CHƯƠNG 2: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ VÀ DIỆN MẠO HỒI KÝ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1985
2.2. Diện mạo của hồi ký văn học Việt Nam
2.2.2. Hồi ký văn học từ sau 1985 đến nay
Với những đổi mới về xã hội, sự cởi mở về tư tưởng cá nhân, sau 1985, đời sống văn học đã có những thay đổi nhất định. Các thể loại có cơ hội “bung phá”, và hồi ký cũng không nằm ngoài dòng chảy ấy. Có thể khẳng định, đây là giai đoạn hồi ký nở rộ cả về số lƣợng và sự cách tân thể loại. Những tác phẩm lớn nhất, hay nhất của thể hồi ký hầu hết đều ra đời ở giai đoạn này. Đó là những tác phẩm của Tô Hoài, Bùi Ngọc Tấn, Phùng Quán, Vũ Bão, Ma Văn Kháng, Anh Thơ, Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào...
Song, điều đáng khẳng định nhất trong sự vận động của thể hồi ký giai đoạn này chính là sức cuốn hút toát lên từ nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Đó là sự cởi mở về phạm vi nội dung phản ánh; thay đổi cách thức tiếp cận và phản ánh đời sống và con người; đa dạng hóa nghệ thuật trần thuật... Đặc biệt, chủ thể sáng tạo đã trở thành một kiểu nhân vật đặc trƣng của hồi ký giai đoạn này.
Hầu hết các tác giả hồi ký văn học Việt Nam sau 1985 đều đƣa ra những lý do cần thiết phải viết hồi ký. Với cái nhìn ngoái lại, người đọc nhận ra, kí ức chính là ân huệ mà cuộc sống ban tặng cho con người nói chung, và cho các nhà văn nói riêng. Chính bởi thế, hồi kí gần nhƣ là mảnh đất dành riêng cho các nhà văn có sự trải nghiệm về tuổi đời, tuổi nghề, vốn văn hóa và sự hiểu biết. Không phải ngẫu nhiên khi cậu học trò khuyên Đặng Thai Mai: “Thƣa, thầy nên viết kỉ niệm đi, các con thấy nhiều câu chuyện thầy kể rất hay”. Và ông đã buột miệng nói: “Viết hồi kí
ấy à? Đến năm sáu mươi lăm tuổi mình sẽ bắt đầu viết” [108, tr.37-38]. Hay như Ma Văn Kháng: “Ngoài 70 rỗi rãi, ngoài việc trông nom bảo ban mấy đứa cháu nội, ngoại thì thủng thẳng nhớ lại và đủng đỉnh ghi chép những chuyện đã qua của đời mình, nghĩ cũng có thể là việc có thể làm đƣợc và nên làm” [88, tr.432]. Hay nhƣ Bùi Ngọc Tấn trong một bài phỏng vấn, ông đƣa ra quan niệm: “Viết Rừng xưa xanh lá, tôi nhớ đến tuổi trẻ của tôi, của bạn bè tôi, một lớp thanh niên mới tuyệt vời làm sao! Khó mà có lại, một lớp người có thể làm nên tất cả. Lớp người ấy giờ đây đã bước vào tuổi cổ lai hy và đã bắt đầu kết thúc kiếp phù sinh của mình, sắp đi qua hành tinh này mà không để lại vết xước nào” [167, tr.620]. Tố Hữu viết Nhớ lại một thời năm 2000, khi ấy ông vừa tròn 80 tuổi, ông chia sẻ: “Ở cái tuổi này có nhiều điều đã quên, nhƣng những điều đáng nhớ trong cuộc đời thì vẫn còn nguyên trong kí ức” [85, tr.8]. Cái ân huệ mà cuộc sống dành cho đã thúc giục các nhà văn viết và viết: “Phải viết chuyện ấy rồi phải viết. Những từng trải và kỷ niệm cả đời thúc giục, đã viết ra đấy, nhƣng chƣa đƣợc mấy. Mỗi ngày qua trở thành một thấm thía” [70, tr.28].
