùng làm giá đựng bút và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù óng mượt. (Nguyễn Khải)

- Các thực thể (tổ chức, cơ quan, thực thể tự nhiên) đại diện cho con người hoặc được hình dung như người. Thí dụ:

(46): Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. (Hồ Chí Minh)

(47): Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn đá. (Nguyễn Tuân)

(48): Gõ kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván. (Tiếng Việt 5, tập 2, 2017) (49): Cây cho trái và cho hoa, sông cho tôm và cho cá. (Lời bài hát)

b) Về nghĩa quan hệ

- Theo mối tương quan về vai với tiếp thể, tham thể thứ nhất (chủ thể ban phát) bên hạt nhân là động từ ban phát được chia thành:

+ Chủ thể thuộc vai trên (so với tiếp thể). Thí dụ:

(50): Trời phú cho cô một thân hình kiều diễm và một giọng hát tuyệt vời. (Thế giới mới, số 328)

(51): Áo dài đã có lụa hồng vua ban. (Ca dao)

(52): Mỗi năm, người ta cũng thí cho nó cái quần, cái áo. (Nam Cao)

(53): Để tôi đóng vai nhà từ thiện, bố thí ô mai cho mọi người. (Nguyễn Công Hoan)

+ Chủ thể thuộc vai dưới (so với tiếp thể). Thí dụ:

(54): Đô đốc Thôi Tụ phải lê gối dâng tờ tạ tội. (Nguyễn Trãi) (55): Con biếu bà hai chục để thỉnh thoảng bà ăn quà. (Thạch Lam) (56): Tôi xin hiến ông một tài liệu để ông viết. (Nguyễn Công Hoan)

(57): Những học trò cũ ở xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý.(Tiếng Việt 5, tập 2, 2017)

+ Chủ thể ngang vai với tiếp thể. Thí dụ:

(58): Bà mẹ Bỉnh đưa miếng trầu mới cho mẹ Đực. (Nguyễn Thi)

(59): Họ sẽ gửi cho Điền những bức thư xinh xinh ướp nước hoa. (Nam Cao) - Theo mối quan hệ với hoạt động, cụ thể là tính tự nguyện hay bắt buộc thực hiện hoạt động nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa, tham thể thứ nhất (chủ thể ban phát) được chia thành:

+ Chủ thể hành động được thực hiện một cách tự nguyện

Kiểu chủ thể này đặc trưng cho các hành động do các động từ kiểu như: biếu, tặng, nhường, hiến…thực hiện. Thí dụ:

(60): Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà. (Nam Cao)

(61): Mẹ nhường bao nhiêu thức ngon vật lạ cho con. (Báo Giáo dục và Thời đại) + Chủ thể của hành động được thực hiện một cách miễn cưỡng, bắt buộc Kiểu chủ thể này đặc trưng cho các động từ như: nộp, cống nộp….Thí dụ:

(62): Hằng năm, các nước chư hầu đều phải cống nạp sản vật quý cho triều đình nhà Tần.

(63): Dưới chế độ thực dân phong kiến, người dân phải nộp cho chính quyền cai trị một thứ thuế vô lí là thuế thân.

- Theo mối quan hệ về mặt sở hữu đối với sự vật là đối thể ban phát (được xét vào thời điểm trước và sau khi hoạt động ban phát được thực hiện), tham thể thứ nhất có các nét nghĩa sau:

+ Chỉ kẻ vốn sở hữu hay kiểm soát, quản lý sự vật là đối thể ban phát. Chẳng hạn ở câu (55), tham thể con chỉ kẻ vốn sở hữu vật ban phát (hai chục) trước khi hoạt động chuyển giao sở hữu (biếu) được thực hiện.

+ Chỉ kẻ mất (tạm thời hay vĩnh viễn) quyền sở hữu hay kiểm soát vật là đối thể ban phát. Chẳng hạn ở câu (55), sau khi hoạt động chuyển giao sở hữu (biếu) được thực hiện thì chủ thể (con) mất quyền sở hữu đối với sự vật (hai chục).

