nông thôn huyện Phù Ninh
Qua kinh nghiệm giải quyết việc làm của các địa phương có thể rút ra một số bài học áp dụng trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh như sau:
- Phát triển các doanh nghiệp, xí nghiệp sử dụng lao động nông thôn. Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở các địa phương để thu hút lao động.
- Tăng cường vai trò của hệ thống các hợp tác xã tại địa phương
- Ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Khuyến khích người lao động làm việc tại nhà, tạo tính linh hoạt của thị trường lao động.
- Đào tạo công nhân, nâng cao tay nghề và trình độ quản lý cho người lao động.
- Thực hiện mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, các trung tâm đào tạo của quốc gia, với các tổ chức công nghiệp chế biến, các hộ nông dân tại các xã nguyên liệu để ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, cung cấp lao động đã qua đào tạo nhằm phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, xây dựng công nghiệp nông thôn.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài là những liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm của lao động nông thôn tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi về không gian
Đề tài thực hiện tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Các thông tin thứ cấp và một số thông tin sơ cấp được thu thập trên toàn bộ huyện Phù Ninh. Số liệu điều tra mẫu về lao động, về việc làm của hộ nông thôn được điều tra tại 3 xã Liên Hoa, Trị Quận và Phú Nham, đại diện cho huyện Phù Ninh.
2.1.2.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp được điều tra 3 năm từ năm 2014, 2015 2016. Số liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2017.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
+ Nguồn lao động nông thôn huyện Phù Ninh qua các năm
+ Tình hình việc làm của lao động nông thôn huyện Phù Ninh các năm + Một số điển hình về công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh
2. Những khó khăn, hạn chế trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
3. Định hướng và giải pháp giải quyết việc làm lao động nông thôn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sử dụng các tiếp cận sau đây:
- Tiếp cận vĩ mô: Sử dụng tiếp cận vĩ mô để thu thập các thông tin số liệu ở tầm tổng thể, bao quát trên phạm vị huyện, xã, hoặc thu thập thông tin qua khảo sát ở cấp sở, ban, ngành liên quan đến nông thôn mới. Nghiên cứu khảo sát tình hình lao động, việc làm và phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi toàn xã, huyện Phù Ninh hay tỉnh Phú Thọ.
- Tiếp cận vi mô: Sử dụng tiếp cận này để nghiên cứu một cách chi tiết, chuyên sâu các thông tin số liệu thu thập ở cấp độ nông hộ liên quan đến lao động - việc làm. Nghiên cứu những số liệu từ các hộ trong hai xã thông qua việc khảo sát và phỏng vấn đến các hộ trong 3 xã nghiên cứu
- Tiếp cận hệ thống: Hệ thống 3 cấp từ huyện đến xã và thôn xóm về lao động - việc làm của người dân. Nghiên cứu liên quan đến các giải pháp xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập của người dân. Sử dụng tiếp cận hệ thống để nghiên cứu một cách bài bản, đầy đủ và toàn diện các nội dung nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ UBND huyện, các phòng chức năng của huyện, các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án,…
Trong phạm vi nghiên cứu này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã từ UBND xã, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp, các trưởng thôn, hội nông dân, hội phụ nữ,... Các báo cáo của các dự án liên quan.
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra bảng hỏi (Survey and Questionnaires - phiếu điều tra). Đây là cách thức thu thập thông tin dựa trên những câu hỏi của một
bảng hỏi được chuẩn bị chu đáo theo đề tài nghiên cứu, là một phương pháp quan trọng và thông dụng thường được dùng trong nghiên cứu kinh tế - xã hội.
Nội dung bảng hỏi gồm những thông tin chung của hộ, thực trạng về nguồn nhân lực của hộ (số nhân khẩu, số lao động, trình độ chuyên môn của chủ hộ và các thành viên gia đình, khó khăn trong sản xuất, thực trạng việc làm theo các ngành nghề khác nhau (nông nghiệp, phi nông nghiệp), khó khăn tìm kiếm việc làm,... Xây dựng bộ câu hỏi điều tra (phiếu điều tra) để phỏng vấn trực tiếp mỗi xã 30 hộ nông dân tại 3 xã Liên Hoa, Trị Quận và Phú Nham, đại diện cho huyện Phù Ninh. Lựa chọn hộ để điều tra theo phương pháp phi ngẫu nhiên, với tổng số 90 hộ tại 3 xã. Với bộ câu hỏi này, số liệu thu thập được nhập vào máy tính trên Excel để phân tích số liệu hình thành các bảng biểu.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study) để tìm hiểu các điển hình, các mô hình về phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn toàn huyện Phù Ninh như làng nghề, HTX, trang trại,....
Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp (Direct Observation) để ghi nhận con số, sự kiện và những hành vi của bà con nông dân và lý giải những kết quả đánh giá liên quan đến đề tài.
2.3.2.3. Phương pháp phân tích sử lý số liệu
Phương pháp phân tích thống kê kinh tế
Sau khi tổng hợp các tài liệu sơ cấp, và thứ cấp, dùng công cụ thống kê phân tổ để tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện, của hộ.
Căn cứ vào các số liệu thống kê đã thu thập được phân tích tình hình lao động việc làm hiện tại của các nhóm hộ điều tra, từ đó xem xét việc phân bổ nguồn lao động vào nội bộ của từng ngành sản xuất của các nhóm hộ và có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn lao động, giải quyết việc làm cho các nhóm hộ.
Phương pháp so sánh: So sánh số liệu tương đối và tuyệt đối theo thời gian để thấy được sự phát triển của hiện tượng.
Phương pháp cân đối: dùng trong cân đối số lao động sử dụng trong hộ và số lao động thừa thiếu giữa các vùng. Từ đó đề ra giải pháp sử dụng lao động hợp lý và đầy đủ giữa các vùng và trong hộ.
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phỏng vấn lãnh đạo phòng Lao động Thương binh xã hội huyện Phù Ninh, chủ doanh nghiệp, HTX, Các chủ hộ về vấn đề lao động và việc làm của lao động nông thôn: chất lượng lao động, xu hướng phát triển nguồn lao động trong những năm gần đây, việc làm của lao động nông thôn.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài bao gồm hệ thống chỉ tiêu phân tích sau đây:
- Nhóm chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm: Cơ cấu lao động, việc làm, lao động có việc làm và chưa có việc làm,lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, lao động theo ngành kinh tế,...
- Nhóm chỉ tiêu về danh tính hộ nông thôn: Tuổi, giới tính, quan hệ với chủ hộ, học vấn, phân loại kinh tế, dân tộc, các nguồn lực đất đai, vốn, tư liệu sản xuất,...),...
- Nhóm chỉ tiêu nguồn nhân lực của hộ: nhân khẩu, lao động trong độ tuổi, lao động ngoài độ tuổi,...
- Nhóm các chỉ tiêu về lao động: Số lượng lao động, chất lượng lao động (được đào tạo, chưa đào tạo, đạo tạo nghề, truyền nghề, đào tạo đại học,...)
- Nhóm chỉ tiêu về việc làm: việc làm theo ngành nghề (nông nghiệp, phi nông nghiệp), việc làm trong nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp), việc làm phi nông nghiệp (thương mại, làng nghề, dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống, làm thuê,...), việc làm theo thời gian làm việc (toàn bộ thời gian, một phần thời gian), thất nghiệp và không việc làm, việc làm được trả lương, việc làm không trả lương, việc làm đổi công,...
2.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phù Ninh
Huyện Phù Ninh nằm ở phía đông bắc tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía nam giáp thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao, phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba, phía đông có tuyến sông Lô bao bọc, là ranh giới với huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Phù Ninh có 19 đơn vị hành chính trực thuộc huyện, bao gồm thị trấn Phong Châu và 18 xã: An Đạo, Bảo Thanh, Bình Bộ, Gia Thanh, Hạ Giáp, Lệ Mỹ, Liên Hoa, Phú Lộc, Phú Mỹ, Phú Nham, Phù Ninh, Tiên Du, Trạm Thản, Tiên Phú, Trị Quận, Trung Giáp, Tử Đà và Vĩnh Phú.
Giao thông: có 4 km Quốc lộ 2 đi qua huyện Phù Ninh. Ngoài ra có rất nhiều đường giao thông liên tỉnh, liên huyện. Là huyện nằm giữa 3 trung tâm kinh tế của tỉnh Phú Thọ là thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Lâm Thao, hầu như mọi hàng hóa đi từ 3 trung tâm này ra các huyện khác của tỉnh Phú Thọ đều đi qua huyện Phù Ninh.
Đặc điểm địa hình: có hướng dốc chính từ tây bắc xuống đông nam, độ dốc từ 3 – 25⁰, chủ yếu là đồi núi thấp. Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.337 ha, trong đó có 63,32% là đất đồi núi, đất nông nghiệp là 8.981 ha, đất lâm nghiệp là 4.149 ha, đất chuyên dùng là 2.402 ha, đất ở 675 ha, đất chưa sử dụng là 2.431 ha.
