Khái niệm hồi ký và hồi ký văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985​ (Trang 20 - 27)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Những vấn đề lý luận chung về hình tƣợng tác giả và hồi ký

1.1.2. Khái niệm hồi ký và hồi ký văn học

Giải thích khái niệm hồi ký, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã căn cứ vào nhiều góc độ khác nhau. Có tác giả dựa vào nội hàm nghĩa của từ “hồi ký”, có người dựa vào đặc trưng thể loại, hoặc dựa vào cách kể chuyện của thể tài này để nêu ra khái niệm. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khá thống nhất ở điểm cơ bản:

hồi ký là tái hiện quá khứ gắn với người thật, việc thật, tác giả chính là người trong cuộc hoặc chứng kiến...

Theo khảo sát của chúng tôi, về khái niệm hồi ký, các nhà nghiên cứu bàn đến cụ thể nhƣ sau: Trong các loại từ điển, khái niệm hồi ký dựa theo hình thức chiết tự từ Hán Việt: hồi là quay trở lại, là ghi chép những điều chứng kiến. Đây

là cách lý giải ngắn gọn, dễ hiểu cho số đông người đọc. Nhưng khái niệm này thiếu độ mở, đông cứng không phù hợp với tình hình phát triển của hồi ký hiện đại.

Năm 1992, Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt đƣa ra khái niệm: “Hồi ký là thể văn ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc” [142, tr.591]. Rất gần với ý kiến của Hoàng Phê, cũng năm 1992, nhóm tác giả trong Từ điển thuật ngữ Văn học đã đƣa ra khái niệm: “Hồi ký là một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến” [134, tr.127].

Năm 1999, Nguyễn Văn Đạm trong Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt đƣa ra cách hiểu về hồi ký gắn với yếu tố thời đại: “Hồi ký là thể văn thuật lại theo thứ tự thời gian những sự việc mà tác giả đã trải qua hoặc chứng kiến một phần nào trong những mối quan hệ thời đại” [36, tr.386].

Trong thực tế, các tác phẩm hồi ký, đặc biệt là những tác phẩm hồi ký ra đời vào những năm đầu thập niên của thế kỉ XIX, khá đa dạng về nghệ thuật tự sự, về kết cấu. Nhiều tập hồi ký, ghi chép sự kiện ký ức, dòng hồi tưởng không theo dòng chảy thời gian tuyến tính, mà có sự đứt nối, chắp vá, đan xen giữa quá khứ và hiện tại một cách rất linh hoạt.

Quan niệm hồi ký là một tiểu loại của ký, là thể tài văn học đƣợc thống nhất trong hầu hết các công trình lý luận văn học. Cuốn Lí luận văn học (1996 - Hà Minh Đức chủ biên) xác định: “Hồi ký ghi lại những diễn biến của câu chuyện và nhân vật theo bước đi của thời gian qua hồi tưởng” [46, tr.285]. Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học (1999) định nghĩa: Hồi ký là “một thể thuộc thể tài ký. Tác phẩm hồi ký là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến” [6, tr.154]. Công trình Lí luận văn học (2008 - Trần Đình Sử chủ biên) khi phân loại ký tự sự thành những tiểu loại, các tác giả ghép chung nhật ký, hồi ký và xem hồi ký là “thể loại ghi chép các sự kiện quá khứ đã trải qua do đương sự thực hiện, cũng là một hình thức văn học riêng tƣ, mình nói về mình, một dạng tự truyện của tác giả. Hồi ký cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời chưa có điều kiện nói được” [161, tr.379-380].

1.1.2.2. Hồi ký văn học

Đặc trƣng của hồi ký là ghi chép lại những điều xảy ra trong quá khứ, tuy nhiên, với hồi ký văn học, đó phải là những câu chuyện, những sự kiện, những nhân vật, những chi tiết... điển hình, mang tính chất văn học do nhà văn sáng tạo nên.

Năm 2003, Lý luận văn học do Hà Minh Đức (chủ biên) khi đề cập đến hồi ký văn học đã đánh giá cao vai trò của chủ thể: “Hồi ký văn học là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc” [48, tr.436]. Điều đó có nghĩa, quá khứ càng xa thì vai trò của người sáng tạo càng lớn. Họ không chỉ neo giữ phần sự thật của quá khứ mà quá khứ còn đƣợc lọc qua lăng kính chủ quan của nhà văn khiến bạn đọc tin vào những điều họ viết, họ nghĩ, họ chiêm nghiệm.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng: Hồi ký văn học là một thể tài ký văn học đƣợc các nhà văn sử dụng để ghi chép, tái hiện, trần thuật lại, kể lại từ ngôi thứ nhất - ngôi tác giả với cái tôi của anh ta - một cách trung thực và chọn lọc những việc đã xảy ra cùng những người có liên quan với tác giả, với nghề văn và đời sống văn chương trong quá khứ mà bản thân tác giả đã chứng kiến, cùng sống và tham dự [185, tr.36].

