Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tình hình sâu, bệnh hạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển giống cà chua t252 tại thái nguyên (Trang 57 - 59)

Chương 3 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau

3.2.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tình hình sâu, bệnh hạ

hi cây cà chua giai đon vườn sn xut

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá hoại của sâu bệnh là một trong những trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp nói trung và sản xuất cà chua nói riêng. Để hạn chế những tổn thất do sâu bệnh hại gây ra, ngoài việc chọn giống chống chịu sâu bệnh thì giá thể trồng là một nguyên nhân quan trọng nhằm hạn chế được việc sử dụng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, việc sản xuất ra sản phẩm sạch, chất lượng tốt, an toàn với môi trường đang được người sản xuất, người tiêu dùng quan tâm. Tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu nên cây trồng bị nhiễm

nhiều sâu, bệnh khác nhau, mức độ nặng hay nhẹ phụ thục vào sức đề kháng của giống, điều kiện ngoại cảnh, thời vụ, phân bón và đặc biệt giá thể trồng, bảng 3.11 thể hiện ảnh hưởng của giá thể đến tình hình sâu bệnh hại cà chua:

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của giá thể đến tình hình sâu bệnh hại cà chua

Công thc CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6

Bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith: Đây

là một loại bệnh làm cho cây đột nhiên héo rũ xuống khi lá vẫn còn xanh sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa, bệnh này do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra thường không

có thuốc phòng trừ hoặc có thì tỷ lệ không cao. Qua bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ bị bệnh dao động từ 3,67 - 20,00%. CT1 tỷ lệ bệnh cao nhất (20,00%) tiếp đến là CT2, CT3, CT5 với 13,33%, CT4 có tỷ lệ bệnh thấp nhất 3,67%. Điều này chứng tỏ, việc sử dụng phân trùn quế 20% có phối trộn thêm các thành phần như bã dong riềng, trấu hun, xơ dừa, phân gà khiến cho cây cà chua bị tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn là thấp nhất.

Bệnh mốc sương (bệnh sương mai) là một trong những loại bệnh gây hại quan trọng trên cây cà chua, tác nhân gây bệnh do nấm Phytophthora infestans gây ra. Qua theo dõi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh mốc sương dao động

từ 13,33 – 40%, trong đó CT4 có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất 13,33% và cao nhất là CT2 và CT6 với 40%.

Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá và trái. Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo và vàng úa có thể nhầm với triệu chứng bị khô hạn. Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh và bị còi cọc. Rệp sáp Planococcus citri có khả năng di

chuyển hoạt động tích cực trong suốt đời sống của chúng. Kết quả theo dõi cho thấy tỉ lệ rệp sáp hại cà chua dao động từ 13,33 - 23,33 %. Trong đó CT5 tỷ lệ rệp sáp cao nhất 23,33% và thấp nhất là CT3 và CT4 với 13,33%.

Như vậy các loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến tình hình nhiễm sâu và bệnh hại đối với cây cà chua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển giống cà chua t252 tại thái nguyên (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w