Tình hình việc làm của lao động nông thôn huyện Phù Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 58)

Lao động có việc làm là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính chất của nền kinh tế- xã hội, phản ánh hiệu quả công tác giải quyết việc làm. Trong những năm qua, với những chủ trương định hướng phát triển kinh tế- xã hội đúng đắn của huyện Phù Ninh, trình độ dân trí được nâng cao, tiềm năng được khai thác và sử dụng hợp lý đã tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, thiếu việc làm ở nông thôn luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng của huyện Phù Ninh. Tình hình thiếu việc làm được đánh giá chính xác, đầy đủ sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra được những chính sách hợp lý nhằm giảm tỷ lệ này.

Bảng 3.4.Lao động có việc làm và chưa có việc làm huyện Phù Ninh

CHỈ TIÊU

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Tổng lao động trong độ tuổi 63851 100,00 63886 100,00 65912 100,00

1. Lao động có việc làm 59899 93.81 59957 93.85 62280 94.49 2. Lao động chưa có việc làm 3952 6.19 3929 6.15 3632 5.51

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh và tính toán của tác giả)

Về việc làm, mỗi năm, lượng lao động có việc làm tăng không đáng kể, chỉ từ 60 đến 300 người có việc làm, đây là số lượng quá thấp so với mong muốn của người lao động. Qua khảo sát, tác giả nắm được những lao động thất nghiệp phần lớn là do không có trình độ chuyên môn kỹ thuật gì, hầu hết đều đã lớn tuổi, ngại đi học tập nghề, mặc dù các lớp nghề mở tại địa phương

họ cũng không tham gia. Nhóm đối tượng thứ hai là các lao động còn rất trẻ, tuổi từ 15- 18 tuổi, các lao động này học hết THPT chưa đi học nghề. Một phần khác lại do thiếu đất canh tác: một số hộ dân có ruộng đất nằm trong khu vực quy hoạch các khu công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Kim Đức bị thu hồi đất trong khi bản thân họ không có trình độ nghề, không biết buôn bán mà chỉ ở nhà làm việc gia đình. Đây thực sự là vấn đề khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Phù Ninh.

Bảng 3.5. Lao động phân theo ngành kinh tế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Tổng lao động trong độ tuổi 63.851 100,00 63.886 100,00 65.912 100,00

1. Lao động phân theo ngành

kinh tế 59.901 93.81 59.96 93.85 62.278 94.49

- Nông, lâm, thủy sản 43.103 67.51 41.956 65.67 41.613 63.13

- Công nghiệp và xây dựng 7978 12.49 8.659 13.55 10.512 15.95

- Dịch vụ 8820 13.81 9345 14.63 10153 15.40

3.2. Lao động chưa có việc làm 3952 6.19 3929 6.15 3632 5.51

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh và tính toán của tác giả)

Vấn đề phân bổ lao động vào từng ngành có vai trò hết sức quan trọng, nó có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế trong xã nếu việc phân bổ nguồn lao động hợp lý hoặc không hợp lý với cơ cấu kinh tế.

Số lao động chưa có việc làm giảm qua các năm, tuy nhiên toàn huyện năm 2016 hiện vẫn còn có 3.632 người chưa có việc làm, năm 2014 là 3.952 người, năm 2015 có 3.929 người chưa có việc làm.

Qua số liệu thu thập được trong bảng 3.5 ở trên cho ta thấy, lực lượng lao động nông thôn huyện Phù Ninh tập trung phần lớn trong ngành nông, lâm, thuỷ sản. Năm 2014 là 43.103 người chiếm 67,51%; năm 2015 là 41956 người chiếm 65,67% và năm 2016 con số này là 41.613 người chiếm 63,13%. Trong các năm qua lực lượng lao động trong lĩnh vực này giảm cùng với chủ trương phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và người dân

đã nhận thức được vấn đề này nên một bộ phận lực lượng lao động đã chuyển sang hoạt động ở các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Về lao động nông thôn trong các ngành công nghiệp và xây dựng cũng như trong ngành dịch vụ, cùng với sự phát triển nền kinh tế, các ngành này đã có bước phát triển mạnh. Nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khoáng sản đa dạng ở Phù Ninh nên trong các năm qua ở huyện Phù Ninh đã xây dựng và phát triển được các ngành tiểu thủ công nghiệp như: Làng nghề trồng hoa làng Thượng xã Tiên Du, làng nón lá Dền xã Gia Thanh, làng chăn nuôi và chế biến rắn Khuôn Dậu xã Trung Giáp, làng sản xuất và chế biến chè Chùa Tà xã Tiên Phú, làng kinh doanh bon sai-cây cảnh và dịch vụ An Mỹ xã Phú Lộc.

