Nhiễm nguồn nƣớc sông ĐồngNai từ nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chi Phí Xử Lý Nước Sinh Hoạt Do Ô Nhiễm Sông Đồng Nai Tại Thành Phố Biên Hòa (Trang 45 - 47)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3.nhiễm nguồn nƣớc sông ĐồngNai từ nuôi trồng thủy sản.

Theo báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Nai, 2009 của Chi cục Thủy sản thì toàn Tỉnh có khoảng 70.000 ha diện tích mặt nƣớc, riêng TP Biên Hòa là 663.665 ha. Diện tích đang nuôi tại khu vực TP Biên Hòa là 110,47 ha với số lƣợng 879 bè cá, tăng 8 bè so với năm 2008.

Hình 4.8. Nuôi Cá Bè Trên Sông Đồng Nai

Nguồn: Kết quả điều tra Việc nuôi cá lồng, cá bè chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế và cá nuôi thƣờng chết hàng loạt do vào cuối mùa khô nguồn nƣớc chịu ảnh hƣởng từ nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt, hơn nữa ngƣời dân thƣờng nuôi cá với mật độ cao, số lƣợng bè tập trung ở một khu vực cao.

Bảng 4.7. Tải Lƣợng Ô Nhiễm Do Nuôi Cá Lồng, Bè Tại TP Biên Hòa Năm 2008 Số bè cá Số lồng/bè Tổng số lồng Lƣợng thức ăn sử dụng (kg/ngày) Thức ăn không hấp thụ (kg/ngày) Tổng N thải (kg/ngày) 871 5 4.355 92.925 37.170 1.784,16

Nguồn: WWF Việt Nam, 2008 Theo kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu từ Dự án ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nƣớc trong hồ Trị An và hạ lƣu sông Đồng Nai, của WWF Việt Nam, 2008 thì tần suất cho cá ăn là 2 lần/ngày, thức ăn cho cá là khoảng 50 – 70 kg/hộ/ngày. Hầu hết các hộ nuôi đều dùng thuốc bổ và thuốc trị bệnh cho cá nhƣng không biết rõ về thời gian, liều lƣợng và tấn suất sử dụng thuốc (85%) trong khi đó hầu hết các hộ dân trong khu vực đều muốn tăng số lƣợng và sản lƣợng cá nuôi để tăng thêm thu nhập. Chính những nguyên nhân đó đã góp phần vào việc làm ô nhiễm nƣớc.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chi Phí Xử Lý Nước Sinh Hoạt Do Ô Nhiễm Sông Đồng Nai Tại Thành Phố Biên Hòa (Trang 45 - 47)