Năm 2017, trong LATS Văn học “Hồi ký văn học (của nhà văn) trong văn học Việt Nam hiện đại nhìn từ góc độ thể loại”, Lê Thị Lệ Thủy đã đƣa ra khái niệm: “Hồi ký văn học đó là thể tài hồi ký do các nhà văn trực tiếp kể cuộc sống của mình và các nhà văn khác ở thời quá khứ. Hồi ký văn học cung cấp cho bạn đọc những tƣ liệu về đời tƣ của nhà văn, về bộ mặt tinh thần của xã hội ở một thời kỳ nhất định về các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Đồng thời cung cấp những thông tin về quá trình sáng tạo cũng nhƣ cuộc đời sự nghiệp của nhà văn, cá tính và phong cách mỗi tác giả” [192, tr.31]. Đồng thời, căn cứ vào một số phương diện chính như đề tài, khuynh hướng cảm hứng, phương thức thể hiện, Lê Thị Lệ Thủy phân loại hồi ký văn học theo các dạng cơ bản sau: Hồi ký - tự truyện, hồi ký - chân dung, hồi ký văn chương hỗn hợp.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy rằng, nhiều nhà nghiên cứu chỉ dùng khái niệm hồi ký thay vì dùng khái niệm cụ thể hồi ký văn học, song hầu hết đều

đánh giá cao tính văn chương của hồi ký, vai trò của cái tôi, và sự đan xen giữa các thể ký.

Bản thân thể hồi ký có đời sống riêng, vận động thay đổi ở từng chặng đường của lịch sử xã hội và văn học, khiến cho các khái niệm, quy ƣớc có tính quy phạm không lý giải hết sự đa dạng của nó. Chính điều này, trong quá trình nghiên cứu hồi ký mà cụ thể là hồi ký văn học, ranh giới giữa nó với các loại hình gần nó cần phải xỏc định rừ ràng và căn cốt để thấy rừ bản chất, cỏi gốc, từ đú mới cú thể soi chiếu, lý giải về hồi ký, thể văn học luôn vận động, chuyển hóa không ngừng. Khác với người viết sử, người viết hồi ký chỉ tiếp nhận ghi chộp phần hiện thực mà tỏc giả nhỡn rừ hơn cả dựa trên những ấn tƣợng và hồi ức riêng trực tiếp của mình. Hơn nữa, bản thân người viết hồi ký luôn được mô tả trình bày ở bình diện thứ nhất. Năm 1992, Từ điển thuật ngữ Văn học, chỉ ra những lợi thế làm nên sức hấp dẫn của tiểu thể loại này: “Hồi ký thường khó tránh khỏi tính phiến diện và ít nhiều chủ quan về thông tin, tính không đầy đủ của sự kiện, song sự không đầy đủ của nó do sự diễn đạt sinh động trực tiếp của tác giả lại có giá trị nhƣ một tài liệu xác thực đáng tin cậy” [134, tr.127].

Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ Văn học (1999) mở rộng so sánh: “Có những tác phẩm hồi ký rất gần với văn xuôi lịch sử; lại có những tác phẩm gần với tiểu thuyết;… một dạng hồi ký viết về các nhà văn, nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội, gọi là chân dung văn học” [6, tr.155]. Cũng đồng nhất điều này, nhóm tác giả trong Từ điển Văn học (2004) (bộ mới) quan niệm: “Hồi ký gần nhật ký ở hình thức giãi bày, ở chỗ không dùng thủ pháp cốt truyện, ở cách kể thường theo thứ tự thời gian, ở việc chú ý đến các sự kiện mang tính tiểu sử” [136, tr.646-647].

