3.2. Hình tƣợng tác giả nhƣ là những chủ thể giàu trải nghiệm
3.2.2. Những suy ngẫm về thân phận con người
Có thể nói, thông qua cái nhìn về những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, những ngày tháng đau thương, về sự ấu trĩ trong cách nghĩ, cách nhìn đời, nhìn người, các tác giả hồi ký đã đưa đến cho cộng đồng tiếp nhận những thông tin mới từ những chuyện đã cũ. Bên cạnh việc dựng lại bức tranh đời sống, hơn hết các tác giả hồi ký văn học sau 1985 đã đặt thân phận con người song hành. Họ là chứng
nhân của một thời, và họ cũng chính là bi kịch của một thời. Thông qua họ, bạn đọc ngày hụm nay thấy những gúc khuất, những ngừ hẹp của ngày hụm qua.
Hòa trong không khí đổi mới của các thể loại văn học, hồi ký sau 1985 mang nhiều cảm hứng thế sự đời tƣ. Lịch sử đƣợc tái hiện không phải bằng những sự kiện lớn lao, chung chung mà bằng những cuộc đời, những số phận cá nhân. Khi khảo sát nội dung các tác phẩm giai đoạn này, chúng tôi nhận thấy các kiểu nhân vật trí thức, phụ nữ, nông dân, người lính xuất hiện với tần suất lớn, đặc biệt đó là những sản phẩm của lịch sử, và trước những biến thiên của thời cuộc số phận họ cũng đã đổi thay.
Nhân vật dành đƣợc nhiều ƣu ái hơn cả trong các tác phẩm giai đoạn này là nhân vật trí thức. Viết về trí thức cũng là viết về mình và những người bạn nghề, chính vì thế mà người viết tỏ ra “thạo đời”.
Hầu hết nhân vật trí thức trong các tác phẩm hồi ký sau 1985 có số phận long đong, lận đận, thất bại cay đắng. Theo từng dòng hồi ký của Tô Hoài, số phận của những người nghệ sĩ hiện ra với bao thăng trầm, bi ai. Phùng Quán, Đặng Đình Hưng tài năng, đức độ, mà rốt cuộc cả đời chẳng gặp may mắn, cứ lằng lặng rồi chìm dần.
Trần Đức Thảo, nhà triết học được đào tạo từ Tây phương văn minh, là niềm ngưỡng mộ của bao nhiêu người về tài năng, trở về nước với bao hoài bão và nhiệt huyết, chân thành với kháng chiến nhƣng cuối cùng sống cuộc đời bị lãng quên…
Bi kịch lạc thời của người nghệ sĩ được tái hiện sinh động, có phẫn uất, có ngậm ngùi, có bi thương nhưng dẫu số phận cay đắng thế nào đi nữa, cái nhìn lại về Nhân văn Giai phẩm vẫn đầy thể tất. Sống đến cuối đời, ngẫm lại hiện tƣợng này, Hoàng Minh Châu đã có cái nhìn, sự đánh giá thấu đáo, khách quan: “Trách nhiệm này không quy kết cho ai. Chỉ nghĩ rằng lúc bấy giờ, tình hình đất nước nhiều phức tạp nên vì những lợi, hại thuộc về chính trị những người lãnh đạo văn nghệ không cho xuất bản nhiều sáng tác có tư tưởng đổi mới” [24, tr.289].
Họ còn là những người nghèo, Dương Tường, Lê Mạc Lân, Lê Bầu, Chính Yên, Phương Nam… đã có lúc phải đi bán máu trong khi cơ thể chỉ còn da bọc xương, ốm nhom ốm nhách. Gặp nhau ở nơi bán máu mà ngượng nghịu, toàn người
quen, toàn trí thức. Để bán trước thời hạn, bán nhiều hơn lượng quy định, Dương Tường còn phải nhờ cậy chỗ quen biết, thân tình giới thiệu. Nghe mà thấy đắng lòng, xót xa. Ngay đến Lê Bầu, một dịch giả, một tác giả nổi tiếng, quen thuộc với bạn đọc, nhƣng nào ai biết mấy chục năm qua, ông phải sống trong nửa căn hộ chừng mười mét vuông, mà “lớp cót ngăn ngày càng cũ, càng xộc xệch, bên này thở mạnh, bên kia nghe thấy”. Được cơ quan thưởng cho một cái quạt Trung Quốc cao, cánh rộng nhƣng phòng ông không có chỗ để. Để trong nhà gió lại thốc ra sân. Cuối cùng, ông đành đƣa quạt ra hè để gió thốc vào. Cái quạt cứ ngạo nghễ, lênh khênh ở vỉa hè nhƣ một gia đình nào đấy thừa mứa của cải.
Ma Văn Kháng trong Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương ghi lại số phận của những người trí thức, những người thầy giáo, bạn bè đồng nghiệp của mình đã phải cơ khổ, buồn tủi trước những đổi thay của thời đại. Đó là thầy giáo Biểu, người bị coi là một kẻ lạc thời, là sản phẩm của một hệ hình tư tưởng xa lạ, lỗi thời - hệ hình tư tưởng phong kiến cần bài trừ, không thể công nhận, hoà hợp.
Người ta ăn bếp tập thể, cha con thầy nấu ăn riêng. Người ta, buổi tối rảnh rỗi cùng nhau chơi bài tú lơ khơ, cha con thầy chong đèn đọc sách. Người ta trồng rau, thầy trồng hoa. Quanh năm, không bao giờ thầy ra tắm suối cùng đồng nghiệp. Ngày tết, thầy thắp hương cho ông bà tổ tiên, phóng bút cho chữ, răn dạy con cháu. Thầy dạy con bằng những quan niệm, triết lý Khổng Mạnh. Thầy bị quy kết là phong kiến cổ hủ, xa rời quần chúng, cá nhân chủ nghĩa, kém ý chí. Thầy sống trong cô độc, ngậm ngùi nhƣng không bất đắc chí. Đến cái mong ƣớc lớn nhất đƣợc kết nạp Đảng, 60 tuổi còn viết đơn xin gia nhập mà cũng không đƣợc chấp thuận. Đời thầy nỗi buồn nằm ngang, đè nặng.
Anh Thơ đã dành cả chương 11, gần 50 trang (từ trang 194 đến 243) Từ bến sông Thương để nói về vợ các nghệ sĩ. Đó là những người tất bật với con cái như vợ Tản Đà, vợ Nhất Linh: “Nào phải lo làm ăn buôn bán để có tiền nuôi bảy đứa con.
Lại thỉnh thoảng lo tiền cho nhà tôi tiêu, mà nhà văn thì tiêu nhiều lắm cô ạ! Nào anh ấy tiếp đãi bạn bè, nào lo góp vốn ra báo, in sách. Lại còn lo cả việc dựng khu nhà “Ánh sáng” cho dân nghèo” [187, tr.200]. Là những bà vợ phải ấm ức đến tủi
hổ như vợ Lê Văn Trương: “Cô nào xinh xắn, thông minh thì anh ấy nhận làm con đỡ đầu. Nhƣng con đỡ đầu mà lại ở chung, ăn chung, ngủ chung cả với bố” [187, tr.218-219]; vợ Nguyễn Vỹ tâm sự: “Tôi suốt ngày đi nhận vàng về, lại suốt ngày ngồi đập, nuôi béo chồng, để chồng lại đi đú đởn với gái. Cái thân tôi thật là cái thân tội” [187, tr.224]. Song cũng không thiếu những ánh mắt hạnh phúc nhƣ tình yêu của vợ nhà thơ Thế Lữ: “Không phải chỉ yêu riêng Thế Lữ vì tài năng đâu, mà mình còn yêu con người kịch sĩ lại có tâm hồn thơ và một trái tim trẻ, sôi nổi nhiệt tình với cuộc sống” [187, tr.206]; hay sự tin yêu mà người vợ họa sĩ Tô Ngọc Vân dành cho chồng: “Phải giúp chồng an tâm, để hết tâm hồn vào việc vẽ, đừng có bận một ý nghĩ nho nhỏ, buồn phiền nào vì vợ” [187, tr.222]. Qua con mắt Anh Thơ, hóa ra làm vợ các nhà văn, nhà thơ chƣa hẳn đã “vinh quang và hạnh phúc lắm”
[187, tr.225].
Những người trí thức, có nhân cách, có hoài bão, nhiệt tình, không chịu uốn mình theo thời cuộc bị quy kết, bài trừ, lên án thậm chí bị đối xử tàn nhẫn. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi và mang theo nhiều bi kịch. Trong khi đó, những người ít học, thậm chí chƣa đọc thông viết thạo, nhƣng xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khổ, có lối sống nông dân thì đƣợc làm cán bộ lãnh đạo. Có một thời kỳ, chúng ta chỉ đánh giá con người qua lý lịch xuất thân và chỉ chấp nhận một hệ hình tư tưởng duy nhất là tư tưởng công - nông. Chúng ta lấy nó làm thước đo, làm chuẩn mực để soi chiếu và đánh giá. Cách nhìn nhận hẹp hòi, ích kỷ, thậm chí dốt nát đã đẩy bao trí thức vào cuộc sống khốn cùng, nghèo khổ, vô danh, cuối đời còn ôm nhiều nỗi ngậm ngùi.
