Những công trình, bài báo nghiên cứu khái quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985​ (Trang 27 - 33)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Những công trình, bài viết về hồi ký văn học Việt Nam sau 1985

1.2.1. Những công trình, bài báo nghiên cứu khái quát

Trong bức tranh văn học có sự đóng góp không nhỏ của thể loại ký. Điểm xuất phát của thể loại ký là viết về người thật, việc thật. Trước 1985, ký sự phát

triển và đƣợc coi là công cụ tuyên truyền, chính vì thế thể loại này đƣợc các nhà nghiên cứu bàn tới khá nhiều. Nhƣng hồi ký thực sự vẫn còn những khoảng trống.

Các vấn đề đƣợc các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm là: tính hƣ cấu trong hồi ký, mối quan hệ giữa người kể và người ghi hồi ký; sự khác nhau của nhân vật trong hồi ký với nhân vật trong tiểu thuyết...

Năm 1976, Nguyễn Thế Hưng và Lương Ích Cẩn trong “Bàn thêm về mối quan hệ giữa người kể và người ghi trong hồi ký” đã có lí giải những sự khác nhau của nhân vật hồi ký với nhân vật tiểu thuyết: “Nhân vật trong tiểu thuyết là nhân vật được xây dựng nên bằng phương pháp hư cấu, khái quát hóa, điển hình hóa của nhà viết tiểu thuyết; chú ý làm sao cho nhân vật nói đúng tiếng nói của họ, tiếng nói phù hợp với thời đại họ sống. Nhân vật trong hồi ký vừa là nhân vật có thật của quá khứ, vừa là nhân vật có thật của hiện tại. Họ không hề làm mất tính chân thực của văn học khi dùng ngôn ngữ hiện đại để thuật lại sự việc đã xảy ra trong dĩ vãng, bởi vì bản thân họ đã là một sự thật tồn tại hiển nhiên rồi” [82, tr.37].

Cũng trong năm 1976, Vũ Đức Phúc trong bài “Bàn về các thể ký trong văn học từ Cách mạng tháng Tám cho đến nay”, đã đề cập đến tính hƣ cấu trong hồi ký.

Theo tác giả: “Hƣ cấu trong tiểu thuyết là chọn lọc và khái quát sự thật về nhiều người để xây dựng một nhân vật không có thật nhưng tiêu biểu. Hư cấu trong hồi ký về một người là chọn lọc và khái quát những sự thật về người đó... Nhân vật trong hồi ký không phải chỉ đại diện cho một tầng lớp xã hội mà còn phải là hình ảnh rất chính xác về một người có thật. Thành thật, không bịa đặt là điều kiện đầu tiên người ta đòi hỏi ở tư cách người viết hồi ký” [145, tr.41].

Rừ ràng với những quan điểm trờn, cỏc tỏc giả đều khẳng định tớnh xỏc thực cao trong tác phẩm hồi ký. Ngoài ra, cả tác giả và người đọc đều nhìn nhân vật và cuộc sống của nhân vật không chỉ dừng nhƣ phần sự thật đã kết thúc trong tác phẩm. Nghĩa là phía sau những câu chuyện, những sự kiện mà nhà văn viết ra, các nhân vật vẫn tiếp tục sống, làm việc, hoạt động nghệ thuật. Đó chính là sự hấp dẫn của hồi ký.

Năm 1980, Hà Minh Đức trong công trình Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã phân biệt sự khác nhau của cái tôi trong ký cũng như hồi ký với tiểu thuyết - tự truyện: “Người viết tiểu thuyết - tự truyện nói về mình, cuộc sống của mình, nhƣng không giới hạn trong khuôn khổ đó. Họ luôn có xu hướng mở rộng để nói về cuộc đời chung... Dòng kể của hồi ký có một mạch trôi trực tuyến hơn xoay quanh cái tôi. Những sự kiện cũng ít móc nối vào nhau để mở ra những khung cảnh và liên hệ mới. Kết cấu của tác phẩm hồi ký cũng dựa chủ yếu vào kết cấu vốn có của cuộc đời thực và ít đổi thay tái tạo lại khung sự kiện” [45, tr.46].

