Chương 3 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau
3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể đến
sinh trưởng, phát triển của cây cà chua trong giai đoạn sản xuất
Giá thể là nơi cung cấp dưỡng chất cũng như các điều kiện cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển, cho năng suất và phẩm chất tốt. Tính chất hóa học của giá thể trồng cà chua là những yếu tố vô cùng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển cũng như tạo ra chất lượng quả.
Bảng 3.10: Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể
trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch
Các chỉ tiêu theo dõi
Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Kiểm tra giá thể để đảm bảo các chất dinh dưỡng được cân bằng. Đo độ pH giá thể giúp xác định cây trồng có thích hợp với giá thể hay không qua bảng 3.10 nhận thấy pH trước khi trồng dao động trong khoảng 6,5 - 6,72
thích hợp cho cà chua phát triển. CT5 có giá trị pH cao nhất 6,72 tiếp đến lần lượt là CT6 (6,70), CT4 (6,67), CT3 (6,66), CT2 (6,54), CT1 giá trị pH thấp nhất 6,62.
pH giai đoạn thu hoạch dao động trong khoảng 6,58 - 6.82. CT6 có giá trị pH cao nhất 6.82, tiếp đến lần lượt là CT5 (6,80), CT4 (6,77), CT3 (6,73), CT2 (6,66), CT1 giá trị pH thấp nhất 6,62.
Từ kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch ta có biểu đồ pH giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch.
Hình 3.1: Biểu đồ pH giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch
Nhìn vào hình 3.1 thể hiện biểu đồ pH giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch cho thấy pH giá thể giai đoạn thu hoạch đều cao hơn so với giai đoạn trước khi trồng. CT6 có pH cao nhất cụ thể là trước khi trồng pH = 6,70, sau khi trồng pH = 6,82. CT1 có giá trị pH thấp nhất cụ thể trước khi trồng pH = 6,5 sau khi trồng pH = 6,58. pH giá thể là đặc điểm quan trọng yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và khả năng sự hấp thu dinh dưỡng của rễ cây.
Kết quả phân tích các mẫu giá thể trồng cà chua được thể hiện qua bảng 3.10 độ dẫn điện (EC) trước khi trồng dao động trong khoảng 1,74-
2,74 mS/cm, cao nhất ở CT6 (2,74 mS/cm), tiếp đến là CT5, CT4, CT3,CT2 với giá trị lần lượt là 2,48; 2,31; 1,87; 1,81mS/cm. CT1 giá trị EC thấp nhất 1,74 mS/cm.
EC giai đoạn thu hoạch dao động trong khoảng 1,33-2,16 mS/cm. Giá trị EC cao nhất ở CT6 (2,16 mS/cm) tiếp đến lần lượt là CT5 (1,94 mS/cm), CT4 (1,82 mS/cm), CT2 (1,43 mS/cm) CT3 (1.41 mS/cm), CT1 giá trị EC thấp nhất 1,33 mS/cm.
Từ kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch có hình 3.2 thể hiện biểu đồ EC giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch.
Hình 3.2: Biểu đồ EC giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch
Độ dẫn điện (EC) của giá thể thay đổi đáng kể giữa các công thức, nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy EC giai đoạn thu hoạch thấp hơn so với trước khi trồng. CT6 có giá trị EC cao nhất cụ thể trước khi trồng 2,74 mS/cm, sau khi trồng 2,16 mS/cm. CT1 giá trị EC thấp nhất cụ thể trước khi trồng 1,74 mS/cm và sau khi trồng 1,43 mS/cm, theo Warncke (1986) đã chỉ ra rằng EC tối ưu của giá thể cho sinh trưởng cây trồng từ 0,75 - 3,5 mS/cm. Sự giảm EC
trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch nguyên nhân là do cây cà chua đã hấp thụ lượng lớn chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, phát triển.
Theo các chuyên gia về phương pháp nông nghiệp thủy canh, chỉ số EC tốt nhất cho cây trồng cần được giữ ổn định ở mức: 1,5 – 2,5 mS/cm. Tuy nhiên, tùy theo từng nhóm cây rau ăn lá hay cây rau ăn quả mà EC sẽ ở những mức cụ thể hơn: Đối với cây rau ăn lá: EC thích hợp trong khoảng 1,6 – 1,8 mS/cm. Đối với cây rau ăn quả: EC thích hợp trong khoảng 2 – 2,2 mS/cm.
Từ kết quả năng suất thực thu bảng 3.8 và kết quả phân tích chỉ tiêu EC giá thể trước khi trồng bảng 3.10, ta có hình 3.3 biểu đồ tương quan giữa EC với năng suất cà chua.
Hình 3.3: Biểu đồ tương quan giữa EC với năng suất cà chua
Nhìn vào biểu đồ ảnh hưởng của EC đến năng suất cà chua cho thấy EC ở mức 1,5 – 2,0 mS/cm năng suất cà chua ở mức thấp nhất, cụ thể dao động trong khoảng 16-20 tấn/ha. EC ở mức 2,5 - 3,0 mS/cm cà chua đạt năng suất cao nhất 24,00 tấn/ha.
Tương tự, với kết quả chất lượng cà chua tại bảng 3.9 và kết quả phân tích chỉ tiêu EC giá thể bảng 3.10, ta có hình 3.4 thể hiện mối tương quan giữa chỉ số EC và độ Brix của cà chua.
Hình 3.4. Biểu đồ tương quan giữa EC và độ Brix
Nhìn vào biểu đồ ảnh hưởng của EC đến độ Brix cho thấy EC trong khoảng 1,5 - 2 mS/cm độ Brix cà chua đạt mức cao nhất dao động trong khoảng 4,6 - 5,2%. EC ở mức 2,0-2,5 mS/cm hàm lượng Brix trong cà chua giảm xuống thấp nhất cụ thể dưới 4,6%. EC 2,5-3 mS/cm độ Brix dao động trong khoảng 4,6 - 4,8%.