Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý và các nguyên tố dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển giống cà chua t252 tại thái nguyên (Trang 42)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.4. Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý và các nguyên tố dinh dưỡng

Phân tích giá thể là một công cụ cơ bản cho phép ta xác định được khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của giá thể cho cây trồng. Thông qua việc phân tích, ta có thể cải thiện sao cho điều kiện dinh dưỡng tối ưu để cây trồng sinh trưởng tốt nhất, bảng 3.3 và 3.4 thể hiện được điều này:

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể giai đoạn vườn ươm

Công pH thức CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 P LSD 05

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu các nguyên tố dinh dưỡng trong giá thể giai đoạn vườn ươm

Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Độ pH là thước đo độ axit hoặc kiềm của đất/giá thể. pH được định nghĩa là logarit âm (cơ sở 10) hoạt động của các ion hydronium trong một dung dịch. Độ pH được coi là một biến số chính trong đất vì nó ảnh hưởng đến nhiều quá trình hóa học. Đặc biệt ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng thực vật bằng cách kiểm soát các dạng hóa học của các chất dinh dưỡng khác nhau và ảnh hưởng đến các phản ứng hóa học mà chúng trải qua. Ngoài ra giá trị pH còn ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của các chất dinh dưỡng trong đất. Vì rễ cây chỉ có thể lấy chất dinh dưỡng hòa tan trong dung dịch và không thể lấy chất dinh dưỡng ở dạng rắn. Kết quả đo đếm đươc cho thấy độ pH giữa các công thức dao động từ 6,77 – 6,8, đây là mức độ pH thích hợp để cây cà chua sinh trưởng và phát triển.

Chỉ số EC đất (Electrical Conductivity) là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch có trong đất. Chỉ số EC thể hiện tổng số ion hiện đang có trong đất, một phần nào đó EC được xem là thể hiện mức dinh dưỡng hiện đang có trong đất trồng. Ở giai đoạn vườn ươm, chỉ số EC đo được của các giá thể dao động từ 2,11 – 3,97 dS/m, trong đó thấp nhất ở CT1 với chỉ số EC là 2,1 dS/m, CT2 và CT3 có chỉ số cao nhất lần lượt là 3,91 và 3,97 dS/m. Đối chiếu với tỷ lệ nảy mầm ở bảng 3.1, có thể thấy CT1 có chỉ số EC thấp nhất (2,1 dS/m) nhưng đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất 10 ngày sau gieo (96,05%), ngược lại, CT2 và CT3 có chỉ số EC cao nhất (3,91 – 3,97 dS/m) nhưng có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất trong các công thức (88,89%).

Khả năng giữ nước (WHC), độ ẩm và độ thoáng khí của giá thể giữa các công thức có giá trị khác nhau, khả năng giữ nước của các công thức dao động từ 64,88 – 87,64%, trong đó CT1 có giá trị cao nhất với 87,64%, tiếp đến là CT4 và CT5 với giá trị lần lượt 70,63 – 72,45%, thấp nhất là CT2 và CT3 là 66,2 và 64,88%. Tương ứng là độ ẩm của giá thể CT1 cao nhất với 3,01%, tiếp đến là CT4, CT5 có giá trị là 2,11 và 2,10%, thấp nhất là CT2 và CT3 với độ ẩm 1,87 và 1,91%. Độ thoáng khí của giá thể giữa các công thức cũng có sự

khác biệt, dao động từ 10,5 – 17,1%, trong đó CT1 có độ thoáng khí cao nhất với 17,1%, tiếp theo là CT4 và CT5 với 15,2 – 15,8%, CT2 và CT3 có độ thoáng khí thấp nhất với 10,5 – 11%.

Như vậy, có thể nhận xét chỉ số EC, khả năng giữ nước, độ ẩm và độ thoáng khi của giá thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình nảy mầm của cà chua. Giá thể CT1 cho chỉ số EC thấp nhất, đi kèm là khả năng giữ nước, độ ẩm và độ thoáng khí trong giá thể cao sẽ có tỷ lệ nảy mầm đạt ở mức cao nhất (96,05%).

Bảng 3.4 thể hiện giá trị của một số nguyên tố dinh dưỡng trong giá thể ở giai đoạn vườn ươm, có thể thấy sự khác biệt đáng kể về nồng độ dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng giữa các công thức, giá trị về nồng độ dinh dưỡng của CT1 cao nhất trong 5 công thức, với các giá trị (N: P: K: Ca: Mg: Fe: Zn) lần lượt là 0,32: 6,69: 8,15: 16,36: 1,68: 285,2: 123,5.

Kết quả ở thí nghiệm 1 chứng minh rằng, các thành phần phối trộn giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cà chua trong giai đoạn vườn ươm.

3.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cà chua T252 giai đoạn sản xuất vụ Xuân Hè năm 2020

3.2.1.nh hưởng ca mt s loi giá thể đến thi gian ra hoa và thi gian

đậu qu ca cà chua T252

Mọi cây trồng từ khi gieo đến khi thu hoạch hầu hết đều phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định như: Ra hoa, đậu quả, bắt đầu chín, thu hoạch quả lần đầu và kết thúc thu hoạch. Giai đoạn ra hoa, đậu quả đây là giai đoạn quan trọng đối với chu kỳ sống của cây cà chua. Giai đoạn này cây bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ này ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Đặc điểm khác biệt giữa cây cà chua và cây trồng khác là vào giai đoạn này cây vẫn tiếp tục sinh trưởng. Cho nên vào giai đoạn này cây thường xảy ra hiện tượng thiếu hụt về dinh dưỡng và rất nhạy cảm

với điều kiện bất thuận. Chính về thế tìm hiểu về giai đoạn ra hoa, đậu quả của cây cà chua có ý nghĩa quan trọng để đánh giá sự thích ứng của cây đối với giá thể trồng.

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến thời gian

sinh trưởng của cà chua T252

Công thc CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6

Ghi chú: Cây con trong vườn ươm ở giai đoạn 30 ngày tuổi.

Qua bảng 3.5, các công thức có thời gian ra hoa đậu quả chênh lệch không đáng kể chỉ cách nhau 1 - 3 ngày. CT3 và CT6 có thời gian ra hoa sớm nhất sau 36 ngày, đậu quả sau 45 ngày. CT2 có thời gian ra hoa và đậu quả muộn nhất so với các công thức khác 38 ngày ra hoa và sau 47 ngày đậu quả. CT1, CT4 và CT5 có thời gian ra hoa và đậu quả cùng nhau lần lượt là 37 và 46 ngày.

Khi quả chín rộ cũng là lúc bắt đầu thu quả lứa đầu dùng làm thương phẩm. Để có thương phẩm ngon, giá thành cao ta cần phải biết khoảng thời gian từ trồng đến khi quả chín có thể thu hoạch, từ đó bố trí mùa vụ phù hợp. Ngoài ra theo dõi chỉ tiêu này còn biết được tính chín sớm của từng công thức. Qua bảng số liệu 3.7 cho thấy: Thời gian bắt đầu trồng đến khi quả chín có thể thu hoạch dao động từ 79 - 82 ngày, trong đó có CT3 và CT6 có thời bắt đầu trồng đến khi quả chín có thể thu hoạch sớm hơn các công thức khác là 3 ngày. Các công thức CT1, CT2, CT4, CT5 cùng có thời gian bắt đầu

trồng đến khi quả chín có thể thu hoạch là 82 ngày. Tất cả các công thức có tổng thời gian sinh trưởng là 120 ngày.

Như vậy, các loại giá thể không làm ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của giống cà chua T252.

3.2.2.nh hưởng ca mt s loi giá thể đến động thái tăng trưởng chiu cao cây ca cà chua T252 chiu cao cây ca cà chua T252

Chiều cao cây phụ thuộc vào dinh dưỡng và mùa vụ trong đó chất lượng dinh dưỡng mà cây hút được là quan trọng nhất. Các thành phần giá thể khác nhau thì chất lượng dinh dưỡng và độ thoáng, tơi xốp khác nhau làm cho khả năng hút chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Chiều cao cây nói chung, cây cà chua nói riêng được đánh giá qua động thái tăng trưởng chiều cao thân cây. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cà chua được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái

tăng trưởng chiều cao cây của cà chua T252

Công thc CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 P LSD 05 0,76 1,17 1,61 3,43 2,48 2,97 2,77

Sự tăng trưởng chiều cao của các công thức trong thí nghiệm đều có chung đặc điểm là sau khi trồng cây ra bầu từ 10 - 24 ngày động thái tăng trưởng chiều cao cây tăng trưởng chậm, cụ thể là qua mỗi lần theo dõi chiều cao cây chỉ tăng từ 8 - 10cm do phải trải qua thời kỳ hồi xanh và bén rễ. Ở lần theo dõi đầu tiên 10 ngày sau trồng chiều cao cây dao động trong khoảng 15 cm - 17,80 cm. Cao nhất ở CT4 (17,80 cm), thấp nhất ở CT6 (15,00 cm). Khoảng thời gian từ 24 - 45 ngày sau trồng tăng trưởng chiều cao rất nhanh cụ thể là sau trồng mỗi lần theo dõi chiều cao cây tăng từ 17 - 20 cm. Sau 45 ngày sau trồng tăng trưởng chiều cao cây giảm. Chiều cao cây ở lần theo dõi cuối cùng 52 ngày sau trồng dao động trong khoảng 93,73cm - 102,93 cm. Cao nhất là công thức 4 và công thức 5 với chiều cao 102,93 cm và 100,93cm, cao hơn công thức thấp nhất 9,2cm. Tiếp đó là công thức 3 (97,73 cm) công thức 2 (97,4 cm) và công thức 1 (95,47 cm). Công thức 6 có chiều cao cây thấp nhất 93,73 cm, ở mức tin cậy 95%. Điều này chứng tỏ, việc sử dụng phân trùn quế 20% có phối trộn thêm các thành phần vỏ trấu hun, bã dong riềng, xơ dừa và phân gà làm chiều cao cây tăng trưởng cao hơn cao hơn so với các công thức còn lại và giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến chiều cao cây.

3.2.3.nh hưởng ca mt s loi giá thể đến kh năng ra lá trên thân chính ca cà chua T252 thân chính ca cà chua T252

Cùng với sự tăng trưởng chiều cao của cây thì số lá cũng tăng dần theo thời gian sinh trưởng. Tốc độ ra lá trên thân chính tăng nhanh trong giai đoạn từ 17 - 31 ngày sau trồng và sau đó giảm dần. 52 ngày sau trồng số lá dao động trong khoảng 18,13 - 19,47 lá/cây tuy nhiên kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê, điều này chứng tỏ giá thể không ảnh hưởng đến số lá của giống cà chua. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với công bố của tác giả Hà Duy Trường (2018) cho thấy số lá không bị ảnh hưởng bởi giá thể khác nhau được công bố trên tạp chí Compost Science & Utilization.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến khả năng

ra lá trên thân chính của cà chua

Công thc CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 P LSD 05 3.2.4.nh hưởng ca mt s loi giá thể đến các yếu t cu thành năng sut và năng sut ca cà chua T252

Năng suất cây trồng là mối quan tâm hàng đầu của người trồng, cũng là kết quả cuối cùng để đánh giá toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Năng suất được cấu thành bởi các yếu tố như số quả/cây, khối lượng trung bình quả, tỷ lệ đậu quả, các yếu tố này quyết định trực tiếp đến năng suất cây cà chua và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bảng 3.8 dưới đây thể hiện một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cà chua trên các nền giá thể khác nhau.

Ở cây cà chua thường xảy ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả nhiều, nên cà chua thường có tỉ lệ đậu quả thấp. Vì vậy, trong quá trình gieo trồng cà chua nên có các biện pháp kỹ thuật hợp lý, làm giảm tỉ lệ rụng hoa, quả đồng thời đồng thời làm tăng tỷ lệ đậu quả của cây. Ngoài ra cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, làm giàn cho cây chống đổ, tỉa cành nhánh lá rậm để cây nhận đủ ánh sáng cần thiết cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Tỷ lệ đậu quả giữa các công thức tham gia thí nghiệm khá thấp do điều kiện cà chua trồng trái vụ

nhiệt độ không khí cao dao động trong khoảng 30,38 - 33,05%, chênh lệch giữa các công thức không đáng kể. CT6 có tỷ lệ đậu quả cao nhất (33,05%), tiếp đến lần lượt là CT4 (31,69%), CT5 (31,63), CT3 (31,65%), CT2 (30,62). CT1 tỷ lệ đậu quả thấp nhất 30,38%. Bảng 3.8: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cà chua Công thc CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 P LSD 05

Số quả trung bình/cây của các công thức có sự chênh lệch, dao động từ 13,27 - 16,87 quả/cây. Cao nhất là công thức 6 đạt 16,87 quả/cây, tiếp đến là CT4 (14,47 quả/cây), CT3 (14,2 quả/cây), CT2 (13,98 quả/cây), CT5 (13,8 quả/cây), CT1 và CT5 có số quả trung bình trên cây thấp nhất (13,27 – 13,8 quả/cây), ở mức độ tin cậy 95%.