Ngoài ra, đây còn là giai đoạn mà các nhà văn nữ tham gia vào thể hồi ký nhiều nhất, một hiện tượng chưa từng có trước đó. Với sự góp mặt của nữ sĩ Anh Thơ với bộ hồi ký gồm 3 tập: Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng sông chia cắt, Đặng Anh Đào với Tầm xuân, Đặng Thị Hạnh với Cô bé nhìn mưa, Bà Tùng Long với Hồi ký Bà Tùng Long, Lê Minh với Người đàn bà cầm bút... độc giả cú thể nhận ra màu sắc “giới” trong cỏc tỏc giả này thật rừ nột.
Đọc hồi ký của Đặng Thị Hạnh, bạn đọc có thể nhận ra sự “điệu đà” trong cách nhìn đời, nhìn sự vật của bà. Chú ý đến những cái đƣợc coi là vụn vặt, nho nhỏ, Đặng Thị Hạnh thường nhớ về người dì của mình với “một đôi mắt đẹp như sao băng, và một gương mặt trong sáng rạng rỡ đến mức người ta như có thể nhìn thấu suốt qua đấy tâm hồn của dì” [58, tr.27] hoặc “đi đến đâu tiếng cười dòn tan của dì tôi cũng vang lên” [58, tr.31]. Chính bà phải khẳng định: “Tất cả những vật nhỏ bé xinh đẹp đối với tôi đều nhƣ có hào quang thần diệu bao quanh” [58, tr.82].
Riêng với Đặng Anh Đào, ngay từ những trang đầu tiên người đọc đã nhận ra giọng văn của một nhà văn nữ luôn găm giữ trong mình những ký ức nhẹ nhàng. Đó
là hình ảnh vành cánh bạc, quần sồi, váy đũi, khăn nhung đen. Vì lẽ đó mà bà tự nhận: “Điểm yếu của tôi chính là đồ trang sức” [37, tr.6]. Ngoài ra, bất kì cái gì có
“mùi vị” [37, tr.7] đều dễ đánh thức tâm hồn bà. “Mẹ tôi, đó là mùi trầu không. Còn ba tôi, chỉ cần bước tới chân cầu thang nhà dưới, tôi đã ngửi thấy mùi thuốc lá thơm. Và cà phê – vào một số giờ nhất định trong ngày” [37, tr.21]; “mùi hoa sấu chua mát đưa vào cửa sổ” [37, tr.134]; “đường mía thơm nhè nhẹ” [37, tr.137].
Trong hồi ký, Bà Tùng Long kể một chi tiết cho thấy quan điểm sáng tác của bà. Đó là, lần bà dự buổi nói chuyện về văn chương, một cậu sinh viên trẻ mang giọng Bắc đứng lên khen những sách lý luận cao siêu và chê các nhà văn viết tiểu thuyết ở Sài Gòn lúc bấy giờ, trong đó có bà. Bà Tùng Long đáp: “Tôi không có khả năng để viết những loại sách cao siêu... Tôi có đọc một đoạn văn trên một tờ báo Pháp, thấy có nhà văn nào đó tuyên bố rằng: 'Nếu tôi có một ngai vàng thì tôi sẵn sàng đổi nó để tìm hiểu tâm lý phụ nữ'. Nhƣ thế thì tôi, một phụ nữ, tại sao lại không viết để nói lên tâm lý của phụ nữ? Vì tôi đã trải qua thời kỳ niên thiếu dưới mái ấm gia đình của cha mẹ, bên các em thân yêu, tôi từng là một thiếu nữ, tôi hiểu những ƣớc muốn, những buồn vui của giới thiếu nữ, của tuổi mới lớn. Tôi từng là một người vợ, một người mẹ. Tôi hiểu tâm sự của một người vợ khi gặp cảnh ngộ ngang trái, khi sống trong hạnh phúc, khi nuôi dạy các con và hiểu những đòi hỏi của các con mình...” [103, tr.137-138]. Đó chính là những sẻ chia và cũng là lí do rất cỏn con của phụ nữ. Bà Tùng Long nhiều lần trong tập hồi ký của mình nhắc đến mục đích viết văn: “Tôi viết chỉ để thỏa đam mê cầm bút của mình, và cũng để các con tôi sau này đọc lại mà thương mẹ hơn” [103, tr.9]; “Tôi chưa bao giờ dám tự hào xƣng mình là văn sĩ, nữ sĩ. Tôi chỉ nói tôi viết văn là để nuôi con, chỉ thế thôi [103, tr.139]. Tớnh nữ biểu hiện rất rừ trong cỏc trang hồi kớ của Bà Tựng Long, đú là những trang văn mềm mại, dịu dàng mà cũng vô cùng ấm áp, đằm sâu.