Nhìn chung, trước năm 1985, các nhà nghiên cứu đã kiến giải và đi vào khảo sát để thấy đƣợc đặc điểm thể hồi ký từ thực tiễn sáng tác. Chính vì vậy, các luận điểm đã phần nào giúp người đọc có cái nhìn cơ bản về đặc trưng riêng của hồi ký trong thể loại ký nói riêng và trong tiến trình phát triển cùng sự vận động của đời sống văn học nói chung. Tuy vậy, dưới ảnh hưởng của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, quan điểm văn học là vũ khí đòi hỏi các tác giả phải bám sát vào hiện thực cách mạng. Ngoài ra, đối tƣợng khảo sát của các nhà nghiên cứu chƣa đa dạng nên vấn đề lý thuyết còn tạm dừng lại ở những khía cạnh trên.

Sau này, quan niệm về nghề, quan niệm về văn chương, những vấn đề về thi pháp thể loại được tiếp cận dưới nhiều góc độ. Cùng với sự khởi sắc của sáng tác thì các bài viết về hồi ký sau 1985 cũng xuất hiện nhiều hơn.

Thông qua các bài nghiên cứu một tác giả, một tác phẩm, hoặc một vấn đề nào đấy, bước đầu các nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định có tính khái quát về khoảng thời gian này. Các tác giả: Hà Minh Đức, Lý Hoài Thu, Bích Thu, Đỗ Hải Ninh,... đã có nhiều nhận định sắc sảo và làm tiền đề cho cơ sở lý luận nghiên cứu thể hồi ký.

Trước hết, các tác giả đều đi đến khẳng định: hồi ký trở thành hiện tượng văn học nở rộ, và phát triển hơn khi văn học đƣợc “cởi trói”, đời sống dân chủ đƣợc thúc đẩy và “cái tôi” cá nhân của tác giả trở thành đối tƣợng phản ánh. Để từ đó, mỗi tác giả đi vào nghiên cứu những vấn đề cụ thể của hồi ký.

Năm 1996, trong mục “Các thể ký văn học” của cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, tác giả lý giải, dự đoán “trong tương lai sẽ có rất nhiều hồi ký, nhật ký xuất hiện khi người ta quan tâm đến cuộc đời riêng của nhiều loại người vốn có đóng góp hoặc nổi danh ở một lĩnh vực nào đó” [46, tr.32]. Từ đó khẳng định giá trị của hồi ký: “Đóng góp cho đời sống văn học bằng cuộc đời nghệ thuật đã trải qua nhiều chặng đường, những trang hồi ký của nhà văn đã gợi lên được những nhận thức có ý nghĩa chung cho mọi người về hiện thực xã hội và đời sống văn học từ những câu chuyện xảy ra thuộc về một quá khứ gần gũi và có nhiều liên hệ với cuộc đời hiện tại” [46, tr.32].

Năm 2004, Nguyễn Bích Thu trong phần “Thể loại - Đặc trưng và phát triển” của cuốn Văn học Việt Nam hiện đại - sáng tạo và tiếp nhận đã dành 2 trong số 10 bài viết về “Vấn đề hư cấu đối với thể ký”; “Sự giao thoa giữa truyện và ký”

từ đó giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của thể ký nói chung, hồi ký văn học nói riêng. Ngoài việc khẳng định vai trò của thể hồi ký từ sau năm 1975, đặc biệt từ khi đất nước đổi mới, tác giả chỉ ra nét đặc sắc của các tác phẩm hồi ký thời kì này đều có giá trị văn học, mang đậm dấu ấn cái tôi của nhà văn [189].

Năm 2006, Đỗ Hải Ninh trong bài viết “Ký trên hành trình đổi mới” đã chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ điều kiện lịch sử, xã hội và nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình vận động nội tại của nền văn học. Theo tác giả, văn học thời kỳ này tìm đến thể loại hồi ký là tìm một cách tiếp cận hiện thực, đáp ứng nhu cầu giãi bày của người viết, nhu cầu được hiểu, được chiêm nghiệm quá khứ, đánh giá lại lịch sử.

Lúc này, hiện thực đƣợc phản ánh không chỉ là hiện thực bề mặt, mà còn là hiện thực chiều sâu, đầy tính phức tạp, bí ẩn của con người. Ngoài ra, tác giả chỉ ra một vài đặc điểm của hồi ký văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới cả phương diện nội dung và nghệ thuật [139].