Người trí thức trong quan niệm của Thanh Thảo không phải là bầy cừu, đó có thể là một con cừu, cũng có thể là người chăn cừu, nhưng quan trọng hơn hết:
“suy nghĩ độc lập, dĩ nhiên theo hướng tích cực”, ông còn cụ thể hóa: “Ở đâu ken đặc tâm lý bầy cừu, ở đó rất dễ bị dẫn dắt. Mọi cuộc “chăn chiên” đều có mục đích riêng của nó. Và theo tín hiệu nào thì đi, theo tín hiệu nào thì dừng lại, bầy cừu vô thức biết, người chăn cừu ý thức biết. Tôi có thể là con cừu, nhưng không thuộc đàn cừu nào” [178, tr.42].
Cải cách ruộng đất với số phận của những người nông dân, những địa chủ, những người bị quy nhầm địa chủ được tái hiện trong Chiều chiều của Tô Hoài tuy không nhiều, chỉ vài nét phác họa nhƣng giàu sức ám ảnh. Xóm Đồng - Thái Bình, nơi tác giả đi thực tế, là vùng gần tề, gần bốt nên nhiều người trong xóm “ban ngày việc tề, tối bắt mối làm Việt Minh” [70]. Để tìm ra địa chủ ở cái xóm nghèo xơ xác
“tự tay cày cuốc khai phá nên cái ăn”, người ta đã quyết định lôi những người ăn hai mang ra đấu tố. Dù có người may mắn hơn, đang sống, lấy lại được tài sản, danh dự nhƣng công cuộc cải cách ruộng đất vẫn để lại những vết xăm trổ hằn sâu trong ký ức. Nhiều người đăm chiêu, âm thầm như ông Khế. Có người chưa hoàn hồn, vừa sợ, vừa cay đâm ra ốm đau, tật bệnh liên miên nhƣ Dũng.
Nhân vật ông Ngải là một chứng nhân của lịch sử. Ông âm thầm, lặng lẽ chứng kiến mọi biến cố diễn ra ở xóm Đồng và cũng là những biến cố khốc liệt của cả dân tộc ở thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Trước khi có phong trào hợp tác hoá nông thôn, ông Ngải đứng ngoài mọi sự biến thiên của thời cuộc. Ông không tham gia bất kỳ một tổ chức nào, không theo tề cũng không theo Việt Minh bởi ông chẳng muốn
“ôm rơm nặng bụng”. Đến thời kỳ hợp tác hoá nông thôn, bất ngờ ông lại là người đầu tiên tình nguyện vào hợp tác xã. Ông vào một cách nhanh chóng, dễ dàng, tích cực. Ông đƣợc bầu làm chân kiểm soát trong ban quản trị. Vào hợp tác xã, mọi người đều làm việc lấy lệ, vô trách nhiệm kiểu “cha chung không ai khóc”. Riêng ông Ngải vẫn đi sớm về muộn, làm việc chủ động, không biết đến cái kẻng của hợp tác. Mấy vụ, ông để các đội canh tác trên mảnh ruộng nhà mình nhƣng đều thất bát, mất mùa, thu hoạch chỉ đƣợc vài gánh lúa lép. “Ngày mùa, thóc quảy về chật nửa sân hợp tác, hạt thóc ken nhau, con đá phải lăn hai ba lần mới sạch rơm” [70, tr.177]. Thời kinh tế thị trường, Tô Hoài trở lại thăm xóm Đồng, ông Ngải vẫn không khác xưa. Vẫn ngồi ngoài bụi tre lép, uống nước chè đặc thay cơm buổi sáng như nghìn năm vẫn thế. Chỉ có điều “ngày trước chuyện ran rỉ còn bây giờ thì im lặng”. Cái lặng im của tuổi tác, của thời gian hay cái lắng lại của một đời người đã sống và chứng kiến biết bao cuộc biến thiên của lịch sử, bao biến đổi của nhân tình, thế thái.