Về mối quan hệ giữa hồi ký với nhật ký, có thể khẳng định rằng, giữa hai thể tài có đường biên gần nhau ở hình thức giãi bày, ở việc không dùng các thủ pháp cốt truyện và đều chú ý đến các sự kiện mang tính tiểu sử. Song, nhật ký là dạng trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít dưới hình thức những ghi chép sự kiện đang diễn ra hàng ngày, có đánh số ngày tháng, không hƣ cấu; ghi lại các sự kiện đời tƣ đồng thời bộc lộ những cảm xúc, suy tƣ của bản thân chứ không chủ đích viết cho công chúng; trong khi hồi ký có thể bao gồm sự tái cấu trúc, sắp xếp sự kiện rời rạc

không liền mạch trong trí nhớ của tác giả. Hồi ký và nhật ký đều là những chuyện đời tư, nhưng hồi ký được viết theo chiều nghịch của thời gian, hướng về dĩ vãng với cảm hứng hồi cố, còn nhật ký đƣợc viết theo chiều thuận, ghi lại những sự kiện và cảm xúc hàng ngày. Hồi ký có tính tổng kết và lý giải còn nhật ký có tính thời sự và thường dang dở, ít khái quát, bởi thời gian sống và viết gần như đồng thời. Nếu hồi ký viết ra nhằm giãi bày, thú nhận với người khác, thiên về hướng ngoại thì nhật ký là lối viết thầm kín cho riêng mình, có tính riêng tư và hướng nội.

Về hồi kýtự truyện, nội hàm hai khái niệm này rất gần nhau nhƣng không hoàn toàn trùng khít. Trong Từ điển Văn học (2004) (bộ mới), Đỗ Đức Hiểu phân biệt: “Hồi ký có thể chỉ ghi lại những sự kiện về một thời kỳ lịch sử, mà tác giả không phải là nhân vật chính; còn tự truyện kể chuyện của cái “tôi” tác giả. Tự truyện không phải một tập hợp những khái niệm tản mạn, mà đƣợc bố trí nhƣ một truyện, một tiểu thuyết” [136, tr.1906]. Nhƣ vậy, giữa hồi ký và tự truyện đều đề cập đến những gì thuộc về quá khứ. Cơ chế của người viết hồi ký và tự truyện đều hướng về dĩ vãng, đều có cảm hứng tổng kết và lý giải, đều được viết ra cho người khác đọc để bộc bạch cái tôi, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Xét về bản chất, tự truyện mang đặc trƣng của truyện, giàu tính miêu tả, chú ý đến nghệ thuật kể, còn hồi ký mang đặc trƣng của ký, nặng về tính sự kiện, tính xác thực. Tự truyện xuất phát từ nhu cầu lý giải bản thân nhiều hơn, từ nhu cầu đó để tập trung vào quá trình hình thành nhân cách và lịch sử thế giới nội tâm của mình trong sự tương tác với thế giới bên ngoài, còn hồi ký chỉ xuất hiện khi người ta có cảm hứng hồi cố, có nhu cầu “trục vớt” quá khứ để hiện diện trong hiện tại, thỏa mãn mong muốn xét lại lịch sử.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy sự gần gũi giữa hồi kýtiểu thuyết tự thuật. Tiểu thuyết tự thuật là dạng tiểu thuyết sử dụng những “câu chuyện cuộc đời” có thật để làm chất liệu sáng tạo nghệ thuật. Trong tiểu thuyết tự thuật, người kể chuyện xưng “tôi” đồng nhất với tác giả, kể chuyện về đời mình, kể cả chuyện riêng tƣ, trong đó có cả sự hƣ cấu về những câu chuyện liên quan đến đời mình. Như vậy, đường biên giữa tiểu thuyết tự thuật với hồi ký khá nhạt nhòa. Hồi ức và sáng tạo, sự thật và hƣ cấu, cái riêng và cái chung luôn có nguy cơ lẫn vào

nhau, thâm nhập vào nhau ở hai thể loại này. Tuy nhiên, dựa vào những nét khu biệt, ta vẫn nhận ra ranh giới giữa tiểu thuyết tự thuật và hồi ký. Tiểu thuyết tự thuật tuy dựng lại cuộc đời của người đó, trong thời đại đó nhưng đã được hư cấu hóa, còn hồi ký là dựng lại gương mặt quá khứ trong đó có cuộc đời của mình với những chi tiết tiểu sử, đời tƣ, và không có sự hƣ cấu. Bản chất sự thật trong tiểu thuyết tự thuật ở đây là cái giống, có khi là “phiên bản” của sự thật, tác giả là người không chịu trách nhiệm về điều đó. Còn hồi ký, nếu có hƣ cấu thì đó cũng chỉ là cách để chuyển tải sinh động cái sự thật. Sự khác biệt này chủ yếu là do chi phối của đặc điểm thi pháp thể loại.