Năm 2008, trong bài “Hồi ký và bút ký thời kì đổi mới”, Lý Hoài Thu khẳng định vị trí của hồi ký: “Không phải ngẫu nhiên vào những năm cuối thập niên 90 thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, trên văn đàn xuất hiện nhiều tác phẩm hồi ký, bút ký của văn nghệ sĩ, chủ yếu là các nhà văn đã tạo nên một mảng sinh động của đời sống văn

học mà có thể nói ngay rằng trước đó là chưa thể có. Nhiều sự kiện văn học quá khứ, nhiều số phận văn chương cùng nhiều vấn đề phức tạp của quá khứ gần, xa...

đã đƣợc tái dựng theo một cách nhìn mới, không đơn giản, một chiều mà khoan dung, thấu tình đạt lý hơn”. Theo tác giả bài báo: “Dù viết về quá khứ, tái dựng “ký ức thời gian đã mất”, song giá trị và khả năng cảm hóa của các tác phẩm hồi ký lại đƣợc xác lập bởi góc nhìn hiện tại, đáp ứng nhu cầu nhận thức thực tại” [191].

Năm 2008, một trong những công trình nghiên cứu văn học sử đề cập đến thể hồi ký trong quá trình nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam là Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại của Trường ĐHSP Hà Nội. Các tác giả đã đề cập: “Trong văn xuôi những năm 90 và vài năm gần đây, thấy nổi lên hai mảng đáng chú ý: hồi ký - tự truyện và tiểu thuyết lịch sử. Một loạt hồi ký của các nhà văn, nhà thơ, cả những nhà hoạt động xã hội đã đem lại cho người đọc những hiểu biết cụ thể, sinh động và xác thực về xã hội, lịch sử, về đời sống văn học và gương mặt một số nhà văn ở những thời kỳ đã qua” [138, tr.183]. Việc đặt mối quan hệ giữa hồi ký và tự truyện;

hồi ký và tiểu thuyết lịch sử đã phần nào gợi mở cho những người nghiên cứu sau này và cả bạn đọc hiểu đƣợc những đặc trƣng của từng thể loại cũng nhƣ sự giao thoa giữa các thể loại.

Năm 2010, nhà văn Nguyên Ngọc trong bài “Văn xuôi Việt Nam hiện nay - logic quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng” đã có nhận định chung về hồi ký sau 1985: “Một số năm gần đây, có phần lặng lẽ nhƣng thâm trầm, xuất hiện một số hồi ký của các nhà văn. Từ sau chiến tranh, đã có rất nhiều hồi ký, có thể gọi là “hồi ký của các vị tướng”, kể lại chuyện chiến tranh của chính họ và đồng đội của họ. Ðôi khi những hồi ký này cung cấp đƣợc nhiều tƣ liệu lịch sử đáng quý mà chính sử đã bỏ qua”. Nguyên Ngọc chú ý đến hồi ký văn học, ít nhiều đã cho thấy nguyên nhân của sự phát triển hồi ký sau 1985. Theo Nguyên Ngọc: “Nhà văn là một kiểu ký ức của xã hội. Nhà văn cũng là những người được xã hội “giao cho” cái công việc thường xuyên tự soi lại mình của xã hội trên con đường đi tới của nó. Cho nên khi nhà văn viết hồi ký thì có khác những người khác,

đấy là xã hội tự nói lại về chính mình (tất nhiên trong những hồi ký thành công).

Rất đáng chú ý là hai tập hồi ký của Tô Hoài Cát bụi chân ai Chiều chiều” [121].

Năm 2016, trong LATS Ngữ văn: “Hồi ký trong văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay nhìn từ đặc trưng thể loại”, Trần Thị Hồng Hoa dưới góc nhìn thể loại đã tập trung nghiên cứu về diễn ngôn về sự thật qua hành trình phục hiện ký ức trong hồi ký sau 1975. Trần Thị Hồng Hoa cho rằng: “Hồi ký đã tạo ra con đường đắc hiệu nhất để chuyển tải tư tưởng, tình cảm, thái độ của các tác giả với quá khứ”

[65, tr.149]. Để kiến giải điều này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu lý thuyết diễn ngôn, sự hòa kết giữa mã sự thật và mã nghệ thuật, sự. Song lại chƣa đề cập đến hình tượng tác giả - một kiểu nhân vật quan trọng góp phần chuyển tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, đồng thời đƣa những thông điệp xƣa - nay, cũ - mới, những câu chuyện ngày hôm qua đến với cộng đồng tiếp nhận đương đại.