Gia đình anh Sự, chủ nhiệm hợp tác xã là một trong những mô hình điểm của xã hội ở giai đoạn này, không chỉ nhập cuộc mà còn bị biến đổi theo thời cuộc. Thời kỳ kháng chiến, anh Sự ở bộ đội chủ lực của huyện, vợ làm liên lạc dẫn đường cho bộ đội thoát hiểm nhiều phen. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, anh Sự đƣợc giao chức chủ nhiệm hợp tác xã, nhƣng vợ thì nhất định không vào hợp tác, giữ một miếng ruộng ngoài làm riêng. Bí thƣ Sự trịnh trọng, hùng hồn: “Ta tiến lên hợp tác, ví như cái xe, là cái xe thì việc của cái xe là đi, dù đường còn xấu, còn gồ ghề, nhưng vẫn là có đường cho cái xe lăn bánh, ta phải cố gắng” [70, tr.54]. Thế nhưng vợ anh lại bảo chồng: “Nhà là Đảng viên, là bí thƣ, là chủ nhiệm thì phải vào hợp tác cho có thành phần. Tôi ở ngoài, bao giờ làng này lên hợp tác xã hết thì mẹ con tôi cũng lên” [70, tr.56]. Gia đình họ đại diện cho hai luồng tư tưởng trái chiều: ủng hộ và phản đối phong trào hợp tác hoá nông thôn. Mấy mẹ con thì xúc thóc trộm của hợp tác xã, bố lại đem thóc ra nộp bù. Ba chục năm sau, gia đình anh Sự là điển hình của một xã hội thu nhỏ bị biến đổi, tha hóa, đảo điên bởi cơn lốc kinh tế thị trường. Nhà giàu nứt đố đổ vách, nhưng vắng vẻ, lạnh lẽo, anh Sự nhiệt tình, hăng hái ngày nào giờ thành “ông Sự bẹp”, “gầy vêu vao”, nghiện thuốc phiện. Hai thằng con trai thì “ngồi ăn cơm nhà đá”. Vợ và con gái trở thành con buôn, vừa buôn hàng Tàu, vừa buôn người, vừa buôn “vốn tự có”. Với cái nhìn của Tô Hoài, con người có thể thay đổi theo thời cuộc, giữ gìn hay đánh mất mình còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Nhƣng hơn hết vẫn là bản lĩnh của chính mình.
Có một nhân vật đám đông làm một cái nghề khá kì cục đƣợc rất nhiều nhà văn khai thỏc, đú là nghề theo dừi - canh cửa văn húa - việc làm của những người làm cụng tỏc biờn tập. Cỏi nghề theo dừi ấy khụng chỉ trong thời chiến, thời cải cỏch văn hóa, mà ngay giữa thời bình. “Một người trung thực như ông Kiên, thẳng thắn nhƣ ụng Kiờn, lại làm ở Ban Kiểm tra, thỡ chuyện bị theo dừi phải coi là chuyện thường. Thỡ chớnh những người bị ụng theo dừi họ theo dừi lại ụng, chứ ai!” [178, tr.166].
Đó còn là nhân vật anh đội trong tác phẩm Chiều chiều. Với tâm lí “nhất đội nhì trời”, họ cho và nghĩ mình có quyền lực tối thƣợng ở mỗi làng quê trong đợt cải
cách ruộng đất. Ngay Tô Hoài cũng đã từng đƣợc giao cái quyền lực tối thƣợng, cái quyền sinh quyền sát đó. Đi làm cải cách, để tỏ ra khách quan, anh đội “về xã coi nhƣ không biết, không đƣợc phép biết, không chào hỏi, không bắt tay, không mảy may giao thiệp với tổ chức sẵn có” [70, tr.36]. Để “bắt rễ” sâu trong quần chúng cố nông, anh chọn nhà nào “xơ xác nhất”, “rễ ấy” sẽ “xâu chuỗi” sang những nhà cố nông khác: “Tài liệu từng chữ dạy thế, khu đoàn ủy Chu Văn Biên lên lớp dạy thế, lại nghe Trung ƣơng Hồ Việt Thắng ngồi xe ô tô vôn ga cắt nghĩa thế” [70, tr.36].
Một anh đội vốn trước đây chỉ quen với công tác văn hoá, văn nghệ; chưa bao giờ lãnh đạo nay lại được quyền “thay đổi cả sơn hà”, lại có ảo tưởng lập một bộ máy chính quyền mới - chính quyền của những người nghèo khổ.
