Điều kiện tự nhiên huyện Phù Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)

Huyện Phù Ninh nằm ở phía đông bắc tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía nam giáp thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao, phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba, phía đông có tuyến sông Lô bao bọc, là ranh giới với huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Phù Ninh có 19 đơn vị hành chính trực thuộc huyện, bao gồm thị trấn Phong Châu và 18 xã: An Đạo, Bảo Thanh, Bình Bộ, Gia Thanh, Hạ Giáp, Lệ Mỹ, Liên Hoa, Phú Lộc, Phú Mỹ, Phú Nham, Phù Ninh, Tiên Du, Trạm Thản, Tiên Phú, Trị Quận, Trung Giáp, Tử Đà và Vĩnh Phú.

Giao thông: có 4 km Quốc lộ 2 đi qua huyện Phù Ninh. Ngoài ra có rất nhiều đường giao thông liên tỉnh, liên huyện. Là huyện nằm giữa 3 trung tâm kinh tế của tỉnh Phú Thọ là thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Lâm Thao, hầu như mọi hàng hóa đi từ 3 trung tâm này ra các huyện khác của tỉnh Phú Thọ đều đi qua huyện Phù Ninh.

Đặc điểm địa hình: có hướng dốc chính từ tây bắc xuống đông nam, độ dốc từ 3 – 25⁰, chủ yếu là đồi núi thấp. Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.337 ha, trong đó có 63,32% là đất đồi núi, đất nông nghiệp là 8.981 ha, đất lâm nghiệp là 4.149 ha, đất chuyên dùng là 2.402 ha, đất ở 675 ha, đất chưa sử dụng là 2.431 ha.

Nguồn nước: địa bàn huyện có sông Lô chạy dọc bao bọc phía Đông dài 36 km; có 4 trục ngòi tiêu chính phân bổ tương đối đồng đều dọc theo chiều dài của huyện (ngòi Đầu, ngòi Tiên Du, ngòi Mên và ngòi Chanh), có 120 hồ đập vừa và nhỏ. Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện có mỏ đá Trị Quận, cát sỏi sông Lô trữ lượng tương đối lớn.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 7% năm. Thu nhập đầu người bình quân đạt 32,56 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng 51,54%; dịch vụ 24,29%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 24,71%. Thu ngân sách trên địa bàn tăng

bình quân 13,2% năm. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 6.700 tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa 22%. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa 57%. Tỷ lệ hộ nghèo 3,9%. Giải quyết việc làm trên 8.000 lao động; số lao động có việc làm mới đạt trên 6.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 1.302 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%. Cơ cấu lao động: Nông, lâm nghiệp 40%; công nghiệp – xây dựng 35%; dịch vụ 25%.

Huyện Phù Ninh có 5 xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 90%. Có 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng ứng dụng công nghệ sạch hoặc có trang bị thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; có 23 trường học đạt chuẩn quốc gia. Toàn huyện hiện có 199/199 khu dân cư có nhà văn hóa. Tỷ lệ khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa 82%; Gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 90%. Các phong trào thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, các câu lạc bộ TDTT được mở rộng, các thiết chế văn hóa thể thao ở cơ sở hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)