Sự tương ứng giữa cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện trong câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ ba diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh) (Trang 121)

7. Những kết quả nghiên cứu chính của luận án

3.4. Sự tương ứng giữa cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện trong câu

với động từ ba diễn tố

Đây là vấn đề khá phức tạp. Trong luận án này, chúng tôi chỉ xin nêu một số ý kiến khái quát.

3.4.1. Sự tương ứng giữa hạt nhân ngữ nghĩa và hạt nhân cú pháp

Có thể phân biệt hai trường hợp: Trường hợp hạt nhân ngữ nghĩa trùng với hạt nhân cú pháp và trường hợp hạt nhân ngữ nghĩa không trùng với hạt nhân cú pháp.

1/ Trường hợp hạt nhân ngữ nghĩa trùng với hạt nhân cú pháp

Đây là trường hợp của những cấu trúc xuất phát (cấu trúc cơ bản) và những cấu trúc với sự cải biến vị trí (cải biến thuần hình thức) của các diễn tố theo đó, các thành tố cú pháp trong câu không thay đổi bản chất cú pháp của mình.

Chẳng hạn, trong cấu trúc xuất phát: “Tôi trao tiền cho hắn.”; “Cô thư ký đặt tập giấy lên bàn.”, hạt nhân ngữ nghĩa là các động từ “trao”, “đặt” đồng thời cũng là hạt nhân cú pháp (vị ngữ) trong câu.

Đối với các trường hợp cải biến vị trí: “Tiền, tôi sẽ trao cho hắn.”; “Tập giấy, cô thư ký đặt lên bàn.” cũng tương tự như vậy, các động từ “trao”, “đặt” vừa là hạt nhân ngữ nghĩa, đồng thời giữ vai trò hạt nhân cú pháp (vị ngữ) của câu.

2/ Trường hợp hạt nhân ngữ nghĩa không trùng với hạt nhân cú pháp

Đây là trường hợp của những câu hay cấu trúc nhận được nhờ cải biến bị động. Chẳng hạn, đối với trường hợp cải biến bị động: “Tiền được tôi trao cho hắn” thì “trao” lúc này là hạt nhân ngữ nghĩa nhưng không còn giữ vai trò hạt nhân cú pháp. Hạt nhân cú pháp trong câu trên là được.

3.4.2. Sự tương ứng giữa các vai nghĩa và thành phần cú pháp của câu

Nhìn chung, trong cấu trúc xuất phát (cấu trúc cơ bản) và cấu trúc cải biến vị trí với động từ ba diễn tố, các vai nghĩa và các thành phần cú pháp của câu thường có sự trùng nhau (chủ thể hay tác thể trùng với chủ ngữ, đối thể tác động trùng với bổ ngữ trực tiếp, đối thể gián tiếp hay nội dung, kết quả trùng với bổ ngữ gián tiếp hay bổ ngữ nội dung, kết quả).

Chẳng hạn, ở những câu như: “Tôi trao tiền cho hắn”, “Tiền, tôi đã trao cho hắn”, “Cô thư kí đặt tập giấy lên bàn”, “Tập giấy, cô thư kí đặt lên bàn” luôn có sự

trùng nhau giữa chủ thể hay tác thể (tôi, cô thư kí) với chủ ngữ và sự trùng nhau giữa đối thể trực tiếp, gián tiếp (tiền, hắn, tập giấy, bàn) với bổ ngữ.

Tuy nhiên, trong cấu trúc bị động (nhận được nhờ phép cải biến bị động), mối quan hệ hay sự tương ứng như kiểu trên đây đã có sự thay đổi. Chẳng hạn, thử phân tích mối quan hệ hay sự tương ứng giữa các vai nghĩa và các thành phần cú pháp của câu trong những câu bị động sau:

(149): Tiền được tôi trao cho hắn. (150): Hắn được tôi trao tiền cho.

(151) Tập giấy được cô thư kí đặt lên bàn.

Ở câu (149), tiền vốn là bổ ngữ trong câu xuất phát mặc dù về nghĩa biểu hiện vẫn chỉ đối thể tác động (bị thể) nhưng nó không còn là bổ ngữ trực tiếp như ở câu xuất phát mà trở thành chủ ngữ (chỉ chủ thể thuần cú pháp) trong câu bị động.