2/. Tham thể thứ hai: đối thể tác động (bị thể)

Xem xét nghĩa cụ thể của tham thể thứ hai (đối thể ban phát), có thể xác định ở tham thể này các nghĩa sau:

a) Về nghĩa tự thân cụ thể, tham thể thứ hai có thể chỉ:

- Các vật dụng cụ thể: Đây là nghĩa phổ biến nhất của tham thể thứ hai. Các vật dụng này có thể là tiền bạc, ruộng vườn, thực phẩm, hay các đồ vật, vật dụng hằng ngày gắn với đời sống sinh hoạt của con người. Thí dụ:

(64): Cụ đưa luôn cho anh đầy tớ năm đồng. (Nam Cao)

(65): Cụ bảo Lý Cường cho hắn năm sào vườn ở ngoài bãi sông. (Nam Cao) (66): Năm 2004, con trai ông Xướng gửi về cho ông một cây thuốc. (Thế giới mới, số 357)

(67) Ông rút một tay áo ra, quẳng cái móng giò cho anh kép. (Nam Cao) (68) Người lính tuần đưa bà chánh cái phong thư. (Nguyễn Công Hoan) (69) Tôi thấy một cái bóng cao lớn trao cây đuốc cho chú bé. (Nguyễn Trung Đỉnh).

- Người: Nghĩa này ở tham thể thứ hai không phổ biến lắm. Ở trường hợp này, đối thể không được hình dung cụ thể như “vật sở hữu” mà thường với tư cách là người được quản lí, trông nom, săn sóc. Thí dụ:

(71): Nhu nhường mẹ cho thằng anh. (Nam Cao)

- Thực thể trừu tượng: Trong trường hợp này, tham thể đối thể thường chỉ các thực thể tinh thần. Thí dụ:

(72): Kiều phó thác tình cảm cho em bằng một tấm lòng tin cậy. (Tiền phong, số 48, 1999)

(73): Anh trao trả độc lập cho Nigiênia cách đây 38 năm. (Thế giới mới, số 328) (74): Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do, dân chủ nào. (Hồ Chí Minh)

- Hoạt động. Thí dụ:

(75): Bà trao việc chợ búa, ăn tiêu cho Nhượng. (Nam Cao) (76): Các ông nhường hắn ngồi chiếu trên. (Nam Cao)

(77): Lần sau, anh lại giao rải truyền đơn. (Tiếng Việt lớp 5, tập 2, 2017)

b) Về ý nghĩa quan hệ

- Xét trong mối quan hệ với hoạt động nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa, tham thể thứ hai chỉ sự vật, sự việc chịu tác động của hoạt động chuyển giao sở hữu mà kết quả là nó bị thay đổi chủ sở hay kẻ quản lí, kiểm soát (từ tác thể sang tiếp thể). Chẳng hạn, ở câu (66), tham thể thứ hai (cây thuốc) chịu tác động của hoạt động gửi

và có sự thay đổi về vị trí và sở hữu theo hướng từ chủ thể (con trai ông Xướng) sang tiếp thể (ông).

- Xét trong mối quan hệ với tham thể thứ ba (tiếp thể), tham thể thứ hai chỉ sự vật (sự việc) mà sau khi hoạt động chuyển giao sở hữu được thực hiện, sẽ trở thành vật được sở hữu hay được kiểm soát bởi tiếp thể.

Chẳng hạn, ở câu (64), tham thể thứ hai (năm đồng) bị chuyển sở hữu từ chủ thể (cụ) sang tiếp thể (anh đầy tớ). Ở câu (70), tham thể thứ hai (tôi) bị thay đổi chủ quản lí, kiểm soát từ tham thể thứ nhất (mẹ) sang tham thể thứ ba (bà tôi).

