Một số đề xuất cho việc quản lí môi trƣờng tại TP Biên Hòa 1 Đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chi Phí Xử Lý Nước Sinh Hoạt Do Ô Nhiễm Sông Đồng Nai Tại Thành Phố Biên Hòa (Trang 61 - 65)

c. Tác động biên của yếu tố BOD5 đến chi phí xử lí nƣớc

4.6. Một số đề xuất cho việc quản lí môi trƣờng tại TP Biên Hòa 1 Đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng

4.6.1. Đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng

Hoạt động sản xuất công nghiệp

Đồng Nai là tỉnh có cơ cấu công nghiệp chiếm tỉ trọng khá lớn, với các chính sách đầu tƣ ƣu đãi của Tỉnh, đã thu hút rất lớn các nhà đầu tƣ đến với Đồng Nai, và trong tƣơng lai các KCN, cụm công nghiệp sẽ hình thành nhiều hơn nữa. Các KCN có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung; là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trƣởng, công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển các KCN ở đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trƣờng do chất thải, nƣớc thải và khí thải công nghiệp. Trƣớc thách thức này, đòi hỏi nhà quản lý, các cơ quan chức năng phải có những chính sách quản lý và giải pháp bảo vệ môi trƣờng tốt hơn nữa. Theo đề tài, cần phải chú trọng đến các công tác:

Tăng cƣờng công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng tại các doanh nghiệp, các công ty kinh doanh hạ tầng KCN đảm bảo thực hiện đúng đắn tần suất giám sát chất lƣợng môi trƣờng định kỳ, báo cáo về công tác bảo vệ môi trƣờng,

đăng kí chủ nguồn thải chất thảo nguy hại và hợp đồng thu gom với các đơn vị có chức năng.

Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện với môi trƣờng trong sản xuất. Triển khai rộng rãi mô hình KCN sinh thái bên cạnh sự giám sát chặt chẽ của đơn vị chuyên trách về môi trƣờng thuộc Ban Quản lý các KCN.

Kêu gọi sự tài trợ và từng bƣớc lắp đặt các thiết bị quan trắc tự động đối với chất lƣợng nƣớc thải ở những khu vực nhạy cảm môi trƣờng để giám sát chặt chẽ chất lƣợng nguồn thải.

Nghiên cứu và triển khai mô hình “Công ty kinh doanh hạ tầng chịu trách nhiệm” (trên cơ sở hợp đồng với công ty dịch vụ môi trƣờng và các đơn vị có chức năng xử lí chất thải nguy hại) thu gom rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp trong KCN.

Cần chuyển một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi khu vực thành phố nhằm hạn chế sức chịu tải ô nhiễm cho sông Đồng Nai. Cụ thể trong phạm vi đề tài nghiên cứu có KCN Biên Hòa I.

Đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ cần kiểm tra giám sát chặt chẽ sự tuân thủ việc xả thải ra môi trƣờng và tiến hành cấp phép xả thải. Các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ lẻ này cần dành một khoản kinh phí để quan trắc môi trƣờng định kì tại một cơ quan chuyên trách, đáng tin cậy.

Áp dụng nguyên tắc “PPP” (principe pollueur - payeur, kẻ gây ô nhiễm phải chi trả) Các công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi thiệt hại gây ra từ hoạt động của mình làm ảnh hƣởng xấu cho môi trƣờng, tài sản hay con ngƣời. Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm phục hồi địa điểm bị ô nhiễm. Các công ty “mẹ” và “con” đều cùng chia trách nhiệm bồi thƣờng và khôi phục. Các nhà nƣớc phải thiết lập một chế độ chịu trách nhiệm cá nhân đối với các giám đốc và cán bộ che đậy các hành động khiếm khuyết của công ty, kể cả của các công ty ”con”.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Tổ chức, hƣớng dẫn nông dân sản xuất nông nghiệp theo hƣớng bền vững, phổ biến, khuyến khích thực hiện các hoạt động nuôi trồng, sản xuất sạch hơn.

Các bộ phụ trách nông nghiệp cần hƣớng dẫn ngƣời dân nhận thức đúng đắn về việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất Tuyên truyền vận động nông dân sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học. Đồng thời, Sở NN&PTNT, Chi cục BVMT cùng với cán bộ phụ trách nông nghiệp cần giám sát, theo dõi chặt chẽ việc sử dụng hóa chất trong canh tác của ngƣời dân.