Ở câu (150), hắn (vốn là bổ ngữ gián tiếp trong câu xuất phát) mặc dù về nghĩa biểu hiện vẫn chỉ tiếp thể (kẻ nhận) nhưng nó không còn là bổ ngữ gián tiếp như ở câu xuất phát mà trở thành chủ ngữ trong câu bị động.

Ở câu (151), tập giấy không còn là bổ ngữ trực tiếp như trong câu xuất phát mà trở thành chủ ngữ trong câu bị động mặc dù về nghĩa biểu hiện nó vẫn chỉ đối thể tác động (bị thể).

Trong câu bị động, chỉ riêng từ chỉ tác thể (tôi, cô thư ký) không thay đổi ý nghĩa và chức năng cú pháp (vẫn là chủ ngữ - tác thể) mặc dù xét trong toàn câu, nó không còn là chủ ngữ chung của câu (chủ ngữ bậc 1) mà trở thành chủ ngữ bậc 2 - chủ ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ bên động từ bị động (được).

3.5. Tiểu kết

Chương 3 dành cho việc phân tích động từ ba diễn tố xét trên bình diện nghĩa biểu hiện.

Trên cơ sở các khái niệm nghĩa biểu hiện, cấu trúc nghĩa biểu hiện, hạt nhân ngữ nghĩa và tham thể ngữ nghĩa (vai nghĩa), luận án đã tiến hành phân tích, làm rõ đặc điểm nghĩa biểu hiện của các thành tố ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ba diễn tố. Đối với hạt nhân ngữ nghĩa, những đặc điểm chung về ngữ nghĩa đã được chỉ ra là: chỉ hoạt động có tính cụ thể,

tính chủ ý, tính tác động. Ngoài ra, ở mỗi nhóm động từ ba diễn tố đều có những nét nghĩa riêng đặc trưng cho nhóm của mình và phân biệt với các nhóm động từ ba diễn tố khác. (Chẳng hạn, nghĩa ban phát, thu nhận, cầu khiến, bình xét, kết nối, làm chuyển dời đối thể…).

Với đặc điểm ngữ nghĩa chỉ ra trên đây, động từ ba diễn tố giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa đòi hỏi ba tham thể ngữ nghĩa hay ba vai nghĩa: vai nghĩa thứ nhất chỉ tác thể (chủ thể của hành động tác động), vai nghĩa thứ hai chỉ đối thể chịu tác động (bị thể), vai nghĩa thứ ba gồm các vai nghĩa cụ thể như tiếp thể, bị hại thể (kẻ tổn thất), điểm đặt hay hướng đích, nội dung cầu khiến, kết quả bình xét, kết quả biến hóa….Về nghĩa cụ thể, bên cạnh các ý nghĩa chung, các tham thể ngữ nghĩa bên hạt nhân ngữ nghĩa là động từ ba diễn tố thuộc các nhóm cụ thể khác nhau đều có những nét nghĩa riêng gắn với nét nghĩa riêng của hạt nhân ngữ nghĩa thuộc các nhóm động từ cụ thể khác nhau.

Đi vào phân tích cụ thể cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với một số nhóm động từ ba diễn tố tiêu biểu (động từ ban phát, động từ chuyển dời đối thể, động từ cầu khiến), có thể thấy trong các tham thể ngữ nghĩa của động từ ba diễn tố nếu tham thể thứ nhất có nhiều nét nghĩa chung giữa các nhóm thì tham thể thứ hai, đặc biệt là tham thể thứ ba có nhiều nét nghĩa biểu hiện riêng đặc trưng cho các nhóm động từ ba diễn tố cụ thể. Kết quả phân tích ở Chương 3 cho thấy nghĩa biểu hiện của hạt nhân ngữ nghĩa và các tham thể ngữ nghĩa mà hạt nhân chi phối rất phức tạp và việc miêu tả, phân tích theo nội dung này không chỉ giúp làm sáng tỏ bình diện nghĩa biểu hiện của động từ ba diễn tố nói riêng mà còn giúp làm sáng tỏ bình diện nghĩa biểu hiện của câu nói chung.

