Tình hình phát triển kinh tế huyện Phù Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 53)

Tính chung, giai đoạn 2010 - 20105(năm 2015 ước tính), tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt bình quân 7,76%/năm (Huyện quản lý là 9,56%/năm). Tính riêng giai đoạn 2013-2015, giá trị sản xuất trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,02%/năm (huyện quản lý là 10,0%/năm). Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2010 (tính trên địa bàn huyện) đạt 14,87 tỷ, tăng 6,04 tỷ đồng so với năm 2010; theo huyện quản lý là 8,05 tỷ đồng, tăng 4,53 tỷ đồng.

Các ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng bình quân đạt 11,64%/năm tính trên địa bàn và 14,42%/năm tính theo Huyện quản lý ở giai đoạn 2002-2010 và 14,18%, 14,65% ở giai đoạn 2006-2010. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,52%/năm (2002-2010) và 8,92%/năm (2006-2010) tính chung trên địa bàn huyện và 10,73%/năm,

11,15% do huyện quản lý. Nông nghiệp có mức tăng trưởng thấp nhất, nhưng cũng có mức tăng trưởng khá so với mức tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn Phú Thọ (4,9%/năm giai đoạn 2002-2010 và 4,97%/năm giai đoạn 2006- 2010).

Khảo sát số liệu cho thấy, mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ thuộc nhiều vào mức tăng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là mức tăng của công nghiệp, xây dựng do huyện quản lý, trong 6 năm giá trị sản xuất các ngành này tăng 2,26 lần. Với quy mô và tốc độ tăng trưởng các ngành giai đoạn 2010-2015, đặc biệt là sự biến động giá cả những năm gần đây đã làm cho cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành chuyển dịch đặc thù.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn và cơ cấu kinh tế do huyện quản lý có sự khác biệt. Tính trên địa bàn cơ cấu kinh tế là công nghiệp và xây dựng - nông, lâm, thủy sản - dịch vụ thể hiện rõ sự vượt trội của công nghiệp và xây dựng. Xét theo huyện quản lý, cơ cấu kinh tế là nông, lâm, thủy sản - dịch vụ - công nghiệp và xây dựng nhưng sự chênh lệch của cơ cấu kinh tế không rõ và trật tự có thể thay đổi do sự tác động nhỏ của một nhóm ngành nào đó. Kinh tế nhà nước có qui mô nhỏ, kinh tế tập thể chưa được củng cố và phát triển. Sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn mang tính tự cấp, tự túc; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác chưa cao; các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp chưa phát triển tương ứng với tiềm năng.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phù Ninh

3.1.1. Thực trạng nguồn lao động nông thôn của huyện Phù Ninh

3.1.1.1. Dân số và lao động nông thôn huyện Phù Ninh

Bảng 3. 1. Dân số và lao động huyện Phù Ninh năm 2014-2016

CHỈ TIÊU Đơn vị

tính

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 15/14 16/15 1. Tổng dân số trung bình (người) Người 93.715 100,00 93.799 100,00 94.904 100,00 0.09 1.18 Tr.đó: Nữ 47.756 50,96 47.361 50,49 47.936 50,51 -0.83 1.21 2. Tổng số hộ Hộ 24628 25292 25580 2.70 1.14

Phân theo ngành kinh tế Hộ

- Nông, lâm, thủy sản Hộ 19786 21,11 20901 22,28 20503 21,60 5.64 -1.90

- Công nghiệp, và xây

dựng Hộ 324 0,35 225 0,24 435 0,46 -30.56 93.33

- Dịch vụ và hoạt động

khác Hộ 4518 4,82 4166 4,44 4642 4,89 -7.79 11.43

3. Tổng lao động trong

độ tuổi Người 63.851 100,00 63.886 100,00 65.912 100,00 0.05 3.17

4. Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên % 1,23 1,49 1.46

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh và tính toán của tác giả)

Thực trạng về lao động: Phù Ninh có lực lượng lao động khá dồi dào, năm 2016 tổng số lao động của huyện là 65.912 lao động, trong đó có lao động không có việc làm là 3.634 người, chiếm 5.51%. Những năm qua, sự phát triển kinh tế đã tạo thêm việc làm cho người lao động trong huyện. Về cơ cấu lao động theo ngành: lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao và đã có sự dịch chuyển giảm từ 67,51% năm 2014 xuống còn 63,13% vào năm 2016. Số lao động tham gia kinh doanh thuộc thành phần kinh tế nhà nước đã giảm xuống đáng kể trong những năm gần đây. Riêng khu vực kinh tế tư nhân số người tham gia thương mại tăng, chủ yếu tập trung trong thương mại, dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Như vậy, về cơ bản, lao

động của Phù Ninh vẫn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản. Nguồn lao động dồi dào vừa là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Phù Ninh trong tương lai, vừa đặt ra yêu cầu thách thức phải phân bố, sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả trong kỳ quy hoạch.

Năm 2016, toàn huyện còn 2.418 hộ thuộc diện nghèo, chiếm 10% số hộ (năm 2014 là 3.357 hộ, chiếm 14%). Toàn huyện có 3.000 đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp thường xuyên và trên 300 hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm. Huyện Phù Ninh đã quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm, đầu tư mở rộng các ngành nghề nông thôn, cải tạo vườn cây ăn quả,... và mở các lớp dạy nghề nâng cao trình độ người lao động, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm. Huyện Phù Ninh đã thành lập Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo ở hai cấp: huyện và xã. Kết quả đã điều tra, phân loại hộ và rút ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo của hộ và có những giải pháp hỗ trợ tích cực và cụ thể (cho vay vốn, hướng dẫn tổ chức sản xuất,...) để giúp các hộ nghèo vươn lên. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao; kết quả xóa đói giảm nghèo ở một số xã chưa thật bền vững, nguy cơ tái nghèo cao.

3.1.1.2. Cơ cấu nguồn lao động nông thôn

Bảng 3. 2. Cơ cấu nguồn lao động nông thôn huyện Phù Ninh theo giới tính và nhóm tuổi Nhóm tuổi Năm 2014 Năm 2016 Số lao động Tỷ lệ % Trong đó Số lao động Tỷ lệ % Trong đó Nữ Tỷ lệ % Nữ Tỷ lệ % 15-24 19024 29.79 9917 52.13 19676 29.85 10362 52.66 25-54 25711 40.27 15378 59.81 23702 35.96 14394 60.73 55-60 12305 19.27 7906 64.25 13687 20.77 8851 64.67 Trên 60 6811 10.67 4330 63.57 8847 13.42 5290 59.79 Tổng số 63851 100.00 37531 58.78 65912 100.00 38897 59.01

Tuổi và giới tính là hai biến quan trọng trong phân tích nguồn lao động và việc làm để từ đó có những phân tích chính xác về cơ cấu ngành nghề, việc làm cho người lao động.

Bảng số liệu trên cho ta thấy lực lượng lao động nông thôn huyện Phù Ninh chủ yếu ở độ tuổi 25-54, nếu như năm 2014 với 25.711 lao động, chiếm 40,27%, thì đến năm 2016 có 23.702 lao động, chiếm 35,96%. Điều đó cho thấy lực lượng lao động của Phù Ninh đang trong độ tuổi trẻ và sung sức, khả năng lao động lớn và là lực lượng lao động hứa hẹn nhiều khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho huyện nếu được tạo công ăn việc làm. Đây vừa là thế mạnh đồng thời cũng là khó khăn cho huyện trong giải quyết việc làm cho họ. Trong sô các lao động nông thôn, ở tất cả các nhóm tuổi thì lao động nữ vẫn có tỷ lệ cao hơn lao động là nam giới.