23 chương trong Từ bến sụng Thương, Anh Thơ đó cho người đọc hiểu rừ hơn chuyện tình thơ và tình thiếu nữ của nữ sĩ. Ở đó là những rung cảm đầu đời, là những đắm say thơ ca, và cả những vất vả vì miếng cơm manh áo, vì những rào cản cấm ngăn của những quan niệm cũ. Song đó cũng là một tâm hồn muốn phá vỡ những định kiến, muốn vƣợt thoát ra khỏi không gian cũ, đặc biệt muốn làm một cái gì giúp ích cho đời: “Vậy thì tôi đến, phải gác bút lại, và tìm một việc gì có ý nghĩa
mà làm”, “Tôi phải mạnh bạo ra khỏi phòng thơ, lao vào cảnh chết chóc đau khổ của nhân dân, của các em bé, để làm một việc gì thiết thực trong lúc này” [187, tr.422].
Việc các nhà văn nữ tham gia viết hồi kí đã giúp người đọc nhận thấy đời sống văn học sôi động và phong phú hơn trong giai đoạn sau 1985. Các trang hồi ký chính là lời “tự thú” với những người đã đi qua trong cuộc đời nhà văn và với bạn đọc ngày hôm nay. Sự thay đổi lực lƣợng sáng tác đó cũng khiến cho nội dung cảm hứng và hình thức biểu đạt hồi ký giai đoạn này có sự thay đổi mạnh mẽ. Đây là bệ đỡ cho sự phát triển của hồi ký văn học với tƣ cách là bộ phận tiêu biểu trong các thể loại văn học ở thời kì đổi mới. Đồng thời cũng khẳng định sức hấp dẫn của một tiểu thể loại trong đời sống văn chương nói chung và thể loại ký nói riêng.
Nếu văn học Việt Nam trước 1985 nói chung và hồi ký nói riêng, cái ta đứng ở ngôi trên, là biểu hiện cho tinh thần tất cả vì tổ quốc quên thân, vì dân quên mình, thì các tác phẩm hồi ký sau này là tiếng nói của cái tôi trưởng thành. Về mặt nội dung, hồi ký văn học Việt Nam từ sau 1985 đã có sự vận động về đề tài (đề tài lịch sử văn hóa, đề tài văn chương báo chí, và đề tài đời tư). Ngoài ra, các khuynh hướng văn học cũng có sự thay đổi. Không chỉ ngợi ca, tôn vinh quá khứ; các tác phẩm giai đoạn này đã thể hiện quá trình nhận thức lại, giãi bày đời tƣ, và đặc biệt qua hình tƣợng tác giả, chân dung nhà văn hiện lên với đủ sắc thái.
Sau 1985, dù tác phẩm của các tướng lĩnh vẫn luôn ra mắt bạn đọc, song hồi ký văn học lại chiếm số lƣợng lớn hơn nhiều. Với thời gian đủ dài để nghiền ngẫm về cuộc chiến, với cơn lốc xoáy bất ngờ của nền kinh tế thị trường, những đổi thay về tình người, hơn ai hết các nhà văn đã lên tiếng. Xét riêng về hồi ký văn học, đây là giai đoạn mà tiểu thể loại này bộc lộ rất nhiều đặc trƣng nhƣ tính chân thực của cuộc sống từ góc nhìn đời tư, cá nhân, sự đào sâu vào bản thể tâm lí người viết;
quan niệm đa chiều, đa diện về cuộc sống, bút pháp đa dạng, phong phú, linh hoạt, độc đáo... Vì thế, hồi ký văn học sau 1985 khá đa dạng về kiểu loại chứ không thuần nhất như trước.
Hồi ký văn học giai đoạn này phát triển theo một số huynh hướng chính. Đó là những cuốn hồi ký tiếp nối thiên hướng anh hùng ca (sử thi) với đề tài lớn mang cảm hứng tụng ca, hào sảng, bút pháp cường điệu, giọng điệu sôi nổi. Có thể kể đến những cuốn hồi ký nhƣ: Những năm tháng ấy, Nhớ lại một thời, Từ U Minh đến Cần Thơ, Ở chiến khu 9, 20 năm giữa lòng đô thị, Bình an... Đây là những cuốn hồi ký dày dặn, thể hiện đƣợc không khí thời đại.