Chương 4

BƯỚC ĐẦU SO SÁNH ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 4.1. Đặt vấn đề

Động từ ba diễn tố hay động từ tam trị (verb trivalent) là một trong bốn tiểu loại động từ được phân loại theo kết trị [104, tr.250-270]. Mặc dù trong ngữ pháp truyền thống, động từ tam trị cùng với động từ song trị được xếp chung vào động từ ngoại động (ngoại hướng) nhưng theo L. Tesnière, động từ tam trị có những đặc tính ngữ pháp riêng rất phức tạp và do đó, cần được nghiên cứu riêng, có tính chuyên sâu. L. Tesnière cho rằng: “Trước hết, cần đánh giá tầm quan trọng hàng đầu của việc phân tích động từ tam trị đối với người học ngoại ngữ” [104, tr.270]. Sở dĩ có thể khẳng định được như vậy vì, theo L. Tesnière, lỗi của người học ngoại ngữ thể hiện ở cách dùng động từ thường có tỉ lệ tăng dần từ cách dùng động từ có kết trị đơn giản (động từ đơn trị) đến cách dùng động từ có kết trị phức tạp (động từ tam trị). [104, tr.268]

Dựa vào ý kiến trên đây của L. Tesnière về tính phức tạp, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu động từ tam trị đối với việc dạy học tiếng, trong chương này, chúng tôi tiến hành khảo sát theo hướng so sánh động từ tam trị trong tiếng Việt và tiếng Anh; qua đó, bước đầu chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt ở một số mặt, chủ yếu là ở mặt kết trị hình thức giữa động từ tam trị trong hai ngôn ngữ khác loại hình này nhằm phục vụ cho việc dạy học tiếng.

Vì vấn đề đặc điểm ngữ pháp của động từ tam trị trong tiếng Việt và tiếng Anh là vấn đề lớn và rất phức tạp mà tính chất cũng như dung lượng luận án không cho phép bao quát hết được nên chúng tôi chỉ tập trung vào hai khía cạnh cụ thể: những nét tương đồng, khác biệt về ý nghĩa, về phạm vi, ranh giới và những nét tương đồng, khác biệt về kết trị hình thức giữa động từ ba diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Anh.

Về phạm vi tư liệu khảo sát, do khuôn khổ của luận án nên khi phân tích kết trị hình thức của động từ ba diễn tố, chúng tôi sẽ chủ yếu tập trung khảo sát ở bốn nhóm động từ ba diễn tố tiêu biểu là: động từ ban phát, động từ cầu khiến, động từ bình xét và động từ chuyển dời đối thể (động từ di chuyển vật).

4.2. Một số nét khái quát về động từ ba diễn tố trong tiếng Anh

Cũng như động từ ba diễn tố trong tiếng Việt, động từ ba diễn tố trong tiếng Anh là những động từ chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể hướng tới hai đối thế, tức là chi phối ba thành tố cú pháp bắt buộc hay ba diễn tố. Những động từ này bao gồm: advise (khuyên), allow (cho phép), ask (yêu cầu), beg (van xin), cause (gây ra, khiến), challaenge (thử thách), convince (thuyết phục), dare (dám, thách), encourage (động viên, khuyến khích), forbid (cấm), force (ép buộc), hire (thuê, mướn), instruct (huấn luyện), invite (mời), need (cần), order (ra lệnh), permit (cho phép), persuade (thuyết phục), remind (nhắc nhở), require (đòi hỏi), teach (dạy), tell (bảo), urge (thúc giục), want (mong muốn), warn (cảnh báo), give (trao/cho), send (gửi), borrow (vay/mượn), put (đặt/để), elect (bầu), appoint (cử), honours (suy tôn), concider (coi), call (gọi), make (làm)…

Thí dụ:

- Câu với động từ cầu khiến:

The police ordered the driver to stop.

(Cảnh sát đã ra lệnh cho người lái xe dừng lại) She allowed me to use her car.

(Cô ta đã cho phép tôi sử dụng xe của cô ấy.) They begged us to come.

(Họ đã van xin chúng tôi đến.)

She advised me to wait until tomorrow. (Cô ta khuyên tôi chờ tới ngày mai.) I asked John to help us.

(Tôi đã đề nghị John giúp chúng tôi.) Our teacher requires us to be on time.

(Thầy giáo chúng tôi yêu cầu chúng tôi (đến/đi) đúng giờ.) I urged her to apply for the job.

(Tôi đã thúc giục cô ta nộp đơn xin việc.) - Câu với động từ ban phát:

I gave him the money. (Tôi đã cho hắn tiền.)