Để làng nghề phát triển ổn định bền vững trong cơ chế thị trường, huyện Phù Ninh cũng cần tính đến những biện pháp hỗ trợ cụ thể hơn, rõ ràng hơn đối với các làng nghề và làng có nghề trên địa bàn, trong đó nên ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng các làng nghề, tăng cường công tác hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất ở những ngành hàng có lợi thế, có tiềm năng về thị trường tiêu thụ. Làm tốt công tác tuyên truyền khuyến khích các hộ nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo dựng uy tín, thương hiệu sản phẩm tiến tới xây dựng thương hiệu làng nghề,... Ở đâu nghề phát triển thì đời sống của người dân nơi đó ngày càng khởi sắc. Để đưa nền kinh tế của Phù Ninh chuyển dịch theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ thì không thể duy trì một nguồn lao động khá lớn tập trung vào ngành nông, lâm, thuỷ sản như hiện nay. Vì vậy, các cơ quan lãnh đạo cần phải tích cực giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, giảm lao động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản nhưng vẫn phải giữ được lượng lương thực sản xuất ra nhằm đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu nhờ nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, thuỷ sản.

Bảng 3. 6. Quy mô lao động bình quân của cơ sở sản xuất công nghiệp

(ĐVT: lao động/cơ sở)

Lao động/cơ sở theo ngành

Năm

2014 2015 2016 Số cơ sở/DN

1. Công nghiệp khai thác cát, sỏi 28 23 12 8

2. Công nghiệp chế biến

- CN SX lương thực, thực phẩm 3 3 4 6

- CN chế biến gỗ, lâm sản 88 88 78 54

- CN SX VLXD 9 8 6 5

- CN chế biến chè 21 21 23 150

- CN sửa chữa xe có động cơ 2 3 3 28

- CN chế tác kim loại 4 3 3 4

- CN SX sản phẩm da, giả da,

may 46 50 3

- CN SX sản phẩm giấy 92 85 65 13

3. Công nghiệp điện nước 1 1 2 8

4. Các cở sở sx kinh doanh khác 4 4 4 8

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh và tính toán của tác giả)

Công nghiệp chế biến không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế ở huyện Phù Ninh, mà còn là ngành chủ chốt trong tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên quy mô lao động của công nghiệp chế biến còn nhỏ có quy mô từ 1 đến 4 lao động/cơ sở (năm 2014), năm 2016 quy mô có tăng từ 2-4 lao động/cơ sở, trong đó, hầu hết các ngành chế biến đều là quy mô nhỏ lẻ dưới 4 lao động/cơ sở, chỉ có công nghiệp sản xuất chế biến gỗ, lâm sản hiện có quy mô khá cao, nhưng cũng có hiện tượng giảm từ 88 lao động/ cơ sở năm 2014 xuống còn 78 lao động/ cơ sở năm 2016 (Không tính quy mô của tổng công ty Giấy Bãi Bằng). Các cơ sở chế biến sản phẩm giấy cũng có quy mô giảm sút từ 92 lao động/ cơ sở năm 2014 xuống 65 lao động/ cơ sở năm 2016. Có các cơ sở sản xuất chế biến chè là quy mô tăng nhưng không đáng kể. Các cơ sở sản xuất còn lại hầu như chỉ ở qu mô rất nhỏ, theo quy mô gia đình, cá thể.

