Thứ nhất, nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới làm giá cả các mặt hàng nhập khẩu của công ty biến động thất thường làm ảnh hưởng tới kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho đời sống người dân cũng trở nên khó khăn, ảnh hưởng tới tiêu dùng hàng hóa của cá nhân làm cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu cũng khó khăn hơn.Vì vậy các doanh nghiệp cần phải có dự báo chính xác về thời điểm, giá cả và mặt hàng nhập khẩu để tránh bị thua lỗ.
Thứ hai, là chính sách của Nhà nước. Trong giai đoạn này, nhà nước có nhiều điều chỉnh liên tục làm cho doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng, không có sự điều chỉnh kịp thời để thích nghi đẫn tới giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Ngoài ra sự phức tạp trong công đoạn thủ tục hành chính cũng là một trở ngại cho kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Thứ ba, ngành ngân hàng tài chính Việt Nam hoạt động không ổn định. Điều này thể hiện ở hàng loạt những biến động liên quan tới lãi suất vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Lãi suất cho vay ở các ngân hàng năm 2008 lên cao tới mức là 21% đối với Việt Nam đồng sau khi nền kinh tế Việt Nam bị rơi vào lạm phát những tháng đầu năm 2008. Điều này làm cho chi phí tài chính bị đẩy lên và rõ ràng làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái trên thị trường lúc cao lúc thấp không kiểm soát được, cũng gây nên thiệt hại cho doanh nghiệp.Thủ tục tiến hành vay vốn ngân hàng còn nhiều bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tóm lại, chương II đã cho chúng ta thấy rõ được thực trạng phát triển kinh doanh nhập khẩu của công ty, qua đó nhận biết được những ưu điểm hay những thành tựu công ty cần phát huy đồng thời cần khắc phục những hạn chế. Các biện pháp khắc phục hạn chế này sẽ được giải quyết trong chương III của chuyên đề.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY