Những nét tương đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ ba diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh) (Trang 127)

7. Những kết quả nghiên cứu chính của luận án

4.3. Một số nét tương đồng và khác biệt giữa động từ ba diễn tố trong tiếng

4.3.1. Những nét tương đồng

Mặc dù là hai ngôn ngữ khác loại hình (tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập còn tiếng Anh thuộc ngôn ngữ biến tố) nhưng tiếng Việt và tiếng Anh đều là ngôn ngữ phân tích tính [65, tr.40]. Chính đặc tính phân tích tính khiến tiếng Việt và tiếng Anh có một số nét gần gũi với nhau về phương thức ngữ pháp. Nếu xét về mặt kết trị nội dung là kiểu kết trị mà theo S.D. Kanelson, phụ thuộc vào nghĩa của từ và có tính phổ quát thì có thể chỉ ra một số nét gần gũi hay tương đồng giữa động từ ba diễn tố trong hai ngôn ngữ.

4.3.1.1. Sự tương đồng về ý nghĩa của động từ

Sự khảo sát theo hướng so sánh cho thấy động từ ba diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Anh đều chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể hướng tới hai đối thể (hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa đối thể gồm cả ý nghĩa nội dung cầu khiến hay kết quả bình xét, biến hóa...[41, tr.101-108]

Có thể khái quát ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp của động từ ba diễn tố trong cả hai ngôn ngữ ở các nét nghĩa chính sau: tính hoạt động (chủ yếu là chỉ hành động),

tính chủ ý (chỉ hoạt động mà chủ thể có thể làm chủ (điều khiển)), tính ngoại động

(ngoại hướng), tính tam trị (chỉ hoạt động đòi hỏi sự tham gia của ba thành tố bắt buộc hay ba diễn tố).

Phân tích ý nghĩa của các động từ ba diễn tố trong tiếng Việt như: trao, mượn, cấm, đặt, bầu… và các động từ tương ứng trong tiếng Anh: give, borrow, forbid, put, elect…, có thể xác định ở chúng các nét nghĩa cơ bản chỉ ra trên đây. Chẳng hạn, ở từ

trao (hay give), có thể xác định các nét nghĩa: chỉ hành động xuất phát từ chủ thể (người trao) hướng tới đối thể (vật trao)tiếp thể (kẻ tiếp nhận). Ở động từ đặt (hay

put), có thể xác định các nét nghĩa: chỉ hành động xuất phát từ chủ thể (người đặt),

hướng tới đối thể (vật bị làm chuyển dời)vị trí hay hướng đích (điểm đặt).

Sự tương đồng về ý nghĩa của động từ trong các ngôn ngữ như chỉ ra trên đây chính là cơ sở của việc đối chiếu, so sánh từ ngữ và khả năng chuyển dịch tương ứng giữa các ngôn ngữ trong nghiên cứu, biên soạn từ điển đối chiếu và trong dạy học ngoại ngữ. Chẳng hạn, khi muốn chuyển dịch các câu (cấu trúc) với động từ cầu khiến trong tiếng Việt (cấm, yêu cầu, nhờ…) sang tiếng Anh, ta luôn tìm

được những động từ có ý nghĩa tương ứng trong tiếng Anh (forbid, request, ask…); còn khi cần chuyển dịch các câu (cấu trúc) với động từ bình xét trong tiếng Việt (bầu, cử, suy tôn, coi, gọi…), ta cũng luôn tìm được những động từ có ý nghĩa tương đương trong tiếng Anh (elect, appoint, honuor/ proclaim, consider, call).

Sự tương đồng ở mức độ nhất định về nghĩa giữa động từ ba diễn tố nói riêng và giữa các từ ngữ nói chung trong tiếng Việt và tiếng Anh có thể giải thích dựa vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, cụ thể, dựa vào mối quan hệ giữa từ (thuộc về ngôn ngữ) và khái niệm (thuộc về tư duy): Nghĩa của từ (nghĩa biểu niệm) là sự biểu thị hay phản ánh khái niệm - đơn vị của tư duy - mà khái niệm hay tư duy về cơ bản có tính nhân loại, tính phổ quát nên nghĩa của các thực từ, với tư cách là cái biểu thị khái niệm, trong các ngôn ngữ chắc chắn phải có sự tương đồng nhất định với nhau (các khái niệm tương ứng được xác lập trong tư duy của cộng đồng sẽ có cách biểu thị hay được “cố định hóa” về mặt vật chất bằng các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ của các cộng đồng đó.