Bảng 3. 7. Lao động trong nội bộ ngành nông lâm thuỷ sản CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Lao động Nông, lâm,

thủy sản 43.103 100,00 41.956 100,00 41.613 100,00

1.Lao động nông nghiệp. 39784 92,30 37635 89.7 34039 81,80

2.Lao động lâm nghiệp 1806 4,19 2291 5.46 5397 12,97

3.Lao động thuỷ sản 1513 3,51 2031 4.84 2176 5,23

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh và tính toán của tác giả)

Trong những năm qua đã có sự dịch chuyển mới trong cơ cấu và sử dụng lao động nông thôn của huyện Phù Ninh. Năm 2014 tỷ lệ lao động NN- LN-TS là 92,3% - 4,19% - 3,51%; năm 2015 là 89,7% - 5,46% - 4,84%; năm 2016 là 81,8% - 12,97% - 5,23%.

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu, tập quán sản xuất độc canh từng bước được khắc phục, thay vào đó là việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, đầu tư thực hiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm môi trường sinh thái từng xã cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Các mô hình kinh tế hộ làm ăn giỏi được nhân rộng, kinh tế trang trại hình thành và phát triển tốt. Tất cả những thực tế đó đã tạo điều kiện cho người lao động có việc làm nhiều hơn. Việc lao động tăng lên trong nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển nông nghiệp huyện Phù Ninh; đó là việc hình thành xã chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến giấy, cây chè đã tạo khối lượng hàng hoá xuất khẩu khá và tăng việc làm cho người lao động. Diện tích chè của huyện chủ yếu vẫn giữ ở mức ổn định như hiện nay, nhưng diện tích chè trung du cũ sẽ được thay thế dần bằng các giống chè mới có năng suất cao, hoặc dự kiến đưa vào trồng thử nghiệm một số giống chè chất lượng cao, được ưa thích trên thị trường như Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Ô

Long,… Bên cạnh đó, những giống chè có năng suất cao, chất lượng phù hợp để làm chè đen xuất khẩu như LDP1, LDP 2, chè Ấn Độ cũng đã thay thế dần giống chè cũ. Điều quan trọng nhất hiện nay đối với người trồng chè Phù Ninh và các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chè là giữ vững uy tín, tiến tới hình thành và xây dựng thương hiệu cho chè Phù Ninh. Bên cạnh đó, người trồng chè cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng thuốc BVTV, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,… Cùng với việc quy hoạch xã trồng chè, việc đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất cũng được các cấp lãnh đạo huyện quan tâm, chỉ đạo không chỉ trong khâu trồng, chăm sóc mà cả trong các khâu chế biến. Một số hộ đã đầu tư mua các loại máy như máy đốn chè, máy hái chè, máy vò, sao chè giúp cho công lao động giảm, hiệu quả kinh tế được nâng lên. Ngoài một số đơn vị lớn như Công ty cổ phần chè Tân Phong, Công ty TNHH Trường Lộc, xưởng chế biến chè Sen Phượng, HTX chế biến nông sản thực phẩm Bãi Bằng thì toàn huyện còn có trên 150 cơ sở chế biến tư nhân đã góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho lao động nông thôn của huyện.

Về lâm nghiệp, thực hiện từng bước xã hội hoá nghề rừng, lao động bố trí cho lâm nghiệp cơ bản tập trung cho việc trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ 316 ha rừng trồng. Số lao động có việc làm chuyên lâm nghiệp cũng không ngừng được tăng lên. Tập trung chủ yếu cho việc trồng rừng nguyên liệu và khoanh nuôi, bảo vệ rừng và được tách khỏi hẳn lao động thuần nông.

Về thuỷ sản, dưới tác động tích cực của chương trình đầu tư phát triển thuỷ sản; trong những năm qua ngành thuỷ sản đã có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu theo hướng phát triển nuôi trồng chế biến; việc làm cho người lao động ngành thuỷ sản tăng lên nhanh chóng nhờ kết hợp mở rộng mở rộng, phát triển các ao hồ, đầm cá, tận dụng ưu thế địa lý những xá nằm ven sông Lô, sông Hồng.

