Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến khả năng ra lá trên thân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển giống cà chua t252 tại thái nguyên (Trang 48)

Chương 3 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau

3.2.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến khả năng ra lá trên thân

Cùng với sự tăng trưởng chiều cao của cây thì số lá cũng tăng dần theo thời gian sinh trưởng. Tốc độ ra lá trên thân chính tăng nhanh trong giai đoạn từ 17 - 31 ngày sau trồng và sau đó giảm dần. 52 ngày sau trồng số lá dao động trong khoảng 18,13 - 19,47 lá/cây tuy nhiên kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê, điều này chứng tỏ giá thể không ảnh hưởng đến số lá của giống cà chua. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với công bố của tác giả Hà Duy Trường (2018) cho thấy số lá không bị ảnh hưởng bởi giá thể khác nhau được công bố trên tạp chí Compost Science & Utilization.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến khả năng

ra lá trên thân chính của cà chua

Công thc CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 P LSD 05 3.2.4.nh hưởng ca mt s loi giá thể đến các yếu t cu thành năng sut và năng sut ca cà chua T252

Năng suất cây trồng là mối quan tâm hàng đầu của người trồng, cũng là kết quả cuối cùng để đánh giá toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Năng suất được cấu thành bởi các yếu tố như số quả/cây, khối lượng trung bình quả, tỷ lệ đậu quả, các yếu tố này quyết định trực tiếp đến năng suất cây cà chua và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bảng 3.8 dưới đây thể hiện một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cà chua trên các nền giá thể khác nhau.

Ở cây cà chua thường xảy ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả nhiều, nên cà chua thường có tỉ lệ đậu quả thấp. Vì vậy, trong quá trình gieo trồng cà chua nên có các biện pháp kỹ thuật hợp lý, làm giảm tỉ lệ rụng hoa, quả đồng thời đồng thời làm tăng tỷ lệ đậu quả của cây. Ngoài ra cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, làm giàn cho cây chống đổ, tỉa cành nhánh lá rậm để cây nhận đủ ánh sáng cần thiết cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Tỷ lệ đậu quả giữa các công thức tham gia thí nghiệm khá thấp do điều kiện cà chua trồng trái vụ

nhiệt độ không khí cao dao động trong khoảng 30,38 - 33,05%, chênh lệch giữa các công thức không đáng kể. CT6 có tỷ lệ đậu quả cao nhất (33,05%), tiếp đến lần lượt là CT4 (31,69%), CT5 (31,63), CT3 (31,65%), CT2 (30,62). CT1 tỷ lệ đậu quả thấp nhất 30,38%. Bảng 3.8: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cà chua Công thc CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 P LSD 05

Số quả trung bình/cây của các công thức có sự chênh lệch, dao động từ 13,27 - 16,87 quả/cây. Cao nhất là công thức 6 đạt 16,87 quả/cây, tiếp đến là CT4 (14,47 quả/cây), CT3 (14,2 quả/cây), CT2 (13,98 quả/cây), CT5 (13,8 quả/cây), CT1 và CT5 có số quả trung bình trên cây thấp nhất (13,27 – 13,8 quả/cây), ở mức độ tin cậy 95%.

Khối lượng trung bình quả của các công thức tham gia thí nghiệm đạt rất thấp, dao động từ 53,35 - 57,70 g/quả. Cao nhất là CT6 và CT4 (57,70; 57,36g/quả), tiếp đến là CT5 (56,54 g/quả), CT3 (54,36 g/quả), CT2 và CT1 có số khối lượng trung bình quả thấp nhất so với các công thức còn lại (53,74 và 53,35 g/quả), ở mức độ tin cậy 95%.

Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng cho năng suất tối đa của giống đó trong một điều kiện nhất định. Năng suất phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố cấu thành năng suất. Nếu các yếu tố cấu thành năng suất cao thì năng suất cao và ngược lại. Năng suất của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 17,67 - 24,33 tấn/ha. Trong đó cao nhất là CT6 (24,33 tấn/ha) và CT1 năng suất lý thuyết thấp nhất (17,67 tấn/ha), ở mức tin cậy 95%.

