Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh nhà bè phòng giao dịch chợ lớn​ (Trang 71)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.2.3. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro

3.2.3.1. Tăng cường quản lý món vay

- Đối với NHTM, hoàn tất việc cho vay mới chỉ là bước đầu của quy trình tín dụng. Một quy trình cho vay chỉ hoàn chỉnh khi khách hàng trả nợ và ngân hàng hoàn tất hồ sơ. Để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, hạn chế mức thấp nhất rủi ro phát sinh thì PGD Chợ Lớn phải tăng cường quản lý món vay.

- Giám sát món vay: Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp để xử lý, thích ứng với tình hình.

- Tuy nhiên hiện nay ở nước ta, các ngân hàng không được cung cấp đầy đủ và thường xuyên thông tin từ phía khách hàng, nhất là thông tin về kế toán tài chính. Để khắc phục tình trạng này, cán bộ tín dụng luôn tận dụng triệt để những lần gặp gỡ chủ doanh nghiệp

khi họ đến ngân hàng trả lãi, những lần trực tiếp đến thăm nơi sản xuất kinh doanh sau khi doanh nghiệp hoàn tất việc thực thi dự án vay vốn.

3.2.3.2. Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng

- Lựa chọn cán bộ đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp làm công tác tín dụng. Không chỉ tuyển chọn các cán bộ tín dụng có chuyên ngành tiền tệ Ngân hàng mà nên tuyển chọn các cán bộ tín dụng có chuyên môn về ngành nghề mà PGD đang đầu tư.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức mới và kinh nghiệm cho vay đến cán bộ tín dụng, tập trung các kỹ năng đánh giá, phân loại khách hàng và thẩm định dự án.

- Chú ý rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ để có thể tiếp cận nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài.

- Gửi cán bộ đi học tập, đào tạo tại nước ngoài nhất là học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng có uy tín trong khu vực.

- Có chính sách thưởng, phạt nghiêm minh, cần loại bỏ ngay những cán bộ tín dụng lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu khách hàng.

3.2.4. Nhóm giải pháp khác

- Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ có liên quan đến các chính sách tín dụng.

- Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, các diễn biến của thị trường vốn, quan hệ cung cầu của vốn đầu tư.

- Diễn biến về sự biến động của giá vàng trên thị trường, tỷ giá ngoại tệ, thị trường bất động sản… qua đó xác định được hệ số rủi ro cấu thành trong lãi suất cho vay.

- Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra, nhằm đảm bảo cho việc kinh doanh của PGD diễn ra bình thường và phải trích đầy đủ quỹ dự phòng rủi ro theo đúng tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà Nước, đưa vào chi phí nhất là khi có khoản nợ quá hạn phát sinh mới.

- Thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo: công việc này giúp cho cán bộ tín dụng biết rõ tài sản đảm bảo còn nguyên vẹn hay không, có thay đổi so với hiện trạng ban đầu hay không, có tranh chấp, khiếu nại gì không.

- Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Cán bộ phải thường xuyên thăm viếng khách hàng để chắc chắn rằng khách hàng vẫn kinh doanh tốt, có hiệu

quả, vốn đầu tư của ngân hàng có sinh lợi và được sử dụng đúng mục đích. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng có muốn tăng hay giảm vốn trong thời gian tới.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà Nước

- NHNN nên tổ chức nhiều hơn nữa những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn ngành Ngân hàng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, tăng cường hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn cho các cán bộ tín dụng, đồng thời tăng cường cả sự hợp tác giữa các NHTM.

- NHNN cần hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp lý, tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động tín dụng phát triển. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm - dịch vụ của NHTM, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với NHTM, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các NHTM phát triển hoạt động này.

- NHNN cần phối hợp với các NHTM để tạo nên khối liên minh các Ngân hàng vững mạnh, tránh tình trạng hoạt động riêng lẻ, cạnh tranh không lành mạnh, chạy đua trên thị trường lãi suất huy động vốn, cho vay… Đồng thời, hệ thống liên minh các Ngân hàng hỗ trợ nhau về thông tin tín dụng của khách hàng, để hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng cũng như công tác thu hồi nợ vay, tránh những phi vụ lừa đảo gây thiệt hại cho các Ngân hàng. Bên cạnh đó, khối liên minh các Ngân hàng cần thống nhất các chính sách cơ bản chung nhất về lãi suất huy động, phương thức cho vay và hỗ trợ lẫn nhau để phát triển bền vững.

- Tăng cường vai trò của Trung tâm thông tin ngân hàng (CIC). Hiện nay, CIC là trung tâm thu thập các thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp lớn, các cá nhân đã phát huy được những vai trò cơ bản nhưng đòi hỏi của ngân hàng còn cao hơn rất nhiều so với những gì mà CIC cung cấp. Vì vậy, một số kiến nghị được đưa ra nhằm cải tiến cơ chế làm việc của trung tâm là: những thông tin về khách hàng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng tài chính,… thì CIC cần phối hợp với các cơ quan liên quan của Chính phủ như: Ủy ban kế hoạch Nhà nước, Tổng cục thống kê… để thu thập thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.

- Tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chức năng giám sát và đảm bảo an toàn hệ thống Ngân hàng.

- Phát triển trung tâm thông tin khách hàng.

