mạn tính
Sai sót thường gặp là không đủ liều lượng và cách dùng.
Trẻ em với bệnh mạn tính thường có chế độ dùng thuốc khá phức tạp. Để mô tả các sai sót trên bênh nhân ngoại trú, các tác giả ở một bệnh viện đại học tại Massachusett đã khảo sát hồi cứu những loại thuốc và nhãn thuốc được kê đơn và trực tiếp xem xét cách dùng thuốc tại nhà trên 24 trẻ bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và 28 trẻ bị động kinh.
Trong thời gian thăm bệnh tại gia, bác sĩ hay điều dưỡng đã xem xét lại 280 lượt sử dụng thuốc và phát hiện 61 sai sót; 31 sai sót có tiềm năng gây tổn thương và 9 sai sót đã gây tổn thương thực tế. Thể loại và tần suất tổn thương như sau: thiếu hơn nửa liều dùng (26,0%), sai cách dùng (25,0%) dùng thuốc quá hạn (16,0%) không lưu đơn thuốc (16,0%), phân liều sai (6,5%), ghi đơn sai (6,5%), và người nhà bệnh nhân không thể đọc được nội dung ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng (3,5%). Những sai sót thường gặp nhất ở bệnh nhi bị bệnh hồng cầu hình liềm là dùng thiếu liều và sai cách dùng. Trong khi ở những bệnh nhi bị động kinh là phân liều sai và dùng thuốc quá hạn. Gần phân nửa số người nhà bệnh nhân và 83% thầy thuốc điều trị
không cảnh giác với những sai sót có thể xảy ra. Hầu hết (95%) người nhà bệnh nhân không dùng bất cứ công cụ nào hỗ trợ việc dùng thuốc (ví dụ như chuông báo giờ, lịch cho thuốc, hộp chia thuốc) thì sẽ gặp ít nhất 1 lần sai sót so với 44% số người nhà bệnh nhân có dùng công cụ hỗ trợ.
Bình luận: Hầu hết các nghiên cứu về những sai sót trong sử dụng thuốc thường nhắm vào các bệnh nhân nội trú, dù rằng thực tế là đa số tuyệt đối việc dùng thuốc được thực hiện tại nhà. Sự tuân thủ về cách dùng thuốc hết sức quan trọng ở những trẻ mắc các bệnh nặng mạn tính. Cần có những dụng cụ hỗ trợ tốt hơn để giúp bệnh nhân dùng thuốc đúng cách.
Như ghi nhận của các tác giả, việc cung cấp cho gia đình bệnh nhân tờ hướng dẫn do thầy thuốc viết để mang về nhà có thể rất hữu ích, nhất là khi liều lượng thuốc phải thay đổi thường xuyên và không có sẵn tờ nhãn in hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc.
Theo F. Bruder Stapleton. J.Watch Pediatrics & Adolescent Med.27/4/2011