Năng suất thực thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giống và quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Kết quả bảng 3.8 cho thấy năng suất cà chua dao động từ 16,66 – 22,87 tấn/ha, trong đó CT6 cho năng suất cao nhất đạt 22,87 tấn/ha, CT1 năng suất thực thu thấp nhất (16,66 tấn/ha), ở mức tin cậy 95%.

Để đánh giá một giá thể tốt thì yêu cầu không chỉ đánh giá các yếu tố về năng suất khả năng chống chịu sâu bệnh mà chất lượng quả cũng là yếu tố quan trọng. Độ Brix, Vitamin C, hàm lượng Nitrat đều là các yếu tố để đánh giá quả của một giống cà chua tốt hay xấu. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng của cà chua được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến chất lượng quả của cà chua Công thc CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 P LSD 05 0,15 0,18 17,15

Độ Brix là chỉ tiêu quan trọng đối với cà chua, đặc biệt là phục vụ cho mục đích chế biến, độ Brix ở cà chua bao gồm hàm lượng các chất rắn hòa tan có được trong nước như đường, một số muối, các axit như: Citric, malic, và một số tinh bột dạng mạch ngắn. Kết quả phân tích độ Brix được thể hiện ở bảng 3.9 các công thức đều có độ Brix khá cao, dao động trong khoảng 4,37 - 5,20 %, chênh lệch giữa các công thức tương đối thấp. CT1 và CT3 có độ Brix cao nhất 5,20 và 5.10 %. Tiếp đến lần lượt là CT6, CT5, CT2 tương đương nhau, với giá trị lần lượt là 4,77%, 4,73%, 4,67%. CT4 độ Brix thấp nhất (4,37%), ở mức tin cậy 95%.

Vitamin C là thành phần dinh dưỡng chính trong quả cà chua. Trong quả, vitamin C tập trung nhiều gần vỏ quả và trong mô của ngăn quả. Kết quả từ bảng 3.9 cho thấy hàm lượng vitamin C dao động từ 21,30 - 22,50 mg/100g, trong đó cao nhất là CT4 với giá trị 22,50mg/100g, tiếp đến là các CT6 (22,26 mg/100g), CT5 (22,25 mg/100g), CT2 (22,20 mg/100g), thấp nhất là CT1 và CT3 với giá trị 21,30 và 21,45 mg/100g, ở mức độ tin cậy 95%.

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, chỉ có một số ít mô hình sản xuất rau củ quả theo hướng thực phẩm sạch, theo quy trình tiêu chuẩn khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn lại đa phần vẫn sản xuất theo lối truyền thống có sử dụng các loại phân bón khi sản xuất và không đủ thời gian cho các chất hóa học trong phân bón phân hủy và cây trồng hấp thụ, phân hóa thành dinh dưỡng nuôi cây. Sự dư thừa này trong đó có nitrat ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hàm lượng Nitrat trong rau là một trong những chỉ tiêu quan trong để đánh giá rau an toàn bởi những độc tính và tác hại của nó khi vượt quá ngưỡng cho phép. Theo kết quả của Bùi Cách Tuyến và cộng sự năm 1998, nhóm rau ăn quả: có khoảng 52% số mẫu cà chua, 47% số mẫu đậu cô bơ và 34% mẫu đậu Hà Lan đem phân tích có tồn dư Nitrat vượt quá ngưỡng cho phép. Nitrat được hấp thụ vào cơ thể người ở mức độ trung bình không gây ngộ độc, nó chỉ có hại khi vượt tiêu chuẩn quá

mức cho phép. Bảng 3.9 cho thấy hàm lượng Nitrat của các công thức dao động từ 36,67 – 76,67 mg/kg và nằm trong giới hạn cho phép (Theo Quyết định số 99/2008-QĐ-BNN ban hành ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quy định sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn, hàm lượng Nitrat của Cà chua không quá 150 mg/kg).

3.2.5. Đánh giánh hưởng ca mt s ch tiêu hóa lý trong giá thể đếnsinh trưởng, phát trin ca cây cà chua trong giai đon sn xut sinh trưởng, phát trin ca cây cà chua trong giai đon sn xut

Giá thể là nơi cung cấp dưỡng chất cũng như các điều kiện cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển, cho năng suất và phẩm chất tốt. Tính chất hóa học của giá thể trồng cà chua là những yếu tố vô cùng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển cũng như tạo ra chất lượng quả.