4.3.1.2. Sự tương đồng về kết trị 1/ Về kết trị nội dung

Kết trị nội dung của động từ được hiểu là mối quan hệ hay sự kết hợp (sự phù hợp) về nghĩa giữa động từ và các diễn tố, chu tố như đã chỉ ra. Theo S.D.Ksnelson, kết trị nội dung được xác định theo đặc điểm về nghĩa cú pháp (các kiểu nghĩa như chủ thể, đối thể, nguyên nhân, mục đích…) của các diễn tố. Kết trị nội dung luôn có sự phụ thuộc chặt chẽ vào nghĩa động từ và bị quy định bởi nghĩa của động từ. Điều này có nghĩa là sự tương đồng về ý nghĩa sẽ quy định sự tương đồng về kết trị nội dung. Quả vậy, trong tiếng Việt và tiếng Anh, các động từ ba diễn tố thuộc các nhóm tiêu biểu (động từ ban phát, thu nhận, cầu khiến, bình xét, kết nối, di chuyển vật, so sánh, đối chiếu…), nhìn chung, đều có ba kết trị bắt buộc là: kết trị chủ thể (khả năng kết hợp vào mình thành tố chủ thể hay chủ ngữ), kết trị đối thể trực tiếp (khả năng kết hợp với thành tố chỉ đối thể trực tiếp) và kết trị đối thể gián tiếp (khả năng kết hợp vào mình thành tố đối thể gián tiếp) hay kết trị nội dung, kết quả (khả năng kết hợp với các thành tố chỉ nội dung, kết quả).

Sự tương đồng về kết trị nội dung như chỉ ra trên đây giải thích vì sao động từ thuộc các nhóm nêu trên đây trong tiếng Việt, tiếng Anh (và có lẽ trong nhiều ngôn ngữ khác) đều được phân loại và gọi bằng cùng tên gọi là “động từ tam trị)

lượng kết trị nội dung (số lượng diễn tố) mà nghĩa của động từ đòi hỏi hay quy định. Còn nếu cụ thể hóa kết trị nội dung của động từ ba diễn tố thì có thể nói rằng tiểu loại động từ này có ba kiểu kết trị nội dung là: kết trị chủ thể (khả năng kết hợp vào mình diễn tố chủ thể hay chủ ngữ); kết trị đối thể trực tiếp (khả năng kết hợp vào mình diễn tố đối thể trực tiếp hay bổ ngữ trực tiếp); kết trị đối thể gián tiếp hay kết trị nội dung, kết quả (khả năng kết hợp vào mình bổ ngữ gián tiếp hay bổ ngữ chỉ nội dung, kết quả…).

2/ Một số nét tương đồng về kết trị hình thức

Kết trị hình thức của động từ, như đã chỉ ra ở phần cơ sở lí luận, là mối quan hệ hay sự phù hợp về hình thức ngữ pháp giữa động từ và các diễn tố. Khác với kết trị nội dung phụ thuộc chặt chẽ vào nghĩa của động từ; kết trị hình thức không bị quy định trực tiếp bởi nghĩa mà phụ thuộc vào cơ cấu ngữ pháp, đặc điểm loại hình của ngôn ngữ hay kiểu ngôn ngữ cụ thể.

So với kết trị nội dung, kết trị hình thức của động từ ba diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Anh có ít sự tương đồng hơn là sự khác biệt. Vì đều là ngôn ngữ phân tích tính (tính phân tích tính của tiếng Anh ít hơn ở tiếng Việt) nên ngoài nét giống nhau về cách biểu hiện của các diễn tố (vốn chung cho nhiều ngôn ngữ, kể cả các ngôn ngữ khác loại hình); kết trị hình thức của động từ trong hai ngôn ngữ còn có một số nét tương đồng về phương thức kết hợp với các diễn tố và một số đặc điểm khác như sẽ chỉ ra dưới đây.

a) Về cách biểu hiện của diễn tố

Sự khảo sát cho thấy các diễn tố bên động từ tam trị trong tiếng Việt và tiếng Anh có cách biểu hiện về mặt từ loại (chưa tính đến phương thức kết hợp, cụ thể là phương tiện dẫn nối diễn tố), về cơ bản, là giống nhau, cụ thể:

- Diễn tố thứ nhất (diễn tố chủ thể hay chủ ngữ) trong cả hai ngôn ngữ đều có chung cách biểu hiện là thể từ (danh từ, đại từ) và đều có thể kí hiệu là N1 trong mô hình kết trị.

