Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau đến sinh trưởng của cây cà chua T252 giai đoạn vườn ươm
* Bố trí thí nghiệm
- Thời gian tiến hành thí nghiệm: Tháng 2/2020.
- Tiến hành gieo hạt vào khay nhựa, loại khay 72 lỗ, mỗi lỗ gieo 1 hạt và tiến hành chăm sóc giống nhau.
- Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 5 công thức và mỗi công thức theo dõi 1 khay.
Công thức thí nghiệm như sau:
CT1: ¼ trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân lợn tinh chế (GT1) CT2: ¼ trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân gà tinh chế (GT2) CT3:¼ trấu hun + ¼ xơ dừa +¼ bã dong riềng +¼ phân bò tinh chế (GT3)
CT4: ¼ trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ than bùn (GT4) CT5 (đ/c): Giá thể TS 2 đang bán trên thị trường
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
NL1 NL2 NL3
TT Chỉ tiêu theo dõi
1 Tỉ lệ nảy mầm
(sau 3, 5,7, 10 ngày)
2 Chiều cao cây
3 Số lá
4 Đường kính gốc
5 Thể tích rễ
Các chỉ tiêu hóa lý trong giá thể
6 pH và EC của giá thể
7 Độ xốp của giá thể
8 Độ thoáng khí của giá
thể
9 Khả năng giữ nước
của giá thể 10 Độ ẩm của giá thể 11 Nồng độ N khoáng trong giá thể Các nguyên tố dinh 12 dưỡng: P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Zn
Zn, Cu
2.3.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cà chua T252 giai đoạn sảnxuất vụ Xuân Hè 2020
* Bố trí thí nghiệm:
Sau khi xác định được công thức giá thể tốt nhất cho việc nhân giống cà chua tại vườn ươm, tiến hành lấy những cây giống đã được lựa chọn để tiến hành trồng và bố trí thí nghiệm, dùng túi bầu PE có kích thước: 17 x 33 cm, mỗi bầu trồng 1 cây.
Mật độ trồng: 25.000 cây/ha.
Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 6 công thức và 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 cây. Tổng số cây trong thí nghiệm là 180 cây. Các công thức thí nghiệm bao gồm:
CT1: 80% GT1 + 20% phân trùn quế CT2: 70% GT1 + 30% phân trùn quế CT3: 60% GT1 + 40% phân trùn quế CT4: 80% GT2 + 20% phân trùn quế CT5: 70% GT2 + 30% phân trùn quế CT6: 60% GT2 + 40% phân trùn quế Trong đó:
Giá thể 1 thành phần gồm: ¼ trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân lợn tinh chế (GT1)
Giá thể 2 thành phần gồm: ¼ trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ bã dong riềng + ¼ phân gà tinh chế (GT2)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
NL1 CT1
NL3 CT5 CT1 CT4 CT3 CT6 CT2
* Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
TT Chỉ tiêu theo dõi
1 Thời gian ra hoa
2 Thời gian đậu quả
3 Thời gian từ khi trồng
đến khi chín
4 Tổng thời gian sinh
trưởng
5 Động thái tăng trưởng
chiều cao cây
6 Động thái ra lá trên
thân chính
7 Tỉ lệ đậu quả
8 Số quả trung bình/cây
9 Khối lượng trung bình
quả
10 Hàm lượng Vitamin C
11 Độ Brix
12 Hàm lượng NO3-
13 Năng suất lý thuyết
14 Năng suất thực tế
Các chỉ tiêu hóa lý trong giá thể (các chỉ tiêu, phương pháp theo dõi như thí nghiệm 1)
- Các chỉ tiêu theo dõi về sâu, bệnh hại cây cà chua: Theo dõi theo QCVN 01-63:2011/BNNPTNT, tỷ lệ bệnh trên cây trồng (%) được tính: (Số cây bị bệnh/tổng số cây trên ô) x 100.
ngâm ủ hạt giống Ngày 03/03/2020 gieo hạt giống
- Trồng cây con vào bầu: Ngày 01/04/2020 - Kết thúc thu hoạch: Ngày 04/07/2020 * Chuẩn bị nhà lưới trồng cây:
- Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí, mái che được rửa sạch đảm bảo khả năng chiếu sáng, đường ống dẫn nước tưới được kiểm tra làm sạch không bị tắc.
* Chuẩn bị giá thể trồng và đóng bầu (như trình bày ở phần 2.1.2) - Chọn cây có 3 - 4 lá thật, thân cứng, mập lá xanh đậm, không bị sâu bệnh hại. Trồng mỗi bầu 1 cây.
* Chăm sóc cây cà chua trong nhà lưới (theo hướng dẫn kỹ thuật sản
xuất cà chua trong nhà lưới của Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh):
- Sau khi trồng cây con vào bầu cần tưới nước mỗi ngày 2 lần (sáng, chiều) tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt trong vòng 30 phút cho mỗi lần tưới, duy trì độ ẩm 70% - 80% đảm bảo cây hồi xanh trong tuần đầu, sau đó tùy vào điều kiện thời tiết mà có lượng nước tưới, cách tưới khác nhau. Các thời kỳ phân hóa hoa, ra nụ, hoa rộ và thời kỳ có quả là thời kỳ khủng hoảng nước của cây, vào thời kỳ này cần cung cấp đủ nước cho cây.
- Khi cây đạt chiều cao 30 - 40cm thì làm giàn, dùng dây mềm quấn sợi dây vào thân cây buộc vào giàn cao. Cây sinh trưởng phát triển đến đâu buộc đến đó.
- Tỉa cành: Tỉa bỏ những nhánh mọc từ nách lá để tập trung dinh dưỡng cho thân chính và cành cấp 1 ra hoa, quả đồng thời tạo sự thông thoáng cho luống. Tỉa bỏ lá già, lá vàng, sâu bệnh.
- Phòng trừ sâu bệnh chính cho cây cà chua như sâu xanh, sâu đục quả, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương cà chua.