III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG/TẠO TÌNH HUỐNG (05 phút)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
* Mục tiêu: HS trình bày được các thành tựu văn hóa các thế kỉ X – XV.
* Phương thức: GV tổ chức HS hoạt động theo các góc học tập tìm hiểu nội dung của bài học.
- Bố trí không gian lớp học theo các góc học tập: tiến hành trước giờ học + Sắp xếp các góc học tập bố trí phù hợp với không gian lớp học. Góc quan sát bố trí ở gần máy chiếu để tiện quan sát, góc phân tích và góc áp dụng bố trí ở khu vực giữa và cuối lớp.
+ Mỗi góc có đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập phù hợp với nhiệm vụ học tập tại mỗi góc
- Tiến trình bài học: GV giới thiệu bài học, nêu mục tiêu và cách thực hiện nhiệm vụ theo góc (chiếu trên màn hình và dán ở các góc), Có ba góc học tập để các em nghiên cứu bài học, cụ thể là:
GV có thể bố trí thành 3 góc học tập cho HS như sau:
GÓC QUAN SÁT
Nhiệm vụ: nghiên cứu về thành tựu văn học, giáo dục, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật được trình bày trong SGK, sử dụng các tranh ảnh được phát (GV đã in tranh ảnh chuẩn bị cho nhóm), thiết kế sơ đồ tư duy về tình
hình văn hóa thế kỉ X – XV.
GÓC PHÂN TÍCH: khai thác kiến thức SGK, tài liệu tham khảo thực hiện nhiệm vụ theo kĩ thuật khăn trải bàn: hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP (GÓC PHÂN TÍCH): TÌM HIỂU TÌNHHÌNH VĂN HÓA THẾ KỈ X – XV HÌNH VĂN HÓA THẾ KỈ X – XV
Nhiệm vụ: Hãy khai thác kiến thức SGK, tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao dưới thời Lê sơ Nho giáo giữ vị trí độc tôn? 3. Đặc điểm thơ văn các thế kỉ X-XV?
4. Nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc là gì?
GÓC VẬN DỤNG
HS được quan sát các hình ảnh thành tựu văn hóa thế kỉ X – XV, sau đó hoàn thành nhiệm vụ sau:
HS chọn họa tiết, hoa văn, hình ảnh công trình kiến trúc thế kỉ X – XV và vẽ trang trí trên cốc giấy hoặc đĩa giấy (GV đã chuẩn bị trước phát cho nhóm).
+ GV yêu cầu HS lựa chọn các góc xuất phát phù hợp theo phong cách học và năng lực học tập của mình. Nếu HS tập trung vào một góc quá đông thì GV khéo léo động viên các em sang các góc còn lại.
+ Thời gian cho mỗi góc học tập là 10 phút. Tại các góc, HS phân công nhóm trưởng, tổ chức thảo luận, giúp đỡ lẫn nhau nghiên cứu nội dung bài học.
Trong quá trình HS nghiên cứu nhiệm vụ tại các góc, GV quan sát, theo dõi hoạt động của các em và hỗ trợ khi các em cần sự trợ giúp, thắc mắc.
Hết thời gian nghiên cứu ở mỗi góc học tập, GV yêu cầu HS luân chuyển góc. Ví như HS sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở góc quan sát, GV hướng dẫn
các em chuyển sang góc phân tích hoặc góc vận dụng để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
+ Báo cáo kết quả, đánh giá:
Sau khi các nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ ở ba góc, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả ở mỗi góc tương ứng. Các nhóm khác bổ sung, đánh giá.
* Gợi ý sản phẩm: GÓC QUAN SÁT:
PHIẾU HỌC TẬP (GÓC PHÂN TÍCH): TÌM HIỂU TÌNH HÌNH VĂN HÓA THẾ KỈ X – XV TÌM HIỂU TÌNH HÌNH VĂN HÓA THẾ KỈ X – XV
1. Vì sao thời Lê sơ Nho giáo độc tôn?
Những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo đã quy định một trật tự, kỉ cương, đạo đức phong kiến rất quy củ khắt khe. Vì vậy giai cấp thống trị đã triệt để lợi dụng Nho giáo để làm công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Còn với nhân dân chỉ tiếp thu khía cạnh đạo đức của Nho giáo. Nhà Lê sơ đưa Nho giáo thành độc tôn vì lúc này Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
2. Việc lập bia tiến sĩ có ý nghĩa gì?
Việc làm này có tác dụng khuyến khích học tập, đề cao những người tài giỏi cần cho đất nước.
3. Đặc điểm thơ văn các thế kỉ X-XV?
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
4. Nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc?
+ Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý – Trần – Hồ thế kỉ X – XV theo hướng dẫn Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.
+ Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng Nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long.
+ Điêu khắc: Gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho Giáo vẫn mang những độc đáo riêng.
chữ Hán để trang trí cốc giấy, đĩa giấy được phát.