- Diễn tố thứ hai (diễn tố đối thể trực tiếp hay bổ ngữ trực tiếp) cũng thường được biểu hiện bằng thể từ, kí hiệu: N2.

- Diễn tố thứ ba (diễn tố đối thể gián tiếp hay nội dung, kết quả) đều có thể được biểu hiện bằng:

+ Thể từ (bên hạt nhân là các động từ ba diễn tố còn lại), kí hiệu: N3.

Nếu mô hình hóa thuộc kết hợp cú pháp (kết trị) của động từ ba diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Anh (mà tạm thời chưa sử dụng các hư từ dẫn nối diễn tố) thì có thể thấy trong cả hai ngôn ngữ đều có các mô hình cơ bản là: N1 - V - N2 - N3 hoặc N1 - V1 - N2 - V2. Những mô hình trên đây cho thấy những nét tương đồng về cách biểu hiện của các diễn tố bên động từ tam trị tiếng Việt và tiếng Anh.

Cần thấy rằng sự tương đồng về cách biểu hiện (đặc tính từ loại) của các diễn tố bên động từ tam trị trong tiếng Anh và tiếng Việt như đã chỉ ra ở các mô hình khái quát trên đây tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, miêu tả cũng như việc dạy học (đối chiếu, chuyển dịch) giữa tiếng Việt và tiếng Anh với tư cách là ngoại ngữ.

b) Về phương thức kết hợp của động từ với các diễn tố

Đều là ngôn ngữ phân tích tính, tiếng Việt và tiếng Anh đều sử dụng các phương thức phân tích là trật tự từ, hư từ và ngữ điệu (mặc dù tiếng Anh còn sử dụng cả phương thức biến tố là phương thức tổng hợp tính). Cụ thể:

- Về vai trò của trật tự từ

Vai trò của trật tự từ cũng như nét tương đồng về vai trò của phương thức này trong tiếng Việt và tiếng Anh đối với việc tạo lập câu hay cấu trúc với động từ ba diễn tố hiện rõ ở các mô hình kết trị cơ bản nêu trên đây (theo đó, động từ luôn chiến vị trí trung tâm mà trước nó là diễn tố chủ thể còn sau nó là diễn tố đối thể trực tiếp, gián tiếp hay diễn tố nội dung, kết quả).

- Về vai trò hư từ

Ở câu hay cấu trúc với động từ ba diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Anh, diễn tố thứ hai hầu như chủ yếu đều kết hợp trực tiếp với động từ, còn diễn tố thứ ba (trừ diễn tố chỉ nội dung cầu khiến) hầu như đều kết hợp gián tiếp với động từ (thông qua một quan hệ từ hay một động từ quan hệ).

Dưới đây là một số thí dụ minh họa:

+ Ở cấu trúc ban phát: Diễn tố thứ ba (chỉ kẻ nhận) trong tiếng Việt, ở dạng cơ bản, được dẫn nối bởi giới từ cho, còn trong tiếng Anh được dẫn nối bởi giới từ

to.Thí dụ:

(1a): John đã đưa cuốn sách cho Mary.

(1b): John gave the book to Mary. (Dẫn theo [88, tr.91]) (2a): Ông Smit đã đưa 10.000 đô la cho cháu trai của mình.

(2b): Mr Smit gave $ 10.000 to his grandson. (Dẫn theo [88, tr. 61])

Ở dạng cải biến vị trí của diễn tố (chuyển diễn tố thứ ba lên trước diễn tố thứ hai), trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh, đều có biến thể vắng quan hệ từ ở diễn tố thứ ba (chỉ kẻ nhận). Thí dụ:

(3a): John đưa Ø Mary cuốn sách. (3b): John gave Mary the book.

+ Ở cấu trúc di chuyển vật: Diễn tố thứ ba (chỉ vị trí hay hướng đích) trong tiếng Việt được dẫn nối bởi các hư từ chỉ hướng như: ra, vào, lên, xuống…; còn diễn tố tương ứng trong tiếng Anh cũng được dẫn nối bởi các giới từ với ý nghĩa phù hợp. Thí dụ:

(4a): Những kẻ xấu đã ném đá vào xe buýt. (4b): Somebody threw an egg at the minister.