Rồi chuyện tìm người quy địa chỉ, bệnh thành tích ngấm sâu vào từng mạch máu. Có những làng quê nghèo đói xơ xác, “cộng ruộng đất mà tính ra không nhà nào lên mức địa chủ, mà phú ông cũng không có”, để đạt thành tích “năm phần trăm địa chủ cho mỗi xã”. Chính anh đội Tô Hoài cũng đã quy địa oan cho một người trên tỉnh về quê trông nom vườn ruộng, khiến anh kia sợ hãi đến ngơ ngẩn cả người.
Người trên tỉnh cũng trở thành địa chủ, chuyện thật cứ như đùa nhưng lại phổ biến ở làng quê Việt lúc bấy giờ. Quy địa chủ theo chỉ tiêu, vì vậy cả một thời kỳ dài bao người oan ức.
Người lính trở về sau chiến tranh, tưởng là oanh liệt lắm, nhưng cuối cùng vẫn ngắc ngoải trong những căn nhà nhỏ thó. Thanh Thảo, hành trang trong đời là những năm chiến trường, hành trang đời thơ là những giải thưởng, ấy vậy mà còn bỡ ngỡ: “Tôi đã từng lang thang cơ nhỡ trong đời, rồi lang thang cơ nhỡ trong thơ.
Dù cuối năm 1979, tôi được nhận giải thưởng Hội nhà văn về thơ cho tập Dấu chân qua trảng cỏ, nhƣng nó cũng chẳng thay đổi đƣợc gì cuộc sống khốn khó của tôi.
Cả nhà tôi vẫn phải rúc vào căn phòng 12m2, nắng dột nắng, mưa dột mưa. Nước sinh hoạt vẫn phải lấy từ tầng 1. Cái băng ghế gỗ tạp người ta đặt chậu kiễng thì tôi mang về làm bàn viết” [178, tr.38].
Hồi ký trước 1985 tập trung hai tuyến nhân vật ta - địch với những nét cá tính rừ ràng, đối lập, tự bản thõn cỏc nhõn vật thể hiện con người mỡnh. Cũn cỏc tỏc giả hồi ký sau 1985 với cỏi nhỡn ngoỏi lại, họ khụng chỉ cho người đọc hiểu rừ những cõu chuyện đã cũ, mà còn thể hiện thái độ thành thật của chính mình. Từ thái độ ấy, người đọc hiểu hơn quan điểm của cỏc tỏc giả về cuộc sống và con người. Rừ ràng đó có thời kỳ những nhân vật ấy tồn tại và đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Có một thời chẳng ai dám nói thẳng mọi suy nghĩ của mình vì sợ đủ thứ, đặc biệt là những nỗi sợ vô hình cứ giằng bên này, níu bên kia để họ phải làm ngơ, vờ nhƣ không biết.
Thậm chí, có những lúc phải công nhận những điều sai trái là đúng đắn.
Những tác giả nhƣ Tố Hữu, Tô Hoài, Đào Xuân Quý, Ma Văn Kháng, Thanh Thảo… họ không có ý định chép sử, họ chỉ tái hiện lại những ngày đã sống, những người đã gặp, những việc đã làm và dựng lại không khí của thời đại. Lịch sử được tái hiện chân thực, nhiều chiều, phơi mở cả những góc khuất với những đau thương, day dứt, sai lầm của những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, là không khí nặng nề, u ám khắp mọi nơi. Lịch sử với mỗi người là những tháng ngày đói khổ, cùng cực trong thời bao cấp, là những biến đổi đến chóng mặt của xã hội, nhân tình thế thái khi cơn lốc thị trường ập vào. Cuộc đời mỗi người là những bước đi dò dẫm trong đêm tối mênh mông, những quanh co, bối rối, là những suy ngẫm, trăn trở. Số phận bạn bè, người thân cuối cùng cũng là cái chết: “Tuy sách nói về chiến tranh, nhưng chiến tranh chỉ là bối cảnh. Nổi bật trong đó là số phận con người. Mà ai cũng biết, đỉnh cao của số phận con người là cái chết. Đồng đội tôi chết muôn ngàn kiểu. Nhƣng ai cũng từ giã cuộc đời với thái độ bình tĩnh. Bởi họ biết, họ đƣợc giã từ trong yêu thương, trong ấm áp” [199]. Mỗi trang hồi ký là một góc của lịch sử được tái hiện qua lăng kính, cảm xúc chủ quan của người cầm bút, được soi chiếu bằng kinh nghiệm của cá nhân vì vậy mới mẻ, chân thực hơn bao giờ hết.
3.3. Hình tƣợng tác giả nhƣ là chủ thể đối thoại, kết nối với quá khứ và hiện tại