Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh nhà bè phòng giao dịch chợ lớn​ (Trang 29)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.2.9.4. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro như sau:

- Nghiên cứu khách hàng

Khi giao tiền cho người vay, ngân hàng chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng đã trao cho người vay. Do đó, khi người vay sử dụng tiền không đúng mục đích thì sẽ dẫn đến nguy cơ không trả được nợ. Các nguyên tắc cho vay và điều kiện đảm bảo tín dụng cơ bản mà hầu hết các ngân hàng đề ra là:

• Tư cách pháp nhân và uy tín của người vay.

• Mục đích sử dụng tiền vay, kế hoạch hoàn trả tín dụng.

• Các bảo đảm tín dụng các giá trị tài sản thế chấp, năng lực bảo lãnh, bảo hiểm. - San sẻ rủi ro

San sẻ rủi ro là một biện pháp được nhiều ngân hàng sử dụng từ trước tới nay, san sẻ rủi ro có ba hình thức chủ yếu:

• Tránh dồn vốn • Liên kết đầu tư • Bảo hiểm tín dụng - Các biện pháp tín dụng

Trong những trường hợp cần thiết như gặp những khách hàng chưa quen biết, mức độ tín nhiệm của ngân hàng với khách hàng chưa cao, đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng các biện pháp tín dụng để giảm bớt mức độ rủi ro, tạo điều kiện thu hồi nợ chắc chắn như bảo lãnh, cầm cố, thế chấp tài sản, cho vay tín chấp.

- Quản lý và giám sát

Khi một món tiền đã được cho vay mà người vay có ý muốn tiến hành những hoạt động rủi ro để món tiền này ít có khả năng thanh toán. Để giảm bớt những biến cố của “rủi ro đạo

đức”, các ngân hàng phải quản lý, giám sát khoản vay trên thực tế và theo những điều khoản của hợp đồng.

- Hạn chế tín dụng

Hạn chế tín dụng là biện pháp giúp ngân hàng tránh được sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Việc hạn chế tín dụng có hai tác dụng:

• Diễn ra khi ngân hàng từ chối một món vay với số lượng bất kì nào đó đối với sự điều tra thu thập thông tin ngân hàng thấy người vay là một người mạo hiểm, có nhiều khả năng rủi ro trong kinh doanh.

• Ngân hàng đồng ý cho vay nhưng hạn chế dưới mức vay mà người vay yêu cầu, bởi vì món tiền vay càng lớn, người vay càng có điều kiện thực hiện những mạo hiểm trong kinh doanh và do đó khả năng rủi ro sẽ xảy ra. Và để hạn chế rủi ro, ngân hàng thực hiện cho vay bằng cách cho vay làm nhiều lần.

- Phân tán rủi ro

Việc đa dạng hóa đầu tư và cấp tín dụng là một nguyên lý quan trọng của việc quản lý kinh doanh của ngân hàng vì nó thực hiện đa dạng hóa mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Đây cũng là việc phân tán rủi ro trên các món cho vay.

1.2.10. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại 1.2.10.1. Chỉ tiêu định tính

- Nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá tình hình, quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng của Ngân hàng.

- Khi cho vay vốn, Ngân hàng phải tuân thủ hai nguyên tắc:

• Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng.

• Vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn cam kết trên hợp đồng tín dụng.

- Hai nguyên tắc tín dụng trên hình thành một quy luật nội tại của tín dụng. Khi nói đến chất lượng tín dụng, chúng ta phải xem xét đến chất lượng, tuân thủ nghiêm ngặt cả hai nguyên tắc trên.

1.2.10.2. Chỉ tiêu định lượng

Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của Ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định, thường được xác định theo thời gian định kỳ: cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.

Nguyên tắc quan trọng nhất của cho vay là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng cho vay. Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ vi phạm nguyên tắc cho vay quan trọng nhất của Ngân hàng và nó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, có khả năng mất vốn lớn, có nghĩa là tính an toàn thấp.