(Có ai đó ném một quả trứng vào ông bộ trưởng). (Dẫn theo [61, tr. 405]) (5a): Người ta đặt một chiếc mũ rơm lên đầu nó.

(5b): People put a straw hat on his head.

+ Ở cấu trúc bình xét: Diễn tố thứ ba (chỉ kết quả của bình xét) trong tiếng Việt được dẫn nối bởi các động từ quan hệ làm, là (có nét gần với quan hệ từ); còn diễn tố tương ứng trong tiếng Anh, ở dạng cơ bản, cũng được dẫn nối bởi to be hoặc

as (là những từ có đặc điểm tương tự làm, là trong tiếng Việt). Thí dụ: (6a): Họ cử ông ấy làm chỉ huy trường công trường.

(6b): They appoint him to be the chief of the construction site. (7a): Tôi coi cô ấy bạn thân nhất của tôi.

(7b): I regard her as my best friend. (Dẫn theo [82, tr.360])

c) Về phương thức cải biến bị động

Trong cải biến bị động nói chung, cải biến bị động của cấu trúc với động từ ba diễn tố nói riêng, giữa tiếng Việt và tiếng Anh có một số nét tương đồng. Cụ thể:

- Ở cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có sự sử dụng trợ động từ (be trong tiếng Anh) hay động từ ngữ pháp (được, bị trong tiếng Việt), tức là đều dùng phương thức phân tích tính. Sự tương đồng này khiến tiếng Việt và tiếng Anh cùng có sự khác biệt với tiếng Nga là ngôn ngữ tổng hợp tính điển hình mà ở đó, cải biến bị động được thực hiện nhờ chỉ tố cải biến là phụ tố ся (hoặc dùng hình thức tính động từ ở dạng bị động, tức là dùng phương thức tổng hợp tính). So sánh:

Ở tiếng Việt, tiếng Anh:

(8a): John đưa cuốn sách cho Mary.

(8b): Cuốn sách được John đưa cho Mary. (8c): Mary được John đưa cuốn sách cho. (9a): John gave the book to Mary.

(9b): The book was given to Mary by John.

(9c): Mary was given the book by John. (Dẫn theo [88, tr. 141]) Ở tiếng Nga:

(10a): Cтуденты выпоняют задание. (Sinh viên hoàn thành bài tập.) (10b): 3адание выпоняется студентами. (Bài tập được sinh viên hoàn thành.) (11a): 2а. Она положила шапку на пол. (Chị đặt chiếc nón xuống thềm.) (11b): 2д. Шляпа была положена ей на пол. (Chiếc nón được chị đặt xuống thềm.)

- Ở cấu trúc với động từ ba diễn tố trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh, khả năng cải biến bị động của các diễn tố đều khá mạnh (so với một vài ngôn ngữ khác). Chẳng hạn, theo kết quả khảo sát của L. Tesnière, ở cấu trúc với động từ ban phát của tiếng Anh, có thể có hai dạng cải biến bị động với các diễn tố, cụ thể:

+ Cải biến bị động với diễn tố thứ hai (chỉ đối thể trực tiếp). Thí dụ: (12a): Alfred gives the book to Charler.

(Alfred đưa cuốn sách cho Sác lơ) (12b): The book is given by Alfred to Charles. (Cuốn sách được Alfred đưa cho Sác lơ).

+ Cải biến bị động với diễn tố thứ ba (chỉ kẻ nhận). Thí dụ: (12c): Charles is given the book by Alferd.

(Sác lơ được Alferd đưa cuốn sách cho).

(Các thí dụ được dẫn theo [104, tr. 270]). Như vậy, có thể thấy khả năng cải biến bị động của các diễn tố (thứ hai và thứ ba) ở cấu trúc với động từ ban phát trong tiếng Anh giống với tiếng Việt (thể hiện ở những câu dịch tương ứng). Tuy nhiên, theo L. Tesnière, trong tiếng Pháp, cấu trúc với động từ ban phát (có ý nghĩa tương ứng với cấu trúc trên đây) chỉ cho phép có một dạng cải biến bị động duy nhất: cải biến bị động với diễn tố thứ hai (chỉ đối thể trực tiếp). Chẳng hạn, ở tiếng Pháp, câu (13a) “Alferd donne le livre a

Charles”. (Alferd đưa cuốn sách cho Sác lơ) chỉ có một dạng cải biến bị động với diễn tố thứ hai là:

(13b): “Le livre est donné par Alfred a Charles” (Cuốn sách được Alfred đưa cho Sác lơ). [104, tr.269]

d) Về khả năng lược bỏ diễn tố bên động từ

Khả năng lược bỏ diễn tố bên động từ phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm chi phối (lực chi phối) của động từ đối với các diễn tố. Khả năng này phản ánh mức độ đòi hỏi hay mức độ gắn bó của động từ đối với các diễn tố.