Nguồn nước: địa bàn huyện có sông Lô chạy dọc bao bọc phía Đông dài 36 km; có 4 trục ngòi tiêu chính phân bổ tương đối đồng đều dọc theo chiều dài của huyện (ngòi Đầu, ngòi Tiên Du, ngòi Mên và ngòi Chanh), có 120 hồ đập vừa và nhỏ. Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện có mỏ đá Trị Quận, cát sỏi sông Lô trữ lượng tương đối lớn.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 7% năm. Thu nhập đầu người bình quân đạt 32,56 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng 51,54%; dịch vụ 24,29%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 24,71%. Thu ngân sách trên địa bàn tăng
bình quân 13,2% năm. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 6.700 tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa 22%. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa 57%. Tỷ lệ hộ nghèo 3,9%. Giải quyết việc làm trên 8.000 lao động; số lao động có việc làm mới đạt trên 6.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 1.302 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%. Cơ cấu lao động: Nông, lâm nghiệp 40%; công nghiệp – xây dựng 35%; dịch vụ 25%.
Huyện Phù Ninh có 5 xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 90%. Có 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng ứng dụng công nghệ sạch hoặc có trang bị thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; có 23 trường học đạt chuẩn quốc gia. Toàn huyện hiện có 199/199 khu dân cư có nhà văn hóa. Tỷ lệ khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa 82%; Gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 90%. Các phong trào thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, các câu lạc bộ TDTT được mở rộng, các thiết chế văn hóa thể thao ở cơ sở hoạt động hiệu quả.
2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Phù Ninh
Tính chung, giai đoạn 2010 - 20105(năm 2015 ước tính), tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt bình quân 7,76%/năm (Huyện quản lý là 9,56%/năm). Tính riêng giai đoạn 2013-2015, giá trị sản xuất trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,02%/năm (huyện quản lý là 10,0%/năm). Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2010 (tính trên địa bàn huyện) đạt 14,87 tỷ, tăng 6,04 tỷ đồng so với năm 2010; theo huyện quản lý là 8,05 tỷ đồng, tăng 4,53 tỷ đồng.
Các ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng bình quân đạt 11,64%/năm tính trên địa bàn và 14,42%/năm tính theo Huyện quản lý ở giai đoạn 2002-2010 và 14,18%, 14,65% ở giai đoạn 2006-2010. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,52%/năm (2002-2010) và 8,92%/năm (2006-2010) tính chung trên địa bàn huyện và 10,73%/năm,
11,15% do huyện quản lý. Nông nghiệp có mức tăng trưởng thấp nhất, nhưng cũng có mức tăng trưởng khá so với mức tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn Phú Thọ (4,9%/năm giai đoạn 2002-2010 và 4,97%/năm giai đoạn 2006- 2010).
Khảo sát số liệu cho thấy, mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ thuộc nhiều vào mức tăng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là mức tăng của công nghiệp, xây dựng do huyện quản lý, trong 6 năm giá trị sản xuất các ngành này tăng 2,26 lần. Với quy mô và tốc độ tăng trưởng các ngành giai đoạn 2010-2015, đặc biệt là sự biến động giá cả những năm gần đây đã làm cho cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành chuyển dịch đặc thù.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn và cơ cấu kinh tế do huyện quản lý có sự khác biệt. Tính trên địa bàn cơ cấu kinh tế là công nghiệp và xây dựng - nông, lâm, thủy sản - dịch vụ thể hiện rõ sự vượt trội của công nghiệp và xây dựng. Xét theo huyện quản lý, cơ cấu kinh tế là nông, lâm, thủy sản - dịch vụ - công nghiệp và xây dựng nhưng sự chênh lệch của cơ cấu kinh tế không rõ và trật tự có thể thay đổi do sự tác động nhỏ của một nhóm ngành nào đó. Kinh tế nhà nước có qui mô nhỏ, kinh tế tập thể chưa được củng cố và phát triển. Sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn mang tính tự cấp, tự túc; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác chưa cao; các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp chưa phát triển tương ứng với tiềm năng.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh
3.1.1. Thực trạng nguồn lao động nông thôn của huyện Phù Ninh
3.1.1.1. Dân số và lao động nông thôn huyện Phù Ninh
Bảng 3. 1. Dân số và lao động huyện Phù Ninh năm 2014-2016
CHỈ TIÊU Đơn vị
tính
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng
Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 15/14 16/15 1. Tổng dân số trung bình (người) Người 93.715 100,00 93.799 100,00 94.904 100,00 0.09 1.18 Tr.đó: Nữ 47.756 50,96 47.361 50,49 47.936 50,51 -0.83 1.21 2. Tổng số hộ Hộ 24628 25292 25580 2.70 1.14
Phân theo ngành kinh tế Hộ
- Nông, lâm, thủy sản Hộ 19786 21,11 20901 22,28 20503 21,60 5.64 -1.90
- Công nghiệp, và xây
dựng Hộ 324 0,35 225 0,24 435 0,46 -30.56 93.33