Năm 2017, trong LATS Văn học “Tư duy nghệ thuật trong hồi ký văn học Việt Nam từ 1986 đến nay”, Trần Thị Mai Phương tập trung nghiên cứu tư duy nghệ thuật trong hồi ký văn học Việt Nam từ 1986 đến nay qua các mã quan niệm nhƣ: Yêu cầu khách quan của việc phản ánh sự thật trong hồi ký; Tính chủ quan, cá nhân trong sự phản ánh của hồi ký; Dấu ấn thời đại trong quan niệm viết hồi ký. Dù tác giả có khai thác phần nào hình tƣợng cái tôi tác giả - trung tâm của hồi ký văn học, song cũng chỉ chiếm 15 trang của luận án. Đây chính là một phần khoảng trống mà chúng tôi muốn tập trung khai thác vai trò, vị trí, cách biểu hiện và phương thức nghệ thuật của hình tƣợng tác giả trong hồi ký, đặc biệt là hồi ký văn học Việt Nam sau 1985.

Cũng trong năm 2017, LATS Văn học “Hồi ký văn học (của nhà văn) trong văn học Việt Nam hiện đại nhìn từ góc độ thể loại” của Lê Thị Lệ Thủy căn cứ vào đặc trƣng loại hình của thể loại, đã phân loại hồi ký văn học theo ba tiểu loại: Hồi ký tự truyện; hồi ký chân dung; hồi ký hỗn hợp. Lê Thị Lệ Thủy đã phân tích, tìm hiểu, lý giải sự thể hiện sâu đậm cái tôi tác giả thông qua cái tôi hồi ức về tuổi thơ và những thiên hướng về nghề văn, cái tôi trưởng thành trong nghiệp chữ, những tâm sự, quan niệm về nghề và kinh nghiệm đúc rút trong cuộc đời viết văn, và nhu

cầu dựng lại chân dung bạn bè, đồng nghiệp. Ngoài ra tác giả tập trung nghiên cứu điểm nhìn trần thật, ngôn ngữ kết hợp tả, bình luận, lôi cuốn ấn tƣợng. Và cụ thể là thông qua bốn cây bút tiêu biểu: Nguyên Hồng, Tô Hoài, Vũ Bằng, Ma Văn Kháng tác giả chỉ ra đƣợc đặc trƣng thể hồi ký. Song, Lê Thị Lệ Thủy chỉ dừng lại ở việc khai thác cái tôi tác giả chứ chƣa xem đây là một kiểu nhân vật đặc trƣng của hồi ký văn học.

Năm 2017, Nguyễn Ngọc Thiện trong bài “Một cách nhận diện về sự vận động của hồi ký văn học trong văn học Việt Nam hiện đại” khẳng định trong số gần 50 cuốn hồi ký văn học ra đời từ đầu thế kỷ XX tới nay thì “Trong hoàn cảnh của lịch sử dân tộc, nhất là khi công cuộc đổi mới đƣợc mở ra, các nhà văn đã có sự chuyển đổi về nhận thức trước thời cuộc trong và ngoài nước, tìm cách khắc phục những rào cản và tự giới hạn không đáng có, để mạnh dạn bắt tay vào viết hồi ký bộ bạch tâm sự đời mình trước đông đảo bạn bè, đồng nghiệp và công chúng mà không sợ bị dị nghị, điều ra tiếng vào xung quanh cái Tôi của nhà văn” [185, tr.38].

Nhƣ vậy, sự phát triển mạnh mẽ của hồi ký giai đoạn sau 1985 đến nay nằm trong xu thế phát triển chung của các dạng thức hồi cố, hồi thuật, nhằm thỏa mãn những nhu cầu khẳng định cái tôi cá nhân lúc bấy giờ nhƣ một quy luật tất yếu.

Nhiều nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng kết, tổng quát quá trình phát triển của thể hồi ký, đặc biệt là hồi ký sau 1985. Đây là giai đoạn cởi mở của cả đời sống xã hội và đời sống văn chương. Chính vì thế các nhà nghiên cứu phê bình văn học, khi nói về thể loại ký không thể bỏ qua vị trí của hồi ký văn học. Và càng không thể bỏ qua thành công của hồi ký giai đoạn sau 1985.

Sau khi thừa kế kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi nhận thấy vấn đề mà luận án quan tâm vẫn còn nhiều “đất”, vẫn còn nhiều khoảng trống có thể khai thác và tìm hiểu.

1.2.2. Những công trình, bài báo nghiên cứu về từng tác giả, tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985​ (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)