Ở câu (68) “Người lính tuần đưa bà Chánh cái phong thư.”, tham thể thứ hai (cái phong thư) là vật chịu tác động của hoạt động chuyển giao sở hữu (đưa), sau khi hoạt động được thực hiện, vật này đã có sự thay đổi chủ sở hữu từ chủ thể (người lính tuần) sang cho tiếp thể (bà Chánh).

3/. Tham thể thứ ba: tiếp thể

a) Về nghĩa tự thân cụ thể

Khác với tham thể thứ ba trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa thuộc các nhóm động từ ba diễn tố khác, tham thể thứ ba trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ban phát chủ yếu chỉ người (cơ quan, tổ chức thuộc con người) hoặc các thực thể được hình dung như con người. Đặc điểm ngữ nghĩa này của tham thể thứ ba bên hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ban phát rõ ràng do nghĩa “ban phát” của động từ hạt nhân quy định (thực thể tiếp nhận vật được ban phát đương nhiên phải là người hoặc có thuộc tính của con người). Đi vào cụ thể, tham thể thứ ba có thể có các nghĩa sau:

 Chỉ người:

Đây là nghĩa đặc trưng, phổ biến nhất của tham thể này. Chẳng hạn ở những câu dẫn trên đây tham thể thứ ba đều là các nhân vật như: hắn (câu 65), ông (ở câu 66), anh Kép (ở câu 67), bà Chánh (ở câu 68), chú bé (câu 69), bà tôi (câu 70),

thằng anh (câu 71).

 Chỉ cơ quan, tổ chức thuộc con người. Thí dụ:

(78) Tháng 8/ 1945, Bảo Đại đã giao nộp trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng. (79) Sau hòa bình, ông Thiện hiến toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước. (Tiếng Việt 5, tập 1, 2017)

(80) Trước khi chết, anh Quyết gửi cho làngXô Man bức thư này. (Nguyễn Trung Thành)

 Chỉ thực thể tự nhiên được hình dung như con người. Thí dụ: (81) Sông Đà giao việc cho mỗi hòn đá. (Nguyễn Tuân)

Ở câu vừa dẫn, sông Đà được Nguyễn Tuân dùng trong nghĩa nhân hóa và được ông hình dung như “vị chỉ huy” hệ thống dòng chảy phức tạp, dữ tợn của dòng sông Đà và phù hợp với nghĩa đó, mỗi hòn đá được hình dung như một thủ hạ chịu sự phân công, điều khiển của “vị chỉ huy” là sông Đà.

b) Về nghĩa quan hệ cụ thể

- Xét trong mối quan hệ với hoạt động nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa: Tham thể thứ ba trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ban phát chỉ cái đích mà hoạt động ban phát hay hoạt động chuyển giao sở hữu hướng tới. Cần chỉ ra rằng cùng với tham thể thứ nhất và thứ hai, tham thể thứ ba với ý nghĩa là cái đích của hoạt động chuyển giao sở hữu là một mắt xích quan trọng của

sự tình ban phát vì thiếu nó thì hoạt động ban phát không thể được thực hiện một cách trọn vẹn. (Rõ ràng những câu thiếu vắng tham thể tiếp thể như: “Người lính tuần đưa cái phong thư.”,Mẹ lại giao tôi.” không thể là câu trọn vẹn về nghĩa).

- Xét trong mối quan hệ với tham thể thứ hai (chỉ đối thể hay vật ban phát): Tham thể thứ ba (tiếp thể) chỉ kẻ sở hữu hay kẻ quản lí, kiểm soát sự vật (sự việc) nêu ở tham thể thứ hai (đối thể).