Bảng 3.10: Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể

trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch

Các chỉ tiêu theo dõi

Công thc CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6

Kiểm tra giá thể để đảm bảo các chất dinh dưỡng được cân bằng. Đo độ pH giá thể giúp xác định cây trồng có thích hợp với giá thể hay không qua bảng 3.10 nhận thấy pH trước khi trồng dao động trong khoảng 6,5 - 6,72

thích hợp cho cà chua phát triển. CT5 có giá trị pH cao nhất 6,72 tiếp đến lần lượt là CT6 (6,70), CT4 (6,67), CT3 (6,66), CT2 (6,54), CT1 giá trị pH thấp nhất 6,62.

pH giai đoạn thu hoạch dao động trong khoảng 6,58 - 6.82. CT6 có giá trị pH cao nhất 6.82, tiếp đến lần lượt là CT5 (6,80), CT4 (6,77), CT3 (6,73), CT2 (6,66), CT1 giá trị pH thấp nhất 6,62.

Từ kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch ta có biểu đồ pH giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch.

Hình 3.1: Biu đồ pH giá th trước khi trng và giai đon thu hoch

Nhìn vào hình 3.1 thể hiện biểu đồ pH giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch cho thấy pH giá thể giai đoạn thu hoạch đều cao hơn so với giai đoạn trước khi trồng. CT6 có pH cao nhất cụ thể là trước khi trồng pH = 6,70, sau khi trồng pH = 6,82. CT1 có giá trị pH thấp nhất cụ thể trước khi trồng pH = 6,5 sau khi trồng pH = 6,58. pH giá thể là đặc điểm quan trọng yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và khả năng sự hấp thu dinh dưỡng của rễ cây.

Kết quả phân tích các mẫu giá thể trồng cà chua được thể hiện qua bảng 3.10 độ dẫn điện (EC) trước khi trồng dao động trong khoảng 1,74-

2,74 mS/cm, cao nhất ở CT6 (2,74 mS/cm), tiếp đến là CT5, CT4, CT3,CT2 với giá trị lần lượt là 2,48; 2,31; 1,87; 1,81mS/cm. CT1 giá trị EC thấp nhất 1,74 mS/cm.

EC giai đoạn thu hoạch dao động trong khoảng 1,33-2,16 mS/cm. Giá trị EC cao nhất ở CT6 (2,16 mS/cm) tiếp đến lần lượt là CT5 (1,94 mS/cm), CT4 (1,82 mS/cm), CT2 (1,43 mS/cm) CT3 (1.41 mS/cm), CT1 giá trị EC thấp nhất 1,33 mS/cm.

Từ kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch có hình 3.2 thể hiện biểu đồ EC giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch.

Hình 3.2: Biu đồ EC giá th trước khi trng và giai đon thu hoch

Độ dẫn điện (EC) của giá thể thay đổi đáng kể giữa các công thức, nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy EC giai đoạn thu hoạch thấp hơn so với trước khi trồng. CT6 có giá trị EC cao nhất cụ thể trước khi trồng 2,74 mS/cm, sau khi trồng 2,16 mS/cm. CT1 giá trị EC thấp nhất cụ thể trước khi trồng 1,74 mS/cm và sau khi trồng 1,43 mS/cm, theo Warncke (1986) đã chỉ ra rằng EC tối ưu của giá thể cho sinh trưởng cây trồng từ 0,75 - 3,5 mS/cm. Sự giảm EC

trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch nguyên nhân là do cây cà chua đã hấp thụ lượng lớn chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, phát triển.

Theo các chuyên gia về phương pháp nông nghiệp thủy canh, chỉ số EC tốt nhất cho cây trồng cần được giữ ổn định ở mức: 1,5 – 2,5 mS/cm. Tuy nhiên, tùy theo từng nhóm cây rau ăn lá hay cây rau ăn quả mà EC sẽ ở những mức cụ thể hơn: Đối với cây rau ăn lá: EC thích hợp trong khoảng 1,6 – 1,8 mS/cm. Đối với cây rau ăn quả: EC thích hợp trong khoảng 2 – 2,2 mS/cm.

