Nội dung các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại thị xã phổ yên (Trang 39 - 47)

5. Bố cục luận văn

1.3.3. Nội dung các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN

Thu hút FDI vào các KCN là việc áp dụng các biện pháp, cơ chế chính sách để nhà đầu tư nước ngoài đem vốn, khoa học - công nghệ đến đầu tư trực tiếp vào KCN bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lợi ích chung của cả nhà đầu tư và

địa phương tiếp nhận. Những hoạt động thu hút đầu tư FDI vào các KCN gồm những nội dung sau:

1.3.3.1. Công tác quy hoạch, định hướng phát triển các KCN

Quy hoạch KCN phải đáp ứng được quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội, phải nhắm tới những quốc gia,tập đoàn có truyền thống về lĩnh vực, sản phẩm đó và phải tạo điều kiện thông thoáng cho nhà đầu tư.

Quy hoạch phải lựa chọn các mũi nhọn để thu hút FDI. Đầu tiên là những ngành/sản phẩm mang tính chất lan tỏa về mặt công nghệ và trình độ quản lý như: công nghiệp phụ trợ, dịch vụ chất lượng cao... bởi đó là những ngành, lĩnh vực mà trong cơ cấu kinh tế đang cần đổi mới để góp phần vào tăng trưởng.

1.3.3.2. Bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương dành đất cho khu công nghiệp, phát triển kinh tế; phối hợp với chủ đầu tư đền bù thoả đáng, tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm ổn định cho người dân có đất bị thu hồi; tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất, kỹ thuật. Việc phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ là điều kiện để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai các dự án mà còn là một cơ hội thuận lợi cho những địa phương tiếp nhận đầu tư có thể khai thác lợi ích nhiều hơn, đầy đủ hơn những lợi ích phục vụ nhu cầu xã hội khi vận hành hệ thống này. Tuy vậy, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất, kỹ thuật này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, cho nên địa phương phải huy động cao độ mọi nguồn lực ở bên trong cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại để thu hút các nguồn lực ở bên ngoài. Có thể ưu tiên tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu trước như: đường giao thông trục chính, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, hệ thống điện chiếu sáng và san nền để bàn giao mặt bằng cho các Nhà máy khởi công. Tập trung vào công tác quy hoạch khu công nghiệp quy hoạch giao thông nội thị, quy hoạch các công trình công cộng, khu dân cư, khu dân cư đô thị.

Để xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất, kỹ thuật có trình độ cao đáp ứng đòi hỏi của các dự án đầu tư, địa phương phải tiến hành việc lựa chọn trình

độ công nghệ phù hợp với trình độ công nghệ của địa phương và quốc gia đồng thời phải có khả năng bắt kịp với công nghệ tiên tiến ở khu vực và thế giới.

1.3.3.3. Các chính sách thu hút FDI vào KCN

- Chính sách về hình thức đầu tư, góp vốn và quy hoạch tại địa phương.

Để tạo điều kiện thu hút vốn FDI nước sở tại phải có những quy định về góp vốn, hình thức đầu tư và định hướng đầu tư nhằm giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư thích hợp nhất. Trong quá trình đầu tư việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được chuyển đổi hình thức đầu tư một cách linh hoạt sẽ tạo thêm tính hấp dẫn trong tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp cho phép chuyển đổi nước sở tại cần có những quy định chặt chẽ để cho cả nước nhận đầu tư và bên đầu tư đều có lợi.

Đối với việc góp vốn của các bên, phải quy định rất chặt chẽ nhất là các loại vốn góp không phải bằng tiền như góp vốn bằng công nghệ, bằng đất đai…bởi việc quản lý vốn này rất phức tạp. Xây dựng quy định góp vốn phải đảm bảo công bằng, hơp lý và đúng giá trị của các bên tham gia, thực sự mang lại lợi ich cho cả nhà đầu tư cũng như địa phương nhận đầu tư.

Một thực tế cho thấy rằng, cơ cấu đầu tư nước ngoài ở từng địa phương được hình thành tùy thuộc vào định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội do chính quyền địa phương đó đề ra. Quy hoạch đầu tư phát triển tại địa phương sẽ là cơ sở cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm và có chiến lược đầu tư phù hợp, tránh được các rủi ro trong hoạt động đầu tư tại địa phương.