Nhìn chung, trong sự phát triển của hồi ký, bản thân tác phẩm hồi ký luôn có sự xâm nhập, dung hợp các thể tài, thể loại khác. Chính sự giao thoa giữa các thể loại, tác phẩm hồi ký càng được chắp thêm đôi cánh vươn ra những chân trời mới trong việc tái hiện hiện thực. Đặc biệt, sau năm 1985 với sự cởi mở về đời sống xã hội, đời sống tư tưởng, sự tự do trong sáng tạo, các tác phẩm hồi ký bên cạnh việc dung nạp gần gũi nhiều thể loại đã khẳng định đƣợc vị trí của chính nó trong đời sống văn học. Tuy vậy, văn bản hồi ký dù có tính tự do (do tính chủ quan của hồi ức) hoặc dẫu khó xác định đường biên thể loại thì cũng không thể nằm ngoài khung đặc trƣng thể loại.

Từ việc tham khảo những trường nghĩa của khái niệm hồi ký, chúng tôi xin đƣa ra cách hiểu của mình về hồi ký văn học và xem đây là cơ sở lý thuyết của luận án. Hồi ký văn học là một tiểu thể văn tự sự đặc biệt thuộc thể loại ký, “là thiên trần thuật từ ngôi tác giả” - các nhà văn viết lại những chuyện cũ bằng cái nhìn chân thực, chủ quan mà họ đã tham dự hay chứng kiến, thậm chí có thể lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình. Họ không chỉ trình bày nguyên trạng bức tranh quá khứ mà phả vào trong câu chuyện là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, số phận của mình và mọi người. Hồi ký văn học không chỉ đòi hỏi tính xác thực cao, mà còn đƣợc viết với văn phong hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.

1.1.3. Hình tƣợng cái tôi tác giả trong hồi ký văn học từ sau 1985 đến nay Nếu nhƣ tác giả văn học là chủ thể sáng tạo thì hình tƣợng tác giả là hiện thân của chủ thể trong tác phẩm. Nhƣ vậy hình tƣợng tác giả là hình thức có mặt gián tiếp của tác giả ngay bên trong tác phẩm của mình.

Dù là thể tự sự, trữ tình, kịch hay ký thì vai trò và sức ảnh hưởng của chủ thể sáng tạo là rất lớn. Người đọc khi tiếp xúc với một văn bản nghệ thuật, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là đối tượng sáng tạo. Và dấu ấn của chủ thể sáng tạo để lại trong tỏc phẩm văn học thể hiện rừ nột nhất qua hỡnh tượng tỏc giả. Người đọc nhận ra tất cả sự trải nghiệm cuộc đời của nhà văn thông qua hình tƣợng tác giả, đồng thời hình tƣợng tác giả chính là một kiểu nhân vật xuyên suốt và làm nên hồn vía, sắc thái, và sinh khí cho từng câu chữ trong tác phẩm.

Nghiên cứu hình tƣợng tác giả với tƣ cách là một phạm trù của thi pháp học là việc làm cần thiết. Thông qua tác phẩm văn chương, tác giả thể hiện được sự đánh giá của mình đối với cuộc sống và con người. Trong đó, cơ sở tâm lí của hình tƣợng tác giả là dạng thức tồn tại đặc thù của chủ thể giao tiếp nghệ thuật. Cơ sở nghệ thuật của hình tƣợng tác giả trong văn học mang tính chất giao tiếp của văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc là nhân vật trữ tình.

Cho đến nay, sự hiểu biết về hình tƣợng tác giả trong sáng tác văn học là một vấn đề đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Có người cho rằng hình tƣợng tác giả biểu hiện ở: cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sức bao quát không gian, thời gian, cấu trúc, cốt truyện, nhân vật và giọng điệu. Nhƣ vậy chúng ta có thể tìm hiểu hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở một số phương diện như: cái nhìn riêng độc đáo nhất quán để làm nổi bật lên chân dung của tác giả qua sáng tác của mỡnh một cỏch rừ nột, ngụi kể, ngụn ngữ và giọng điệu của tỏc giả thõm nhập vào giọng điệu của nhân vật trong sáng tác của tác giả... Hình tƣợng tác giả là dấu ấn chủ thể sáng tạo in đậm trong tác phẩm thấm trong toàn bộ cơ chế và yếu tố tạo thành tác phẩm. Song, hình tƣợng tác giả không đồng nhất với tác giả, dù có rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng tác giả trong hồi ký văn học việt nam sau 1985​ (Trang 20 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)