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động kinh doanh là một tất yếu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do khách hàng vay không có khả năng trả nợ được, hoặc không muốn trả nợ. Nguyên nhân chủ quan là do sự yếu kém của bản thân Ngân hàng thương mại. Do đó, nợ quá hạn của Ngân hàng thương mại luôn tồn tại, rất khó tránh khỏi. Nhưng nếu Ngân hàng thương mại có nhiều khoản nợ quá hạn hay tỷ lệ nợ quá hạn quá cao sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, sẽ có nguy cơ mất vốn, dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán, thậm chí làm phá sản một Ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là chất lượng cho vay thấp. Chỉ tiêu này thường được sử dụng khi phân tích đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại. Phân tích chất lượng thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn cần chú ý như sau:

- Nợ quá hạn theo nguyên nhân.

- Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế có tài sản thế chấp hay không có tài sản thế chấp, có khả năng thu hồi hay không có khả năng thu hồi.

- Nợ quá hạn theo thời gian: Nợ quá hạn dưới 180 ngày, nợ quá hạn trên 180 ngày. Giải quyết nợ quá hạn là một mối quan tâm thường trực của tất cả các Ngân hàng thương mại và có nhiều vấn đề cần phải làm, song việc quan trọng nhất là chất lượng cho vay.

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ = 100% x

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với các khoản nợ, đánh giá chất lượng tín dụng cũng như những rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại.

Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ đã đến hạn hoàn trả nhưng khách hàng không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá chất lượng tín dụng. Theo quy định chung của NHNN, các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ≥7% được xem là ngân hàng yếu kém. Nếu chỉ số này ≤5% ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao và được nhận nhiều thang điểm trong bảng xếp hạng ngân hàng.

Trong loại chỉ tiêu này chia làm 2 loại:

Đây là các khoản nợ có vấn đề đối với ngân hàng thể hiện chất lượng tín dụng của khoản vay kém chất lượng. Nếu ngân hàng không có biện pháp để xử lý khoản nợ này thì sẽ có thể phải gánh chịu các tổn thất.

Nếu tỷ lệ này cao có nghĩa ngân hàng không những phải gánh chịu rủi ro tín dụng cao, chất lượng tín dụng kém mà ngân hàng còn có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Việc đòi nợ đối với những khoản vay này là rất khó khăn và tổn thất là điều rất có thể xảy ra.

Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

Nợ quá hạn từ 6 – 12 tháng

Tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng =

Tổng dư nợ

Nợ quá hạn trên 1 năm

Nợ quá hạn khó đòi =

Tỷ ể đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với NHTM, nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn.

- Hiệu suất sử dụng vốn vay:

Chỉ tiêu này cho biết Ngân hàng cho vay được bao nhiêu trên một đồng vốn huy động. Do Ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền mà Ngân hàng đi vay nên Ngân hàng cần tận dụng hết sức các khoản vốn huy động để tạo ra lợi nhuận bù đắp chi phí và có lãi. Mục đích của Ngân hàng là làm sao tạo ra được nhiều khoản tín dụng lành mạnh và có hiệu quả, góp phần mở rộng và tăng cường sự ổn định hoạt động của Ngân hàng.

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân

Tổng huy động

Vốn huy động/Tổng nguồn vốn = x 100% Tổng nguồn vốn

Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng vốn vay =

Tổng huy động vốn

Tổng doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng =

hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao.

- Hệ số thu nợ:

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ =

Doanh số cho vay

Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cho biết hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nó đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu chỉ số này càng tiến gần về 1 thì càng tốt cho tổ chức tín dụng.

- Chỉ tiêu lợi nhuận:

Như đã đề cập, lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy, lợi nhuận tăng hàng năm, điều đó chứng tỏ chất lượng cho vay đã được tăng lên hoặc Ngân hàng thương mại đã mở rộng công tác cho vay. Chỉ tiêu này cũng chỉ là chỉ tiêu tương đối vì như ta biết lợi nhuận được thu từ nhiều nguồn và nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chính sách thu nhập, chi phí của Chính phủ, chính sách lãi suất, chính sách khách hàng…

Vì vậy mỗi chỉ tiêu đưa ra phải được xem xét trong mối quan hệ với tất cả các chỉ tiêu khác, có như vậy mới đánh giá được chất lượng tín dụng và có phương án để nâng cao chất lượng tín dụng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM – CN NHÀ BÈ – PGD CHỢ LỚN

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Nhà Bè – PGD Chợ Lớn 2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Nam 2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Nam

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Nam – Southern Commercial Joint – Stock Bank Hội sở 279 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại 84.8.3866 3890 Fax 84.8.3866 3891 Đường dây nóng 1800 57 77 18 Email icsc@southernbank.com.vn Website www.southernbank.com.vn Swiftcode PNBKVNVX Vốn điều lệ 3.212.479.980.000 đồng Vốn tự có 3.500.550.000.000 đồng Tổng tài sản hơn 72.000 tỷ đồng

Mạng lưới hoạt động hơn 142 Chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc.