3.1.3. Một số mô hình điển hình về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh

3.1.3.1. Mô hình làng nghề

Bảng 3. 8. Mô hình làng nghề điển hình

Làng nghề Số hộ tham gia/Số hộ của xã Tổng số lao động (Cả lao động thuê ngoài) Thu nhập bình quân/hộ (Triệu đồng)

Bon sai – Cây

cảnh xã An Mỹ 90/200 360 260 Làng nghề chè Chùa Tà 104/240 350 80 Làng nghề bún – bánh và dịch vụ xóm Chùa 60/110 270 160

(Nguồn: Điều tra của tác giả, 2017)

- Làng nghề bon sai-cây cảnh An Mỹ (xã Phú Lộc)

An Phú có hơn 200 hộ dân, trong đó có 90 hộ tham gia làm các ngành nghề và dịch vụ thương mại. Không giống như các làng nghề truyền thống khác trong huyện, làng nghề An Mỹ hoạt động tổng hợp đa dạng với sự phát triển mạnh mẽ của nghề kinh doanh bon sai-cây cảnh, một nghề mới được du nhập vào địa phương khoảng chục năm nay, song đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét. Năm 2016 doanh thu từ nghề làm cây cảnh đạt hơn 4,5 tỷ đồng, chiếm khoảng 60% tổng doanh thu từ các ngành nghề dịch vụ của làng. Cây cảnh và bon sai chủ yếu được trồng vào các chậu xi măng đặt ngay trước sân nhà hoặc đặt trong vườn, vừa tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, thân thiện với môi trường, vừa có giá trị kinh tế cao. Những chậu cây cảnh, dáng, thế đẹp có giá từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng/cây, giá thấp nhất cũng 5-7 triệu đồng/cây. Hiện ở An Mỹ số hộ có thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm nhờ trồng và bán cây cảnh không hiếm. Điển hình như hộ anh Hiền đang sở hữu

tới 300 cây cảnh, chủ yếu là si, sanh, chậu cảnh,... Vào thời kỳ cao điểm, lợi nhuận mang lại cho gia đình anh trên 200 triệu đồng/năm. Ngoài hộ anh Hiền còn nhiều hộ khác có thu nhập cao từ cây cảnh như hộ ông Trần Văn Quýnh, Đỗ Công Kiên,... bình quân thu nhập của người dân làng An Mỹ cao hơn hẳn các thôn khác trong xã, trung bình đạt 14 triệu đồng/người/năm. Do đó xác định xây dựng phát triển làng nghề sẽ góp phần tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới của địa phương nên Đảng ủy, chính quyền xã Phú Lộc đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để đưa làng nghề An Mỹ ngày càng phát triển.

- Làng nghề chè Chùa Tà (xã Tiên Phú)

Làng nghề chè Chùa Tà được UBND tỉnh công nhận là làng nghề năm 2009. Hiện nay, làng nghề Chùa Tà có 104 hộ gia đình làm nghề chè, nguồn thu nhập chính của người dân là cây chè và cây lúa, nhưng cây chè là cây trọng điểm để phát triển nền kinh tế địa phương và giảm nghèo của người dân. Cây chè đã tạo nên một xã lao động ổn định và thu nhập cao, trung bình khoảng 1,5 triệu đồng/ người/ tháng. Làng nghề Chè Chùa Tà hình thành và phát triển trong những năm qua không những thu hút lao động trong làng, xã mà còn tạo điều kiện cho lao động xã chè của các xã: Trạm Thản, Liên Hoa, Phú Mỹ, Trung Giáp, và các xã thuộc huyện Đoan Hùng, Thanh Ba có điều kiện đầu tư thâm canh mở rộng diện tích chè để có nguyên liệu chè tươi bán cho làng Chùa Tà để chế biến. Thị trường tiêu thụ ổn định, rộng khắp bao tiêu được khối lượng lớn như nhà máy Đông Anh, Yên Bái, Tuyên Quang,… Đó là những yếu tố tạo cho làng Chè Chùa Tà ngày càng phát triển.

- Làng nghề bún bánh và dịch vụ Xóm Chùa (xã Phú Nham)

Xóm Chùa có gần 60 hộ chuyên và không chuyên nghề làm bún (chiếm gần 55% số hộ của làng), trong làng hiện nay chỉ có khoảng hơn chục hộ làm bún, còn lại là các hộ làm bánh chưng, bánh giầy và các nghề dịch vụ khác như: Xay xát, xây dựng, cơ khí sửa chữa, thương mại dịch vụ,… Tổng doanh thu của làng nghề năm 2015 đạt 7,5 tỷ đồng, góp phần nâng cao đời sống cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)