Đối với các ngôn ngữ mà động từ có lực chi phối mạnh (ngôn ngữ biến tố điển hình, chẳng hạn, tiếng Nga), khả năng lược bỏ diễn tố thường rất hạn chế. Điều này thể hiện ở chỗ trong các ngôn ngữ đó (ngôn ngữ mà động từ có lực chi phối mạnh) thường có sự “lặp lại” diễn tố đối thể (bổ ngữ) ở “mệnh đề quan hệ” bằng hình thức “đại từ quan hệ”.

Ở tiếng Anh, bên cạnh nét tương đồng với tiếng Nga (thể hiện ở cách dùng “lặp lại” diễn tố đối thể (bổ ngữ) ở các mệnh đề quan hệ bằng đại từ quan hệ (who, that, which) thì trong nhiều trường hợp, tiếng Anh còn cho phép có biến thể vắng (lược bỏ) đại từ quan hệ là tân ngữ (bổ ngữ) (ở mệnh đề quan hệ). Đặc điểm này khiến cho tiếng Anh khác với tiếng Nga và có nét gần gũi với tiếng Việt (về khả năng lược bỏ diễn tố bên động từ hay về lực chi phối của động từ). Chẳng hạn, theo Raymond Murphy, trong tiếng Anh, “Khi who, that, which là tân ngữ, có thể lược bỏ nó”. [61, tr.287]

Thí dụ: Có thể nói:

(14): The woman (who) I wanted to see was away on holiday. (Người phụ nữ mà tôi muốn gặp đã đi nghỉ rồi).

(15): The dress (that) Ann bought doesn’t fit her very well. (Chiếc váy đầm mà Ann đã mua không vừa với cô ấy).

(16): The woman (who) he fell on love with left him after a few weeks. (Người phụ nữ mà anh ta yêu đã bỏ rơi anh ta sau vài tuần).

(17): I gave her all the money (that) I had.

(Tôi đã đưa cho cô ấy toàn bộ số tiền mà tôi có)

(Dẫn theo [61, tr.287-288]) (Ghi chú: Những từ ở trong ngoặc và in đậm có thể dùng hoặc lược bỏ).

Những thí dụ trên đây cho thấy về khả năng lược bỏ diễn tố đối thể (bổ ngữ) bên động từ, giữa tiếng Việt và tiếng Anh có nét gần gũi hơn hẳn so với giữa tiếng Việt và tiếng Nga (ở tiếng Nga, hầu như không thể lược bỏ như vậy).

Dưới đây, xin dẫn một số thí dụ về trường hợp lược bỏ diễn tố đối thể (được biểu hiện bằng đại từ quan hệ) bên động từ ba diễn tố trong tiếng Anh và tiếng Việt (ở tiếng Việt thể hiện ở những câu dịch tương ứng).

(18): He made away with the money Ø his father had given him.

(Anh ta đã phung phí số tiền mà bố anh ta cho Ø.) (Dẫn theo [61, tr.248]) (19): She was enchanted with flowers Ø you sent her.

(Cô ấy rất thích những đóa hoa mà cậu tặng cô ấy Ø.) (Dẫn theo [61, tr.248])

4.3.2. Những nét khác biệt

4.3.2.1. Về phạm vi, ranh giới của động từ ba diễn tố

Sự khảo sát cho thấy ở những nhóm chính hay nhóm phổ biến (các nhóm động từ ban phát, thu nhận, cầu khiến, bình xét, kết nối, di chuyển vật…), động từ ba diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Anh luôn có sự tương ứng với nhau (giống nhau về số lượng kết trị bắt buộc, tức là đều đòi hỏi ba diễn tố). Tuy nhiên, ở một vài nhóm nhỏ hay ở một số động từ cụ thể, giữa hai ngôn ngữ có sự khác biệt nhất định. Vì chưa có điều kiện khảo sát thật đầy đủ, cụ thể về toàn bộ động từ ba diễn tố trong tiếng Anh nên ở đây, chỉ xin nêu ra một vài trường hợp có sự khác biệt (sự không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ ba diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh) (Trang 127)