Logo của ngân hàng:

Quá trình hình thành:

- Ngân hàng TMCP Phương Nam hoạt động theo quyết định số 0030/QĐ-NH ngày 17/03/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và giấy phép thành lập số 393/GP-UB cấp ngày 15/04/1993 của UBND TP.HCM với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Năm đầu, Ngân hàng

Phương Nam đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng; dư nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng. Với mạng lưới tổ chức hoạt động là 01 Hội sở và 01 Chi nhánh.

- Trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường còn non trẻ và sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997), Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh. Theo chủ trương đó, Hội đồng Quản trị ngân hàng đã đề ra những chiến lược tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này của Ngân hàng Phương Nam:

 Phát triển năng lực tài chính lành mạnh, vững vàng đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế.

 Xây dựng bộ máy quản lý điều hành có năng lực chuyên môn giỏi, đạo đức tốt và trách nhiệm cao.

 Trải rộng mạng lưới hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, góp phần tạo động lực tích cực cho phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của từng khu vực, đưa Ngân hàng Phương Nam trở thành ngân hàng đa phần sở hữu lớn mạnh theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân.

- Theo chiến lược đó, Ngân hàng Phương Nam đã tiến hành sáp nhập các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 1997 – 2003:

 Năm 1997, sáp nhập Ngân hàng TMCP Đồng Tháp.  Năm 1999, sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam.

 Năm 2000, mua Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Định Công Thanh Trì Hà Nội.  Năm 2001, sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú.

 Năm 2003, sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ.

- Bằng niềm tin vững chắc và lòng nhiệt huyết của Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên năng động và có tinh thần trách nhiệm. Ngân hàng TMCP Phương Nam đã có những bước đi vững chắc và đầy ấn tượng. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay Ngân hàng TMCP Phương Nam có 142 Chi nhánh, Phòng Giao Dịch và đơn vị trực thuộc tọa lạc trên khắp phạm vi cả nước. Vốn điều lệ đạt hơn 3.212 tỷ đồng và tổng tài sản hiện tại đạt hơn 72.000 tỷ đồng.

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Phương Nam)

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Phương Nam – CN Nhà Bè – PGD Chợ Lớn 2.1.2.1. Quá trình hình thành 2.1.2.1. Quá trình hình thành

Tất cả các Chi nhánh/phòng giao dịch của Ngân hàng Phương Nam trên cả nước đều hoạt động với hệ thống công nghệ hiện đại, nối mạng thông suốt thông qua hệ thống Core Banking và được trang bị những trang thiết bị kỹ thuật tân tiến cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp sẽ phục vụ tốt nhất các nhu cầu ngày càng đa dạng của quý khách hàng, phục vụ giao dịch nhanh chóng, tiện lợi, ổn định và an toàn. PGD Chợ Lớn cũng không ngoại lệ.

PGD Chợ Lớn là một PGD trực thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Phương Nam được thành lập vào tháng 6/2007, tiền thân là Phòng giao dịch Quận 6. Tháng 8/2008, Phòng giao dịch Quận 6 được đổi tên là Chi nhánh Chợ Lớn.

Ngày 16/02/2012, Chi nhánh Chợ Lớn đổi thành Phòng Giao Dịch Chợ Lớn. Giới thiệu chung về PGD Chợ Lớn của Ngân hàng TMCP Phương Nam:  Tên Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Chợ Lớn  Địa chỉ: 46 Lê Quang Sung, Phường 2, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh

 Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong điều lệ của Ngân hàng Nhà nước.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy điều hành Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Nhà Bè – PGD Chợ Lớn

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Nhà Bè – PGD Chợ Lớn)

Phó Giám đốc Giám đốc Phòng kế toán –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh nhà bè phòng giao dịch chợ lớn​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)