KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.5. nhiễm nguồn nƣớc sông ĐồngNai từ hoạt động dân sinh.
Dân số của tỉnh Đồng Nai nói chung và của Biên Hòa nói riêng trong những năm qua tăng khá nhanh. Chủ yếu là nguồn lao động nhập cƣ từ nơi khác đến vì vậy Biên Hòa là thành thị có dân số cao nhất tỉnh Đồng Nai.
Bảng 4.8. Tỷ Lệ Tăng Dân Số Tự Nhiên của TP Biên Hòa
Đơn vị:%
2006 2007 2008 2009
Tỷ lệ tăng 1,140 1,144 1,145 1,150
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, 2009 Theo báo cáo “Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể ngành Nông nghiệp, Nông thôn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020” – Sở NN&PTNT Đồng Nai, 2008, ngành nghề lao động chính của dân cƣ sống tại TP Biên Hòa chủ yếu là công nhân trong các KCN (43%), buôn bán (12,3%) hoặc tham gia làm nhiệm vụ (13,52%). Nƣớc thải và rác thải sinh hoạt tại TP Biên Hòa là một nguồn gây ô nhiễm nƣớc sông Đồng Nai rất đáng quan tâm vì đây là địa phƣơng có mật độ dân số và số dân thành thị lớn nhất trong tỉnh với mức thu nhập và mức sống khá cao.
Theo báo cáo “Hiện trạng môi trƣờng tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2005-2010” của Sở TNMT tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn TP Biên Hòa, tình hình ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải sinh hoạt ở các khu đô thị, trong đó có lẫn một số thành phần nƣớc thải khác nhƣ nƣớc thải chăn nuôi, nƣớc thải công nghiệp từ các làng nghề, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cƣ đang diễn ra hết sức phức tạp. Tình hình nƣớc thải xuất phát từ các khu dân cƣ không qua hệ thống xử lý hoặc xử lý kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trƣờng đang diễn ra khá phổ biến. Kết quả là các nguồn tiếp nhận nƣớc thải sinh hoạt từ TP Biên Hòa nhƣ suối Linh, suối Săn Máu, suối Bà Lúa có các chỉ tiêu ô nhiễm vinh sinh và hữu cơ vƣợt tiêu chuẩn khá cao: suối Săn Máu: BOD5: 524mg/l, COD: 898 mg/l; suối Linh: BOD5: 558 mg/l, COD: 988 mg/l.
Hiện nay, hệ thống thoát nƣớc tại TP Biên Hòa bao gồm 50-60% cống bê tông cốt thép, 40% các loại mƣơng xây có nắp đan. Nƣớc mƣa, nƣớc thải xuất phát từ các
khu dân cƣ không qua hệ thống xử lý hoặc xử lý kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trƣờng đang diễn ra khá phổ biến.
Mặc dù hệ thống thoát nƣớc tại TP Biên Hòa hiện tại đang đƣợc cải thiện một cách đáng kể, không còn nhiều điểm ngập úng nhƣ thời gian trƣớc đây. Hệ thống, mƣơng thoát nƣớc đƣợc đầu tƣ cải tạo nâng cấp cùng lúc với quá trình cải tạo và phát triển hệ thống giao thông của khu vực. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trƣờng của một bộ phận dân cƣ chƣa đƣợc tốt nên rác thải, nƣớc thải sinh hoạt đều đƣợc xả xuống sông suối gần nhất.
Bảng 4.9. Tải Lƣợng Ô Nhiễm Từ Hoạt Động Dân Sinh Tại TP Biên Hòa Năm 2008
Đơn vị: mg/l
BOD5 tổng cộng TSS tổng cộng N tổng cộng P tổng cộng
16.595,1 28.969,2 3.998,8 888,6
Nguồn: Chi cục BVMT Đồng Nai, 2008 Tải lƣợng chất thải ô nhiễm bao gồm BOD5, TSS, tổng N và tổng P đƣợc tính đại diện cho 3 nhóm ô nhiễm: hữu cơ, vật lý và dinh dƣỡng.
Bảng 4.10. Dự Báo Tải Lƣợng Các Chất Ô Nhiễm Đổ Vào Sông Đồng Nai Tại TP Biên Hòa Từ Hoạt Động Dân Sinh Năm 2012
Đơn vị: mg/l
BOD5 tổng cộng TSS tổng cộng N tổng cộng P tổng cộng
16.753,1 29.463,3 4.143,3 920,7
Nguồn: Chi cục BVMT Đồng Nai, 2008 Theo dự báo đến năm 2012 tải lƣợng các chất ô nhiễm thải xuống sông Đồng Nai tại Biên Hòa đều có xu hƣớng tăng đối với chất thải rắn đại diện cho chỉ tiêu vật lý và tổng N và P là các chỉ tiêu về hữu cơ. Điều này cho thấy trong tƣơng lai dân số của TP Biên Hòa sẽ tiếp tục tăng lên làm cho nƣớc thải sinh hoạt và rác thải sinh hoạt cũng sẽ tăng theo.
Bên cạnh các chất ô nhiễm đã đƣợc tính toán ở trên, nƣớc thải sinh hoạt còn chứa nhiều vi khuẩn và vi trùng gây bệnh (Coliform, E.coli v.v). Trong nghiên cứu này
chƣa đề cập đến nguồn ô nhiễm từ nƣớc thải bệnh viện. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, phản ánh tới chất lƣợng nƣớc của sông Đồng Nai trong khu vực TP Biên Hòa.