Bên cạnh đó là những hồi ký mang tính thông tin, tƣ liệu tự thuật đƣợc kể lại một cách chân thực, bộc bạch cuộc đời của nhà văn theo trình tự thời gian từ tuổi ấu thơ đến khi trưởng thành. Với việc cung cấp thông tin, phản ánh sự thật lịch sử về nhà văn và thời đại, bạn đọc có thể chƣa thỏa mãn về khả năng truyền cảm hứng của các tác phẩm. Tuy nhiên, dưới bàn tay các nhà văn và sức hấp dẫn của thể loại, khuynh hướng hồi ký này vẫn được độc giả chấp nhận, tìm đọc như góp thêm một góc nhìn về cuộc đời tác giả. Đó là các tác phẩm: Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào, Bóng ngày qua, Nhớ lại, Núi Mộng gương Hồ, Hồi ký Song đôi, Mất để mà còn, Hồi ký Bà Tùng Long, Dĩ vãng phía trước...
Ngoài ra, còn có một dòng hồi ký mang tính tản văn, trải nghiệm văn học chủ yếu tiếp cận ký ức như những miền thương nhớ để suy tưởng, trải nghiệm. Các sáng tác này là “sản phẩm” từ những người viết được hưởng nền giáo dục phương Tây và chịu ảnh hưởng của lối viết hiện đại trong văn học phương Tây. Thông qua cỏc tỏc phẩm, tớnh chủ quan, cỏ nhõn đƣợc thể hiện rừ nột, chẳng hạn nhƣ: Tầm xuân, Cô bé nhìn mưa, Người đàn bà cầm bút... Có thể khẳng định đây là một điểm mới trong tiến trình vận động của thể loại.
Đó còn là hồi ký mang thiên hướng tiểu thuyết thiên về đề tài thế sự và đời tư, những câu chuyện thường nhật và những số phận con người nhỏ bé. Những tác phẩm nhƣ: Nửa đêm sực tỉnh, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Rễ bèo chân sóng, Rừng xưa xanh lá, Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương... với bút pháp tả thực, giọng điệu ngậm ngùi, pha lẫn hài hước đã tạo nên đặc sắc của hồi ký giai đoạn này.
Một mảng không thể không nhắc đến là hồi ký theo hướng chân dung văn học. Hướng đi này chính là sự khu biệt các tác phẩm hồi ký giai đoạn sau đổi mới với các giai đoạn khác. Các tác phẩm dẫu đƣợc viết nhƣ một loại ký phê bình, tiểu sử nói về các bạn đồng nghiệp, những bạn văn, song tựu chung lại hầu hết các tác phẩm đều cố gắng phản ánh một cái nhìn về thời cuộc mà họ đang sống. Với hướng hồi ký chân dung văn học, các tác giả đã thể hiện tƣ duy nghiên cứu, phê bình; đồng thời phần nào cũng thể hiện tƣ duy tiểu thuyết khi xây dựng chân dung các nhà văn nhƣng không phải theo lối nghiên cứu chuyên nghiệp mà là theo lối kinh nghiệm, nhiều khi là chuyện bếp núc văn chương với những chi tiết, những thông tin mang tính đời tƣ. Tiêu biểu ở mảng này phải kể đến các tác phẩm: Ba phút sự thật, Một thời để mất, Kỉ niệm dọc đường văn, Từ núi đất đến làng văn...
Hỡnh tƣợng tỏc giả trở thành vấn đề cốt lừi, bản thể của hồi ký. Và đặc biệt sau 1985, cái phần bản thể ấy càng được tô đậm hơn. Trước 1985, số lượng tác phẩm hồi ký khá khiêm tốn, đặc biệt chƣa khẳng định đƣợc vị thế của thể loại. Tuy nhiên, sau 1985, với xu hướng dân chủ hóa, nhìn nhận định vị lại những giá trị, đồng thời với sự xuất hiện đầy nhiệt hứng của những cây bút tên tuổi, hồi ký đã ở vị trí thắng thế so với các thể loại khác.