Ngoài ra cần đánh giá thêm chất lƣợng nƣớc vào mùa mƣa để tìm mối liên hệ giữa các chỉ tiêu dinh dƣỡng, thuốc BVTV với việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Hoạt động nuôi cá lồng, cá bè

Việc phát triển hình thức nuôi cá lồng, cá bè rầm rộ, thiếu quy hoạch trong thời gian qua đã gây những hậu quả khá nặng nề về môi trƣờng, đặc biệt đây lại là nguồn nƣớc chính phục vụ cho nhiều nhà máy nƣớc trên địa bàn TP Biên Hòa nhƣ nhà máy Thiện Tân, Long Bình, Biên Hòa. Vì vậy cần kết hợp nhiều biện pháp quản lý từ phía cơ quan chức năng lẫn ngƣời dân nhƣ:

Đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu khoa học cơ bản phục vụ cho công tác quy hoạch vùng nuôi, cần nghiên cứu đƣa ra một công nghệ nuôi bền vững cả về mặt kinh tế lẫn môi trƣờng.

Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời nuôi cá lồng bè. Cán bộ khuyến ngƣ cùng Chi cục Thủy sản cần giám sát, phổ biến cũng nhƣ cập nhật kiến thức nuôi cá cho ngƣời dân trong việc sử dụng các loại thuốc trị bệnh, liều lƣợng thức ăn, mật độ con nuôi.

Thực hiện công tác quy hoạch và triển khai vùng nuôi cá bè tập trung trên sông Đồng Nai, nhằm tạo sự thuận tiện cho công tác quản lí, giám sát. Đồng thời cũng cần nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách môi trƣờng, thủy sản thông qua tập huấn, đào tạo.

Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm

Tuyên truyền vận động các hộ chăn nuôi thực hiện tốt Quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động chăn nuôi. Việc thực hiện Quy định này của các hộ chăn nuôi cần phải đƣợc giám sát chặt chẽ. Các hộ vi phạm Quy định này cần phải bị xử phạt hành chính cũng nhƣ kinh tế thích đáng.

Đối với các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, cần đƣợc quy hoạch thành khu chăn nuôi, ở chỗ khá xa dân và an toàn với nguồn nƣớc mặt. Phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi tập trung đạt tiêu chuẩn xử lý.

Có chế độ kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên hay đột xuất các cơ sở chăn nuôi này để nắm đƣợc thực trạng môi trƣờng của cơ sở sản xuất; mặt khác, chính quyền địa phƣơng nên có các biện pháp hỗ trợ về quỹ đất, giúp đỡ các cơ sở khắc phục kịp thời những sự cố môi trƣờng.

Hoạt động dân sinh

Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng nóichung và bảo vệ môi trƣờng nƣớc nói riêng (ví dụ: không vứt rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nilon, tăng cƣờng sử dụng các sản phẩm tái chế...) thông qua các hình thức: cổ động, các hội thi tìm hiểu về môi trƣờng, các cuộc triển lãm tranh ảnh... và phải đƣợc thực hiện liên tục trên phạm vi rộng thông qua các đoàn thể.

Dân số ngày càng phát triển, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn nhƣ TP Biên Hòa. Do vậy, vấn đề quy hoạch tổng thể hệ thống tiêu thoát nƣớc thải phải đƣợc đặc biệt chú ý.

Tiến tới xã hội hóa về môi trƣờng: ngƣời dân cùng chia sẻ trách nhiệm đóng góp xây dựng, quản lý và vận hành các hệ thống công ích để làm sạch môi trƣờng. Tự nguyện chi trả đầy đủ phí môi trƣờng và lệ phí nƣớc thải sinh hoạt.

Áp dụng linh hoạt các mô hình xử lý nƣớc thải và rác thải: Xây dựng mô hình xử lý nƣớc thải tập trung (ở những nơi đông dân cƣ) kết hợp với các trạm xử lý nƣớc thải phân tán ở những nơi thƣa dân hoặc cho các bệnh viện, khu nghỉ dƣỡng, thị trấn.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chi Phí Xử Lý Nước Sinh Hoạt Do Ô Nhiễm Sông Đồng Nai Tại Thành Phố Biên Hòa (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)