3.1.1.3. Trình độ đào tạo của lao động nông thôn huyện Phù Ninh

Bảng 3. 3. Lao động huyện Phù Ninh theo trình độ đào tạo Trình độ chuyên môn kỹ

thuật

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Chưa qua đào tạo 10152 15,9 10030 15,7 10348 15,7

2. Sơ cấp 11940 18,7 12266 19,2 13248 20,1 3. Học nghề (không có bằng/chứng chỉ/chứng nhận) 958 1,5 831 1,3 791 1,2 4. Học nghề (có bằng/chứng chỉ/chứng nhận) 30840 48,3 31240 48,9 33088 50,2 5. Trung cấp 9258 14,5 9008 14,1 8898 13,5

6. Cao đẳng trở lên 702 1,1 703 1,1 593 0,9

Tổng 63851 100 63886 100 65912 100

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh và tính toán của tác giả)

Số liệu tổng hợp trong bảng 3.3 trên đây cho thấy nguồn lao động nông thôn huyện Phù Ninh đã qua đào tạo nghề có tỷ lệ khá cao, trong đó tỷ lệ học

nghề chiếm 48,3% vào năm 2014, 50,2% vào thời kỳ năm 2016, điều đó là do trong những năm qua tỉnh Phú Thọ và huyện Phù Ninh đã rất quan tâm đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 của Chính Phủ, một loạt các lớp đào tạo nghề được mở tại các xã, huyện tạo điều kiện tốt nhất cho người học trên địa bàn huyện,... Bên cạnh đó, một tỷ lệ không nhỏ những người lao động chưa qua đào tạo (15,9%), qua điều tra tìm hiểu thì đây hầu hết là những người trong độ tuổi 15- 24 hoặc nhóm tuổi trên 55.

3.1.2. Tình hình việc làm của lao động nông thôn huyện Phù Ninh

Lao động có việc làm là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính chất của nền kinh tế- xã hội, phản ánh hiệu quả công tác giải quyết việc làm. Trong những năm qua, với những chủ trương định hướng phát triển kinh tế- xã hội đúng đắn của huyện Phù Ninh, trình độ dân trí được nâng cao, tiềm năng được khai thác và sử dụng hợp lý đã tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, thiếu việc làm ở nông thôn luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng của huyện Phù Ninh. Tình hình thiếu việc làm được đánh giá chính xác, đầy đủ sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra được những chính sách hợp lý nhằm giảm tỷ lệ này.

Bảng 3.4.Lao động có việc làm và chưa có việc làm huyện Phù Ninh

CHỈ TIÊU

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Tổng lao động trong độ tuổi 63851 100,00 63886 100,00 65912 100,00

1. Lao động có việc làm 59899 93.81 59957 93.85 62280 94.49 2. Lao động chưa có việc làm 3952 6.19 3929 6.15 3632 5.51

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh và tính toán của tác giả)

Về việc làm, mỗi năm, lượng lao động có việc làm tăng không đáng kể, chỉ từ 60 đến 300 người có việc làm, đây là số lượng quá thấp so với mong muốn của người lao động. Qua khảo sát, tác giả nắm được những lao động thất nghiệp phần lớn là do không có trình độ chuyên môn kỹ thuật gì, hầu hết đều đã lớn tuổi, ngại đi học tập nghề, mặc dù các lớp nghề mở tại địa phương

họ cũng không tham gia. Nhóm đối tượng thứ hai là các lao động còn rất trẻ, tuổi từ 15- 18 tuổi, các lao động này học hết THPT chưa đi học nghề. Một phần khác lại do thiếu đất canh tác: một số hộ dân có ruộng đất nằm trong khu vực quy hoạch các khu công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Kim Đức bị thu hồi đất trong khi bản thân họ không có trình độ nghề, không biết buôn bán mà chỉ ở nhà làm việc gia đình. Đây thực sự là vấn đề khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Phù Ninh.

Bảng 3.5. Lao động phân theo ngành kinh tế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Tổng lao động trong độ tuổi 63.851 100,00 63.886 100,00 65.912 100,00

1. Lao động phân theo ngành

kinh tế 59.901 93.81 59.96 93.85 62.278 94.49

- Nông, lâm, thủy sản 43.103 67.51 41.956 65.67 41.613 63.13

- Công nghiệp và xây dựng 7978 12.49 8.659 13.55 10.512 15.95

- Dịch vụ 8820 13.81 9345 14.63 10153 15.40

3.2. Lao động chưa có việc làm 3952 6.19 3929 6.15 3632 5.51

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh và tính toán của tác giả)

Vấn đề phân bổ lao động vào từng ngành có vai trò hết sức quan trọng, nó có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế trong xã nếu việc phân bổ nguồn lao động hợp lý hoặc không hợp lý với cơ cấu kinh tế.