- Sớm củng cố hệ thống đào tạo của ngành để bồi dưỡng, đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong cơ chế thị trường.

- Tổ chức các hoạt động thanh tra có tính độc lập, cần thiết để kịp thời phát hiện, xử lý kiên quyết các vi phạm.

- Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các công ty mua bán và xử lý nợ để giải quyết số nợ tồn đọng của Ngân hàng thương mại hiện nay.

- Ngân hàng Phương Nam cần đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về việc trích lập các quỹ dự phòng rủi ro, các mức trích lập cũng như danh mục nội dung cần trích lập để các tổ chức tín dụng chủ động trong vấn đề giải quyết các khoản nợ có vấn đề của mình.

- Ngân hàng Phương Nam có một chương trình hiệu quả để quy hoạch và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, loại bỏ các ngân hàng hoạt động không có hiệu quả. Việt Nam cần có một hệ thống Ngân hàng hoạt động lành mạnh, hiệu quả đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Nhà Bè – PGD Chợ Lớn

- Do tính chất phức tạp của công tác tín dụng nên có chính sách ưu đãi đối với cán bộ tín dụng về thu nhập, thường xuyên quan tâm đến việc động viên khen thưởng cho đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi.

- Chấp hành nghiêm túc chủ trương chính sách của Nhà nước, nguyên tắc, chế độ, thể lệ, nghiệp vụ.

- Qua điều tra cần quan tâm, phân tích nguyên nhân các hộ có nhu cầu vay vốn nhưng chưa quan hệ vay Ngân hàng Phương Nam – PGD Chợ Lớn để có kế hoạch phát triển đầu tư.

- Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ thủ tục vay vốn của Ngân hàng Phương Nam, mọi thắc mắc liên hệ đến Ngân hàng Phương Nam – PGD Chợ Lớn phải được cán bộ tín dụng hướng dẫn, giải thích thông suốt và hướng dẫn trực tiếp hồ sơ, thủ tục vay vốn.

- Tiếp tục phát huy công tác huy động vốn thông qua phương tiện thông tin đại chúng, về loại tiền gửi, lãi suất huy động của từng loại. Đồng thời, thực hiện thu tiền gửi theo yêu cầu khách hàng, có quà tặng cho khách hàng nhằm tăng nguồn vốn tại chỗ phục vụ cho vay.

- Chỉ đạo triệt để cán bộ tín dụng phải nắm vững hồ sơ của khách hàng, địa bàn mình phụ trách, có cơ sở phân loại khách hàng chính xác, nắm vững từng khách hàng để chủ động trong đầu tư tín dụng và giữ vững thị phần đầu tư.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng, mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, Ngân hàng cần phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn, vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ là mong muốn của riêng Ngân hàng TMCP Phương Nam mà còn là của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập cùng quốc tế, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Nhà Bè – PGD Chợ Lớn đã duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và tăng trưởng liên tục là một thắng lợi lớn.

Bên cạnh một số mặt thuận lợi, hoạt động kinh doanh của PGD cũng sẽ gặp phải rất nhiều thách thức trong những năm sắp tới, đồng thời PGD phải đạt được sự phát triển mạnh mẽ hơn để hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.

Vì vậy, Ngân hàng Phương Nam – PGD Chợ Lớn cần phải đánh giá một cách nghiêm túc những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Từ đó xác định chiến lược phát triển nhanh, vững chắc trong những năm tiếp theo. Có như vậy, PGD mới củng cố được vị thế và nỗ lực vươn tới sự phát triển toàn diện trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong họat động tín dụng nói riêng. Hy vọng rằng với sự nỗ lực phấn đấu của mình PGD Chợ Lớn sẽ hoạt động hiệu quả hơn nữa trong quá trình kinh doanh, góp phần đưa Ngân hàng Phương Nam trở thành một ngân hàng vững mạnh trong khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS. TS. Lý Hoàng Ánh và PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2014). Giáo trình Thẩm định tín dụng. NXB Kinh tế TP.HCM.

[2] PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều (2012). Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. NXB Lao Động - Xã Hội.

[3] GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2013). Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại.

NXB Thống Kê. [4] http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14188 [5] http://www.sbv.gov.vn [6] http://songmoi.vn/kinh-te-kinh-doanh/nhung-dau-an-cua-nganh-ngan-hang-nam- 2012 [7] http://www.southernbank.com.vn [8] http://thoibaonganhang.vn/loi-nhuan-ngan-hang-tiep-tuc-nang-nhat-chat-bi- 34932.html [9] http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/223292/lac-quan-hoat-dong-ngan-hang-nam- 2015.html [10] http://vneconomy.vn/tai-chinh/nua-dau-2015-se-la-cao-diem-sap-nhap-ngan-hang- 20150118122112809.htm

[11] Báo cáo kết quả HĐKD năm 2012 – 2014 của Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Nhà Bè – PGD Chợ Lớn.

[12] Quy trình cấp tín dụng áp dụng cho Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Nhà Bè – PGD Chợ Lớn.

[13] Số liệu tổng hợp phòng kế toán Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Nhà Bè – PGD Chợ Lớn.

[14] Số liệu tổng hợp phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Nam – CN Nhà Bè – PGD Chợ Lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh nhà bè phòng giao dịch chợ lớn​ (Trang 71)