Các HT máy tính rất đa dạng về chủng loại. Việc phân loại các HT máy tính có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau: chi phí, khả năng xử lý, hay mục đích sử dụng, tuy nhiên mục đích sử dụng thường được lấy làm tiêu chí phân loại HT máy tính. Theo mức độ tăng dần của giá cả và khả năng xử lý, có thể phân loại các HT máy tính như sau: máy vi tính, máy tính cỡ vừa, máy tính cỡ lớn và siêu máy tính (bảng 2.1).
Loại máy tính Chi phí MFLOPS Mục đích sử dụng chính
Máyvi tính $200- 5-1.000 Phục vụ nhu cầu xử lý TT của cá nhân (micro computer) $4.000 Dùng làm client trong các ứng dụng
client/server
Dùng làm Web client
Phục vụ nhu cầu xử lý thông tin của các DN cỡ nhỏ
Máy tính cỡ vừa $4.000-$1 100- Phục vụ nhu cầu xử lý thông tin của các
(midrange triệu 10.000 bộ phận phòng ban
computer) Dùng cho các ứng dụng cụ thể (tự động
hóa văn phòng, CAD,…)
Phục vụ nhu cầu xử lý thông tin của các DN cỡ vừa
Dùng làm server trong các ứng dụng client/server
Dùng làm máy chủ Web, máy chủ tệp, máy chủ mạng cục bộ
Máy tính lớn $500.000- 400- Phục vụ nhu cầu xử lý thông tin của các (Mainframe) $20 triệu 10.000 DN cỡ lớn
Dùng làm server trong các ứng dụng client/server
Dùng làm máy chủ Web lớn
Siêu máy tính $1 triệu- Trên Tính toán các số liệu khoa học với quy mô (Supercomputer) $100 triệu 10.000 lớn
Làm máy chủ Web rất lớn
Bảng 2.1: Các loại hình hệ thống máy tính
a, Máy vi tính
Máy vi tính (microcomputers) hay còn gọi là máy tính cá nhân (PC- Personal Computer) có giá từ $200 đến $4.000, với năng lực xử lý từ 50 – 1.000 MFLOPS (Million of FLoating Operations Per Second), thấp hơn máy tính cỡ vừa. Mỗi máy thường có một bàn phím là thiết bị vào chuẩn và một màn hình là thiết bị ra chuẩn đi kèm. Máy tính cá nhân thường phổ biến ở dạng Desktop hoặc Notebook với trọng lượng không quá 5 kg hoặc ở dạng nhỏ hơn nữa là các Handheld/Palmtop với trọng lượng dưới 1 pound. Một dạng cải biên mới của máy Notebook là máy Tablet PC, ở đó người sử dụng dùng bút điện tử để ghi lên một bảng điện tử (Hình 2.2).
Máy vi tính được sử dụng rất phổ biến. Tại gia đình, máy vi tính được sử dụng để ghi chép, xử lý văn bản và chơi trò chơi. Trong trường học, máy vi tính được sử dụng để làm bài tập trên máy, chơi trò chơi giáo dục hay lập trình cơ bản. Trong trường đại học, máy vi tính được sử dụng để soạn thảo văn bản, xử lý bảng tính điện tử, chuẩn bị bài trình bày, quản trị các cơ sở dữ liệu nhỏ hoặc lập trình. Máy vi tính cũng được sử dụng như một thiết bị đầu cuối trong các hệ thống máy tính lớn hơn, hoặc như một client trong hệ thống ứng dụng theo mô hình client/server.
Hình 2.2 : Một số loại máy vi tính
Đối với các mô hình tổ chức lớn, để phục vụ nhu cầu của các nhà quản lý, điều đương nhiên là các máy vi tính phải được nối mạng, cho phép người sử dụng truy cập đến dữ liệu và các ứng dụng mọi lúc mọi nơi. Máy vi tính cũng đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức với quy mô nhỏ, dù đó là các máy vi tính hoạt động độc lập hay trong hệ thống mạng LAN. Từ cuối những năm 90, máy vi tính cũng đã trở thành điểm truy cập vào mạng Internet và mạng thông tin toàn cầu WWW.
b, Máy tính cỡ vừa
Máy tính cờ vừa (midrange systems) có giá từ $4.000 đến $1.000.000 có năng lực xử lý từ 100 – 10.000 MFLOPS (Hình 2.3). Các máy tính cỡ vừa thường được sử dụng làm máy chủ trong các ứng dụng theo mô hình client/server, dịch vụ Web, dịch vụ tệp và CSDL. Các hệ thống máy tính loại này có thể là những hệ thống tương đối nhỏ, chi phục vụ một người dùng hay một phòng ban, nhưng cũng có thể là những hệ thống tích hợp trong phạm vi toàn tổ chức.
Xét về năng lực xử lý (thể hiện ở thông số “Số triệu chỉ thị trên một giây” và khả năng ứng dụng (thể hiện ở số lượng thiết bị có thể kết nối và tương tác được với máy tính vào cùng một thời điểm,...), máy tính cỡ vừa mạnh hơn máy tính cá nhân nhưng lại kém hơn máy tính lớn. Trong danh sách các nhà cung cấp máy tính cỡ vừa điển hình có Hewlett-Packard, IBM and Sun Microsystems.
Hình 2.3 : Máy tính cỡ vừa
c, Máy tính lớn
Hệ thống máy tính cỡ lớn (mainframes) đang là hạt nhân của các hệ thống tính toán của các tổ chức lớn, đặc biệt là các tổ chức Chính phủ. Hệ thống máy tính loại này có giá từ $500.000 - $20.000.000, năng lực xử lý từ 400 – 10.000 MFLOPS (Hình 2.4).
Điểm mạnh của máy tính cỡ lớn là khả năng thực hiện nhiều ứng dụng đa dạng: từ xử lý trực tuyến đến xử lý theo lô, từ các ứng dụng nghiệp vụ chuẩn cho tới các ứng dụng khoa học, từ điều khiển mạng máy tính cho đến phát triển hệ thống. Máy tính lớn cũng được sử dụng làm server trong môi trường client/server. Vai trò của máy tính lớn tiếp tục được nâng cao trong tương lai với việc sử dụng máy tính cỡ lớn để duy trì các kho dữ liệu (DW - Data Warehouse), sử dụng làm server trong các ứng dụng theo mô hình client server, sử dụng làm máy chủ Web và để kiểm soát các HT mạng toàn cầu của tổ chức.
Hình 2.4 : Máy tính lớn
d, Siêu máy tính
Hệ thống siêu máy tính (supercomputers) có giá từ $1 triệu đến $100 triệu, có năng lực xử lý từ trên 10.000 MFLOPS. Các siêu máy tính được thiết kế để xử lý các vấn đề liên quan nhiều đến số liệu theo nhu cầu của các nhà khoa học như vật lý, hóa học hay thiên văn học. Phần lớn các siêu máy tính được sử dụng trong các phòng thí nghiệm và nghiên cứu của Chính phủ hay trong các trường đại học lớn.
Hình 2.5 : Siêu máy tính