(Jonh gửi cho bạn một lá thư.) - Câu với động từ thu nhận: I rerceived the money from her. (Tôi đã nhận tiền từ bà ấy.)

Nam borrow money from his friend. (Nam vay tiền từ bạn anh ta.)

- Câu với động từ làm chuyển dời đối thể: She put the hat on the floor.

(Chị đặt chiếc nón xuống thềm.) People put on his head a straw hat.

(Người ta đặt lên đầu nó một chiếc mũ rơm.) - Câu với động từ bình xét:

We elect him as a chairman.

(Chúng tôi bầu ông ấy làm chủ tịch.) Everybody honours him as a leader. (Mọi người suy tôn anh ấy làm thủ lĩnh.) The explodent make everybody jump. - Câu với động từ gây khiến:

The big noise made a baby awake.

(Tiếng động mạnh làm đứa trẻ thức giấc.)

Các động từ nêu trên đều chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể hướng tới hai đối thể và bao gồm các nét nghĩa chính sau: tính hoạt động (chủ yếu là chỉ hành động), tính chủ ý (chủ yếu là chỉ hoạt động có tính chú ý), tính ngoại động (ngoại hướng), tính tam trị (chỉ hoạt động đòi hỏi sự tham gia của ba thành tố bắt buộc hay ba diễn tố).

Có thể khái quát cấu trúc cú pháp của các động từ ba diễn tố qua các mô hình sau:

N1- V1- N2 - V2, N1- V- N2 - pN3 Thí dụ:

I gave the money to him. (→ I gave him the money). (Tôi đã cho hắn tiền)

Trong câu trên đây, I (N1) là diễn tố chủ thể (chủ ngữ), the money (N2) là diễn tố đối thể trực tiếp (bổ ngữ trực tiếp), him (N3) là diễn tố đối thể gián tiếp (bổ ngữ gián tiếp).

4.3. Một số nét tương đồng và khác biệt giữa động từ ba diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Anh Việt và tiếng Anh

4.3.1. Những nét tương đồng

Mặc dù là hai ngôn ngữ khác loại hình (tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập còn tiếng Anh thuộc ngôn ngữ biến tố) nhưng tiếng Việt và tiếng Anh đều là ngôn ngữ phân tích tính [65, tr.40]. Chính đặc tính phân tích tính khiến tiếng Việt và tiếng Anh có một số nét gần gũi với nhau về phương thức ngữ pháp. Nếu xét về mặt kết trị nội dung là kiểu kết trị mà theo S.D. Kanelson, phụ thuộc vào nghĩa của từ và có tính phổ quát thì có thể chỉ ra một số nét gần gũi hay tương đồng giữa động từ ba diễn tố trong hai ngôn ngữ.

4.3.1.1. Sự tương đồng về ý nghĩa của động từ

Sự khảo sát theo hướng so sánh cho thấy động từ ba diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Anh đều chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể hướng tới hai đối thể (hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa đối thể gồm cả ý nghĩa nội dung cầu khiến hay kết quả bình xét, biến hóa...[41, tr.101-108]

Có thể khái quát ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp của động từ ba diễn tố trong cả hai ngôn ngữ ở các nét nghĩa chính sau: tính hoạt động (chủ yếu là chỉ hành động),

tính chủ ý (chỉ hoạt động mà chủ thể có thể làm chủ (điều khiển)), tính ngoại động

(ngoại hướng), tính tam trị (chỉ hoạt động đòi hỏi sự tham gia của ba thành tố bắt buộc hay ba diễn tố).

Phân tích ý nghĩa của các động từ ba diễn tố trong tiếng Việt như: trao, mượn, cấm, đặt, bầu… và các động từ tương ứng trong tiếng Anh: give, borrow, forbid, put, elect…, có thể xác định ở chúng các nét nghĩa cơ bản chỉ ra trên đây. Chẳng hạn, ở từ

trao (hay give), có thể xác định các nét nghĩa: chỉ hành động xuất phát từ chủ thể (người trao) hướng tới đối thể (vật trao)tiếp thể (kẻ tiếp nhận). Ở động từ đặt (hay

put), có thể xác định các nét nghĩa: chỉ hành động xuất phát từ chủ thể (người đặt),

hướng tới đối thể (vật bị làm chuyển dời)vị trí hay hướng đích (điểm đặt).