- Chính sách về thuế, phí, lệ phí. Một chính sách thuế thông thoáng, thuận lợi phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ tạo sự tin tưởng và yên tâm đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nước nhận đầu tư thông qua việc nộp các loại thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước, đây là những loại chi phí sẽ làm tăng thêm chi phí kinh doanh, làm giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến nơi chịu mức thuế, phí, lệ phí thấp. Địa phương cần tìm cách đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí như thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng nhằm tạo cơ hội thu hút đầu tư. Ban hành, sửa đổi các

bộ luật có liên quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả.

- Chính sách về đất đai

Địa phương tạo ra những phần đất sạch, thuận lợi ở nhiều vị trí sẽ là cơ sở để thu hút vốn FDI. Ngoài ra, thủ tục liên quan đến việc cấp đất, cấp giấy phép xây dựng phải nhanh chóng thuận tiện không làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải nhất quán và phù hợp với thực trạng đất đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. Ngoài ra, để thu hút vốn FDI vào địa phương cũng cần có những chính sách ưu đãi về đất như áp dụng mức giá thuê đất thấp nhất theo khung quy định…

- Chính sách về lao động

Muốn thúc đẩy thu hút vốn FDI các địa phương cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn cao là việc làm cần thiết và các địa phương không nên coi đây là vấn đề riêng của nhà đầu tư. Chất lượng và giá cả sức lao động sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thực tế cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng di chuyển đầu tư đến những vùng, địa phương có giá nhân công rẻ, dồi dào và chất lượng lại đáp ứng được yêu cầu. Sự biến động giá cả, số lượng và chất lượng lao động tại địa phương cũng là một trong những lý do làm cho các nhà đầu tư nước ngoài di chuyển đi hoặc mang vốn đến đầu tư.

- Chính sách hỗ trợ đầu tư

Hỗ trợ về đầu tư là một trong những biện pháp nhằm thu hút vốn FDI vào các địa phương. Tuy nhiên, việc ban hành các chính sách hỗ trợ phải phù hợp với các quy định chung và không trái với quy định của pháp luật Nhà nước cho phép. Để thu hút các nhà đầu tư, địa phương sử dụng một số chính sách hỗ trợ đầu tư như hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động làm việc trong khu vực FDI, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng…

Cải thiện môi trường pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh minh bạch và bình đẳng. Để thu hút đầu tư, trước hết hệ thống luật pháp đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư nếu hoạt động đầu tư của họ không làm phương hại đến an ninh quốc gia và môi trường cạnh tranh lành mạnh... Cùng hoạt động trong một môi trường có rất nhiều doanh nghiệp hay dự án vận hành. Có cả những dự án, doanh nghiệp cùng hoạt động trong một ngành. Có những dự án, doanh nghiệp có sản phẩm có thể thay thế cho nhau, hoặc có những dự án, doanh nghiệp sử dụng giống nhau một số yếu tố đầu vào. Vì lẽ đó, giữa các dự án hay các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có thể xảy ra tình trạng tranh giành khách hàng khi tiêu thụ sản phẩm hoặc tranh giành những yếu tố đầu vào. Một thực tế đang tồn tại là các doanh nghiệp, dự án thuộc thành phần kinh tế Nhà nước (hoặc có vốn góp Nhà nước) thường được hưởng những đặc ân và đặc quyền giúp họ luôn chiến thắng trong cạnh tranh, từ đó làm méo mó các quy tắc cạnh tranh, phương hại đến các thành viên khác trên thị trường, không khuyến khích được các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển, làm hạn chế nguồn vốn đầu tư. Vì lí do đó, môi trường pháp lý thuận lợi phải thể hiện được vai trò đảm bảo khả năng thực thi của hệ thống pháp luật thông qua việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của các pháp nhân đối với tài sản của họ. Trong bối cảnh sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng gia tăng, giá trị tài sản của doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các tài sản vô hình như nhãn hiệu, bản quyền, bằng phát minh, sáng chế… do quá trình lao động trí óc tạo ra lại rất dễ bị đánh cắp và vi phạm dưới sức ép cạnh tranh ở trên thị trường. Cho nên, một vấn đề đặt ra cho môi trường pháp lý là việc thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản của doanh nghiệp. Do đó, cần phải xây dựng Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các quy định, chế tài phù hợp để thực hiện quyền này của các doanh nghiệp.

- Chính sách xúc tiến thu hút đầu tư

Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng các hoạt động xúc tiến đầu tư cần gắn chặt với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng danh mục dự án gọi vốn đầu tư làm cơ sở tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư trên địa bàn. Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư với chức năng như một

cơ quan một cửa nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời chủ động tổ chức các chương trình vận động thu hút FDI trong và ngoài nước. Tổng hợp báo cáo thường xuyên về quy mô, tốc độ tăng của vốn đầu tư được thu hút, vốn đầu tư được thực hiện theo quý, năm.