Chẳng hạn, ở câu (66) “Năm 2004, con trai ông Xướng gửi về cho ông một cây thuốc.”, tham thể thứ ba (ông) chỉ kẻ sở hữu mới sự vật nêu ở tham thể thứ hai (cây thuốc) vốn thuộc sở hữu của tác thể (con trai ông). Ở câu (75) “Bà lại trao việc chợ búa, ăn tiêu cho Nhượng.”, tham thể thứ ba (Nhượng) chỉ kẻ sở hữu mới quyền “chợ búa, ăn tiêu” vốn thuộc quyền của Nhu).

Như vậy, có thể thấy ở cấu trúc ngữ nghĩa của câu có hạt nhân là động từ ban phát có mối quan hệ tay ba phức tạp giữa tác thể, đối thể và tiếp thể. Mối quan hệ tay ba này có thể hình dung như sau:

- Trước khi hoạt động ban phát được thực hiện, tác thể là kẻ sở hữu (hay kiểm soát, quản lí) sự vật là đối thể, còn đối thể là vật sở hữu hay vật thuộc quyền kiểm soát của tác thể.

- Sau khi hoạt động ban phát được thực hiện, tác thể bị mất (tạm thời hoặc vĩnh viễn) quyền sở hữu, quản lí, kiểm soát đối với đối thể; đối thể bị thay đổi chủ thể sở hữu trở thành vật sở hữu (bị kiểm soát) mới của tiếp thể, còn tiếp thể trở thành kẻ sở hữu mới mới xét trong mối quan hệ với đối thể.

- Giữa tác thể và đối thể cũng có mối quan hệ gần gũi và liên đới nhất định. Mối quan hệ này có thể là quan hệ thân tộc (giữa mẹbà tôi ở câu 70), quan hệ chủ tớ (giữa cụ anh đầy tớ ở câu 64), quan hệ thống trị, bị trị (giữa chúng

nhân dân ta ở câu 74…).

- Trong mối quan hệ chuyển giao sở hữu có tính tay ba chỉ ra trên đây, nói chung, tác thể thường là kẻ bị tổn thất, còn tiếp thể, ngược lại, thường là kẻ được hưởng lợi về mặt nào đó. Sở dĩ, nói tiếp thể “thường là kẻ được hưởng lợi” là vì trong đa số trường hợp, sự vật mà tiếp thể được nhận là thứ có lợi cho tiếp thể như có thể thấy từ các thí dụ dẫn trên đây. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cái mà tiếp thể nhận được là điều bất lợi hay là điều hoàn toàn không mong muốn. Trong trường hợp này, động từ ban phát thường được dùng với sắc thái ý nghĩa mỉa mai

(82): Cai lệ nổi trận lôi đình tặng luôn cho anh Dậu năm bảy cái tát vào mặt. (Ngô Tất Tố)

(83): Tòa dành mười năm tù giam cho vị bác sĩ tử thần này. (Báo Tiền phong, số 48 năm 1999)

Ở dạng chung nhất, có thể phân tích quan hệ về nghĩa biểu hiện giữa các thành tố ngữ nghĩa ở câu ban phát (“Tôi trao tiền cho hắn.”) như sau:

- Hoạt động trao là hoạt động chuyển giao sở hữu xuất phát từ chủ thể tôi

tác động vào đối thể tiền và hướng tới đích là tiếp thể hắn.

- Tham thể thứ nhất (tôi) là kẻ tạo ra hoạt động (đồng thời, là kẻ có khả năng làm chủ, điều khiển hoạt động theo ý chí của mình) và vốn là kẻ sở hữu hay kiểm soát vật nêu ở đối thể (tiền).

- Tiền là đối thể chịu sự tác động trực tiếp của hoạt động chuyển giao sở hữu do chủ thể hành động thực hiện. Kết quả là tiền bị thay đổi về vị trí và về chủ sở hữu (từ tác thể tôi sang tiếp thể hắn).

- Tiếp thể “hắn” trở thành kẻ nhận và là kẻ sở hữu mới của đối thể (tiền). Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân là động từ ban phát ở dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ ba diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh) (Trang 96)