NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYẾN 1 Cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Nâng cao nhận thức môi trường cho học sinh sinh viên thông qua việc thiết kế các tuyến du lịch sinh thái ở Tây Ninh (Trang 70 - 71)

CHO HỌC SINH VAØ SINH VIÊN

4.1.NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYẾN 1 Cộng đồng địa phương

4.1.1. Cộng đồng địa phương

Cộng đồng địa phương là thành phần trực tiếp và gián tiếp tham gia vào lực lượng lao động và cung ứng các dịch vụ DLST. Sự tham gia của cộng đồng vào DLST ở Tây Ninh hiện nay chỉ tập trung ở khu vực núi Bà. Vì vậy, cần cĩ những giải pháp, cơ chế chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm cĩ tiềm năng phát triển DLST bằng nhiều hình thức tham gia như tham gia các loại hình dịch vụ ăn uống, lưu trú, giải trí, vận chuyển… hoặc hướng dẫn du khách tham gia các hoạt động sản xuất tại địa phương (như trồng rừng, cách làm bánh tráng,…), sử dụng nhà dân làm cơ sở lưu trú cho khách tạo điều kiện cho du khách thâm nhập đời sống thực tế của dân cư tại địa phương. Đồng thời cũng cần thúc đẩy sự tham gia và tăng cường vai trị của dân cư trong các chương trình đào tạo, đầu tư phát triển DLST.

Trên thực tế, lợi ích từ DLST thường khơng nằm lại hết ở địa phương và chỉ cĩ một số rất ít người ở địa phương tham gia vào hoạt động du lịch (trừ địa điểm Núi Bà và Thị xã). Do vậy, cần phải tăng cường và chia sẽ các lợi ích kinh tế từ DLST cho một bộ phận lớn của cộng đồng nhằm thu hút dân địa phương tham gia các hoạt động DLST. Ngồi ra, việc tăng cường nhu cầu chi tiêu của du khách bằng cách phát triển hạ tầng cơ sở, đa dạng hĩa các dịch vụ và sản phẩm du lịch; phát triển thủ cơng mỹ nghệ, hàng lưu niệm và các nguồn thực phẩm địa phương… cũng như những cách dễ nhất để dân cư địa phương cĩ thể thu được lợi ích từ du lịch.

Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: cải thiện đời sống vật chất, tăng thu nhập do làm các dịch vụ phục vụ du khách đến tham quan du lịch; nâng cao đời sống tinh thần của dân cư thơng qua việc tiếp xúc nhiều đối tượng du khách đến tham quan; nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên đang cĩ vì thơng qua việc bảo vệ này sẽ mang lại cho họ nhiều cơ hội cải thiện đời sống; thơng qua thái độ ứng xửa thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương trong mơi trường thiên nhiên hiền hịa sẽ tạo cho du khách những cảm xúc tốt đẹp từ đĩ nảy sinh những tình cảm và mong muốn được đến lại nơi mà mình đã cĩ những kỷ niệm khĩ quên…

Nếu khơng quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương sẽ khơng thúc đẩy họ tham gia bảo vệ những gì mà du khách được hưởng từ hoạt động du lịch. Mức thu nhập của người dân được cải thiện nhờ du lịch thì họ sẽ tích cực bảo vệ nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ nguồn tài nguyên và mơi trường, bảo vệ các giá trị văn hĩa truyền thống, để khách du lịch cĩ thể tiếp tục đến tham quan. Mặt khác đây cũng chính là một phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về mơi trường cho du khách.

Một phần của tài liệu Nâng cao nhận thức môi trường cho học sinh sinh viên thông qua việc thiết kế các tuyến du lịch sinh thái ở Tây Ninh (Trang 70 - 71)