Sự tương đồng về ý nghĩa của động từ trong các ngôn ngữ như chỉ ra trên đây chính là cơ sở của việc đối chiếu, so sánh từ ngữ và khả năng chuyển dịch tương ứng giữa các ngôn ngữ trong nghiên cứu, biên soạn từ điển đối chiếu và trong dạy học ngoại ngữ. Chẳng hạn, khi muốn chuyển dịch các câu (cấu trúc) với động từ cầu khiến trong tiếng Việt (cấm, yêu cầu, nhờ…) sang tiếng Anh, ta luôn tìm

được những động từ có ý nghĩa tương ứng trong tiếng Anh (forbid, request, ask…); còn khi cần chuyển dịch các câu (cấu trúc) với động từ bình xét trong tiếng Việt (bầu, cử, suy tôn, coi, gọi…), ta cũng luôn tìm được những động từ có ý nghĩa tương đương trong tiếng Anh (elect, appoint, honuor/ proclaim, consider, call).

Sự tương đồng ở mức độ nhất định về nghĩa giữa động từ ba diễn tố nói riêng và giữa các từ ngữ nói chung trong tiếng Việt và tiếng Anh có thể giải thích dựa vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, cụ thể, dựa vào mối quan hệ giữa từ (thuộc về ngôn ngữ) và khái niệm (thuộc về tư duy): Nghĩa của từ (nghĩa biểu niệm) là sự biểu thị hay phản ánh khái niệm - đơn vị của tư duy - mà khái niệm hay tư duy về cơ bản có tính nhân loại, tính phổ quát nên nghĩa của các thực từ, với tư cách là cái biểu thị khái niệm, trong các ngôn ngữ chắc chắn phải có sự tương đồng nhất định với nhau (các khái niệm tương ứng được xác lập trong tư duy của cộng đồng sẽ có cách biểu thị hay được “cố định hóa” về mặt vật chất bằng các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ của các cộng đồng đó.

4.3.1.2. Sự tương đồng về kết trị 1/ Về kết trị nội dung

Kết trị nội dung của động từ được hiểu là mối quan hệ hay sự kết hợp (sự phù hợp) về nghĩa giữa động từ và các diễn tố, chu tố như đã chỉ ra. Theo S.D.Ksnelson, kết trị nội dung được xác định theo đặc điểm về nghĩa cú pháp (các kiểu nghĩa như chủ thể, đối thể, nguyên nhân, mục đích…) của các diễn tố. Kết trị nội dung luôn có sự phụ thuộc chặt chẽ vào nghĩa động từ và bị quy định bởi nghĩa của động từ. Điều này có nghĩa là sự tương đồng về ý nghĩa sẽ quy định sự tương đồng về kết trị nội dung. Quả vậy, trong tiếng Việt và tiếng Anh, các động từ ba diễn tố thuộc các nhóm tiêu biểu (động từ ban phát, thu nhận, cầu khiến, bình xét, kết nối, di chuyển vật, so sánh, đối chiếu…), nhìn chung, đều có ba kết trị bắt buộc là: kết trị chủ thể (khả năng kết hợp vào mình thành tố chủ thể hay chủ ngữ), kết trị đối thể trực tiếp (khả năng kết hợp với thành tố chỉ đối thể trực tiếp) và kết trị đối thể gián tiếp (khả năng kết hợp vào mình thành tố đối thể gián tiếp) hay kết trị nội dung, kết quả (khả năng kết hợp với các thành tố chỉ nội dung, kết quả).

Sự tương đồng về kết trị nội dung như chỉ ra trên đây giải thích vì sao động từ thuộc các nhóm nêu trên đây trong tiếng Việt, tiếng Anh (và có lẽ trong nhiều ngôn ngữ khác) đều được phân loại và gọi bằng cùng tên gọi là “động từ tam trị)

lượng kết trị nội dung (số lượng diễn tố) mà nghĩa của động từ đòi hỏi hay quy định. Còn nếu cụ thể hóa kết trị nội dung của động từ ba diễn tố thì có thể nói rằng tiểu loại động từ này có ba kiểu kết trị nội dung là: kết trị chủ thể (khả năng kết hợp vào mình diễn tố chủ thể hay chủ ngữ); kết trị đối thể trực tiếp (khả năng kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động từ ba diễn tố trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh) (Trang 121)