Từ sau năm 2000, các tác phẩm hồi ký không còn xuất bản ồ ạt như trước, tuy vậy, với hiệu ứng từ một số hồi ký đƣợc phát tán trên mạng, những tranh luận về thể hồi ký liên tiếp được xới lên trong đời sống văn chương. Năm 2017, đánh dấu sự trở lại của hồi ký với 3 tác phẩm: Lang thang trong chiến tranh, Cơ nhỡ trong hòa bình của Thanh Thảo; Mùa chinh chiến ấy của Đoàn Tuấn. Đặc biệt giải thưởng Văn học năm 2017 của Hội Nhà văn Hà Nội đã trao thêm một hạng mục mới, đó là Tặng thưởng tác phẩm đầu tay dành cho cuốn sách Hồi ức lính của tác giả Vũ Công Chiến - một người lính “tay ngang” viết hồi ký gây xôn xao giới văn chương ngay khi cuốn sách ra mắt vào năm 2016. Nhà văn Bảo Ninh - tác giả tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh bày tỏ: “Không biết bình luận thế nào về tác phẩm này cho thật thỏa lòng mình hay chọn những từ ngữ nào để nói về một tác phẩm văn học đích thực văn chương và đích thực là viết về chiến tranh và người lính bộ binh hay nhƣ Hồi ức lính” [192].
Vỡ sao thời kỡ sau 1985, hồi ký văn học lại phỏt triển mạnh mẽ, rừ nột, và đa dạng như vậy? Với lực lượng người viết là những cây bút có tên tuổi trên văn đàn, họ đã khẳng định mình ở nhiều thể loại văn chương trong đó có thơ, truyện ngắn, và tiểu thuyết. Nhƣng điều quan trọng hơn hết chính giai đoạn đổi mới đã mang lại bầu sinh khí mới kích hoạt sự sáng tạo của nhà văn. Không chỉ đời sống xã hội, mà tâm thế các nhà văn đã có sự “sổ lồng” về tư tưởng, giải phóng cá nhân, nhìn thẳng vào sự thật, vào những vấn đề đời tư, vào thân phận con người, tinh thần phản biện của đời sống và của văn học... Đây cũng chính là giai đoạn đã đủ độ ngấm về thời gian, đủ độ chín để các tác giả chiêm nghiệm, sống đủ, và thành thật với độc giả. Các tác phẩm hồi ký ra đời sau 1985 mang theo không chỉ những câu chuyện, sự kiện, con người mà cả những ẩn ức, những gì gọi là thầm kín nhất nay đã được hé lộ và giải đáp cho rất nhiều câu hỏi được dồn nén từ vài chục năm trước.
TIỂU KẾT
Việc đƣa ra các kiểu hình tƣợng nhân vật phần nào cho thấy sự thay đổi về mặt loại hình đồng thời cũng là cái nhìn toàn diện và cụ thể hóa về vai trò và vị trí của hình tƣợng nhân vật nói chung và hình tƣợng tác giả nói riêng.
Sau 1985 là giai đoạn mà hồi ký nở rộ. Những tác phẩm lớn nhất, hay nhất của thể loại hồi ký hầu hết đều ra đời ở giai đoạn này. Đó là những tác phẩm của Anh Thơ, Tô Hoài, Bùi Ngọc Tấn, Phùng Quán, Vũ Bão, Ma Văn Kháng, Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào...
Song, điều đáng kể nhất trong sự vận động của thể hồi ký giai đoạn này chính là sự cởi mở về phạm vi nội dung phản ánh; thay đổi cách thức tiếp cận và phản ánh đời sống và con người; đa dạng hóa nghệ thuật trần thuật... kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ tư duy nghệ thuật của thể loại với các giai đoạn trước.
Dựa vào đặc trƣng thể loại, hình tƣợng tác giả trong mỗi tác phẩm đƣợc khai thác và thể hiện khác nhau. Điểm mạnh của hồi ký so với các thể loại khác đó là ngoài mã nghệ thuật thì mã sự thật đã chiếm trọn sự tin tưởng của độc giả. Đó không chỉ là cái nhìn ngoái lại những chuyện đã qua, mà còn là những câu chuyện của thời điểm hiện tại, đang tiếp tục diễn ra. Và hơn hết giải đáp những câu hỏi của