Xây dựng tài liệu và phương tiện phục vụ công tác thông tin quảng bá hình ảnh, tiềm năng và môi trường đầu tư của địa bàn.

Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường XTĐT. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại vô cùng quan trọng vì nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo đầy đủ các nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Để có thể mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, địa phương cần chủ động tiến hành các hoạt động giao lưu văn hoá, kinh tế, du lịch, giáo dục… thông qua đó để các địa phương hay quốc gia bên ngoài hiểu biết về những lợi thế, tiềm năng và các cơ hội hợp tác kinh doanh. Trên cơ sở đó, sẽ thu hút các nguồn lực thông qua hoạt động đầu tư quốc tế trực tiếp. Nhờ có hoạt động này chủ đầu tư sẽ di chuyển các yếu tố như vốn, công nghệ, nhân lực trình độ cao cùng với kỹ năng quản lý tiến bộ trong quá trình điều hành dự án. Như vậy, các yếu tố này lại có tác động tích cực đến môi trường đầu tư của nó cụ thể là nâng cao kiến thức, kỹ năng, tay nghề của lao động; nâng cao trình độ công nghệ của nơi tiếp nhận và bản thân địa phương sẽ tiến hành cải cách các điều kiện tiếp nhận dự án … Vì thế, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ quốc tế, xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các yếu tố sản xuất phục vụ cho quá trình đầu tư cũng là một biện pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Cải cách thủ tục hành chính

Tập trung vào công tác cải cách hành chính với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, tiết kiệm thời gian làm thủ tục đầu tư thành lập doanh nghiệp thực hiện dự án và các thủ tục có liên quan đến đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Bộ máy công quyền với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và cải cách các

thủ tục hành chính để hạn chế việc phát sinh các chi phí không chính thức và tiết kiệm thời gian giao dịch cho doanh nghiệp. Bộ máy hành chính hiệu quả không chỉ quyết định sự thành công trong thu hút vốn đầu tư mà trong cả vấn đề sử dụng nguồn vốn. Bộ máy hành chính gọn nhẹ, sáng suốt, các thủ tục hành chính và những quy định pháp lý đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao và tôn trọng pháp luật sẽ là những yếu tố quan trọng khi quyết định đầu tư và mở rộng đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

1.3.3.4. Cơ cấu thu hút FDI vào KCN

- Cơ cấu thu hút theo ngành

Kết quả của phân công lao động lao động xã hội là hình thành các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Các ngành kinh tế kết cấu với nhau tạo nên cơ cấu ngành của nền kinh tế. Dưới góc độ ngành, cơ cấu được xem xét theo các hình thức chủ yếu như sau:

+ Nhóm ngành nông nghiệp bao gồm: công nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nhóm ngành này có ý nghĩa quyết định ở giai đoạn đầu của sự phát triển, càng sang giai đoạn sau thì vai trò liên hệ tự nhiên giảm đi và các liên hệ kinh tế càng có ý nghĩa quyết định hơn và như vậy tỷ trọng của nhóm ngành này trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân sẽ giảm xuống cùng với sự phát triển của nền kinh tế.

+ Nhóm ngành công nghiệp bao gồm: Nông nghiệp và xây dựng, nhóm ngành này có vai trò quyết định quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.

+ Nhóm ngành dịch vụ: Đây là những ngành sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ không mang tính vật chất như thương mại, du lịch, bưu điện, khoa học - kỹ thuật, tài chính - ngân hàng, vận tải, giáo dục, y tế…đối với nền kinh tế thì nhóm ngành dịch vụ càng ngày càng có vị trí quan trọng đặc biệt khi thu nhập và tiêu dùng của dân cư ở mức độ cao.

Ba ngành kinh tế trên có quan hệ mật thiết với nhau theo một tương quan tỷ lệ nhất định, trong đó tương quan tỷ lệ giữa các ngành sản xuất và ngành dịch vụ có

ý nghĩa then chốt. Cơ cấu ngành kinh tế chứng minh cho trình độ phát triển CNH và một phần phản ánh trình độ hiện đại hóa.

Xu hướng của nền kinh tế phát triển của các nước theo hướng CNH và HĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại thị xã phổ yên (Trang 39 - 47)