Từ kết quả năng suất thực thu bảng 3.8 và kết quả phân tích chỉ tiêu EC giá thể trước khi trồng bảng 3.10, ta có hình 3.3 biểu đồ tương quan giữa EC với năng suất cà chua.

Hình 3.3: Biu đồ tương quan gia EC vi năng sut cà chua

Nhìn vào biểu đồ ảnh hưởng của EC đến năng suất cà chua cho thấy EC ở mức 1,5 – 2,0 mS/cm năng suất cà chua ở mức thấp nhất, cụ thể dao động trong khoảng 16-20 tấn/ha. EC ở mức 2,5 - 3,0 mS/cm cà chua đạt năng suất cao nhất 24,00 tấn/ha.

Tương tự, với kết quả chất lượng cà chua tại bảng 3.9 và kết quả phân tích chỉ tiêu EC giá thể bảng 3.10, ta có hình 3.4 thể hiện mối tương quan giữa chỉ số EC và độ Brix của cà chua.

Hình 3.4. Biu đồ tương quan gia EC và độ Brix

Nhìn vào biểu đồ ảnh hưởng của EC đến độ Brix cho thấy EC trong khoảng 1,5 - 2 mS/cm độ Brix cà chua đạt mức cao nhất dao động trong khoảng 4,6 - 5,2%. EC ở mức 2,0-2,5 mS/cm hàm lượng Brix trong cà chua giảm xuống thấp nhất cụ thể dưới 4,6%. EC 2,5-3 mS/cm độ Brix dao động trong khoảng 4,6 - 4,8%.

3.2.6.nh hưởng ca mt s loi giá thể đến tình hình sâu, bnh hi cây cà chua giai đon vườn sn xut hi cây cà chua giai đon vườn sn xut

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá hoại của sâu bệnh là một trong những trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp nói trung và sản xuất cà chua nói riêng. Để hạn chế những tổn thất do sâu bệnh hại gây ra, ngoài việc chọn giống chống chịu sâu bệnh thì giá thể trồng là một nguyên nhân quan trọng nhằm hạn chế được việc sử dụng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, việc sản xuất ra sản phẩm sạch, chất lượng tốt, an toàn với môi trường đang được người sản xuất, người tiêu dùng quan tâm. Tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu nên cây trồng bị nhiễm

nhiều sâu, bệnh khác nhau, mức độ nặng hay nhẹ phụ thục vào sức đề kháng của giống, điều kiện ngoại cảnh, thời vụ, phân bón và đặc biệt giá thể trồng, bảng 3.11 thể hiện ảnh hưởng của giá thể đến tình hình sâu bệnh hại cà chua:

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của giá thể đến tình hình sâu bệnh hại cà chua

Công thc CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6

Bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith: Đây

là một loại bệnh làm cho cây đột nhiên héo rũ xuống khi lá vẫn còn xanh sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa, bệnh này do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra thường không

có thuốc phòng trừ hoặc có thì tỷ lệ không cao. Qua bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ bị bệnh dao động từ 3,67 - 20,00%. CT1 tỷ lệ bệnh cao nhất (20,00%) tiếp đến là CT2, CT3, CT5 với 13,33%, CT4 có tỷ lệ bệnh thấp nhất 3,67%. Điều này chứng tỏ, việc sử dụng phân trùn quế 20% có phối trộn thêm các thành phần như bã dong riềng, trấu hun, xơ dừa, phân gà khiến cho cây cà chua bị tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn là thấp nhất.

Bệnh mốc sương (bệnh sương mai) là một trong những loại bệnh gây hại quan trọng trên cây cà chua, tác nhân gây bệnh do nấm Phytophthora infestans gây ra. Qua theo dõi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh mốc sương dao động

từ 13,33 – 40%, trong đó CT4 có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất 13,33% và cao nhất là CT2 và CT6 với 40%.

Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá và trái. Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo và vàng úa có thể nhầm với triệu chứng bị khô hạn. Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh và bị còi cọc. Rệp sáp Planococcus citri có khả năng di

chuyển hoạt động tích cực trong suốt đời sống của chúng. Kết quả theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển giống cà chua t252 tại thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w