Số lao động chưa có việc làm giảm qua các năm, tuy nhiên toàn huyện năm 2016 hiện vẫn còn có 3.632 người chưa có việc làm, năm 2014 là 3.952 người, năm 2015 có 3.929 người chưa có việc làm.

Qua số liệu thu thập được trong bảng 3.5 ở trên cho ta thấy, lực lượng lao động nông thôn huyện Phù Ninh tập trung phần lớn trong ngành nông, lâm, thuỷ sản. Năm 2014 là 43.103 người chiếm 67,51%; năm 2015 là 41956 người chiếm 65,67% và năm 2016 con số này là 41.613 người chiếm 63,13%. Trong các năm qua lực lượng lao động trong lĩnh vực này giảm cùng với chủ trương phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và người dân

đã nhận thức được vấn đề này nên một bộ phận lực lượng lao động đã chuyển sang hoạt động ở các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Về lao động nông thôn trong các ngành công nghiệp và xây dựng cũng như trong ngành dịch vụ, cùng với sự phát triển nền kinh tế, các ngành này đã có bước phát triển mạnh. Nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khoáng sản đa dạng ở Phù Ninh nên trong các năm qua ở huyện Phù Ninh đã xây dựng và phát triển được các ngành tiểu thủ công nghiệp như: Làng nghề trồng hoa làng Thượng xã Tiên Du, làng nón lá Dền xã Gia Thanh, làng chăn nuôi và chế biến rắn Khuôn Dậu xã Trung Giáp, làng sản xuất và chế biến chè Chùa Tà xã Tiên Phú, làng kinh doanh bon sai-cây cảnh và dịch vụ An Mỹ xã Phú Lộc.

Để làng nghề phát triển ổn định bền vững trong cơ chế thị trường, huyện Phù Ninh cũng cần tính đến những biện pháp hỗ trợ cụ thể hơn, rõ ràng hơn đối với các làng nghề và làng có nghề trên địa bàn, trong đó nên ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng các làng nghề, tăng cường công tác hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất ở những ngành hàng có lợi thế, có tiềm năng về thị trường tiêu thụ. Làm tốt công tác tuyên truyền khuyến khích các hộ nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo dựng uy tín, thương hiệu sản phẩm tiến tới xây dựng thương hiệu làng nghề,... Ở đâu nghề phát triển thì đời sống của người dân nơi đó ngày càng khởi sắc. Để đưa nền kinh tế của Phù Ninh chuyển dịch theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ thì không thể duy trì một nguồn lao động khá lớn tập trung vào ngành nông, lâm, thuỷ sản như hiện nay. Vì vậy, các cơ quan lãnh đạo cần phải tích cực giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, giảm lao động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản nhưng vẫn phải giữ được lượng lương thực sản xuất ra nhằm đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu nhờ nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, thuỷ sản.

Bảng 3. 6. Quy mô lao động bình quân của cơ sở sản xuất công nghiệp

(ĐVT: lao động/cơ sở)

Lao động/cơ sở theo ngành

Năm

2014 2015 2016 Số cơ sở/DN

1. Công nghiệp khai thác cát, sỏi 28 23 12 8

2. Công nghiệp chế biến

- CN SX lương thực, thực phẩm 3 3 4 6

- CN chế biến gỗ, lâm sản 88 88 78 54

- CN SX VLXD 9 8 6 5

- CN chế biến chè 21 21 23 150

- CN sửa chữa xe có động cơ 2 3 3 28

- CN chế tác kim loại 4 3 3 4

- CN SX sản phẩm da, giả da,

may 46 50 3

- CN SX sản phẩm giấy 92 85 65 13

3. Công nghiệp điện nước 1 1 2 8

4. Các cở sở sx kinh doanh khác 4 4 4 8

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh và tính toán của tác giả)

Công nghiệp chế biến không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)