Khối lượng trung bình quả của các công thức tham gia thí nghiệm đạt rất thấp, dao động từ 53,35 - 57,70 g/quả. Cao nhất là CT6 và CT4 (57,70; 57,36g/quả), tiếp đến là CT5 (56,54 g/quả), CT3 (54,36 g/quả), CT2 và CT1 có số khối lượng trung bình quả thấp nhất so với các công thức còn lại (53,74 và 53,35 g/quả), ở mức độ tin cậy 95%.

Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng cho năng suất tối đa của giống đó trong một điều kiện nhất định. Năng suất phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố cấu thành năng suất. Nếu các yếu tố cấu thành năng suất cao thì năng suất cao và ngược lại. Năng suất của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 17,67 - 24,33 tấn/ha. Trong đó cao nhất là CT6 (24,33 tấn/ha) và CT1 năng suất lý thuyết thấp nhất (17,67 tấn/ha), ở mức tin cậy 95%.

Năng suất thực thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giống và quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Kết quả bảng 3.8 cho thấy năng suất cà chua dao động từ 16,66 – 22,87 tấn/ha, trong đó CT6 cho năng suất cao nhất đạt 22,87 tấn/ha, CT1 năng suất thực thu thấp nhất (16,66 tấn/ha), ở mức tin cậy 95%.

Để đánh giá một giá thể tốt thì yêu cầu không chỉ đánh giá các yếu tố về năng suất khả năng chống chịu sâu bệnh mà chất lượng quả cũng là yếu tố quan trọng. Độ Brix, Vitamin C, hàm lượng Nitrat đều là các yếu tố để đánh giá quả của một giống cà chua tốt hay xấu. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng của cà chua được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến chất lượng quả của cà chua Công thc CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 P LSD 05 0,15 0,18 17,15

Độ Brix là chỉ tiêu quan trọng đối với cà chua, đặc biệt là phục vụ cho mục đích chế biến, độ Brix ở cà chua bao gồm hàm lượng các chất rắn hòa tan có được trong nước như đường, một số muối, các axit như: Citric, malic, và một số tinh bột dạng mạch ngắn. Kết quả phân tích độ Brix được thể hiện ở bảng 3.9 các công thức đều có độ Brix khá cao, dao động trong khoảng 4,37 - 5,20 %, chênh lệch giữa các công thức tương đối thấp. CT1 và CT3 có độ Brix cao nhất 5,20 và 5.10 %. Tiếp đến lần lượt là CT6, CT5, CT2 tương đương nhau, với giá trị lần lượt là 4,77%, 4,73%, 4,67%. CT4 độ Brix thấp nhất (4,37%), ở mức tin cậy 95%.

Vitamin C là thành phần dinh dưỡng chính trong quả cà chua. Trong quả, vitamin C tập trung nhiều gần vỏ quả và trong mô của ngăn quả. Kết quả từ bảng 3.9 cho thấy hàm lượng vitamin C dao động từ 21,30 - 22,50 mg/100g, trong đó cao nhất là CT4 với giá trị 22,50mg/100g, tiếp đến là các CT6 (22,26 mg/100g), CT5 (22,25 mg/100g), CT2 (22,20 mg/100g), thấp nhất là CT1 và CT3 với giá trị 21,30 và 21,45 mg/100g, ở mức độ tin cậy 95%.

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, chỉ có một số ít mô hình sản xuất rau củ quả theo hướng thực phẩm sạch, theo quy trình tiêu chuẩn khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn lại đa phần vẫn sản xuất theo lối truyền thống có sử dụng các loại phân bón khi sản xuất và không đủ thời gian cho các chất hóa học trong phân bón phân hủy và cây trồng hấp thụ, phân hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển giống cà chua t252 tại thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w