- Báo cáo sản phẩm và đánh giá dự án
7.3.5. Kết quả thực nghiệm
Bảng: Kết quả chấm điểm bài kiểm tra Lớp Số học sinh Kết quả thực nghiệm Loại giỏi (8.5 -10 điểm) Loại khá (7-8 điểm) Loại TB (5-6.5 điểm) Loại yếu (4 điểm trở xuống) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Lớp thực nghiệm 10 A1 31 8 25,8 18 5 8 5 16,2 0 0% Lớp đối chứng 10A2 33 5 15 12 36,3 16 48,7 0 0%
Biểu đồ 2.1 so sánh chất lượng lớp thực nghiệm và đối chứng
Kết quả thực nghiệm có sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng về tỉ lệ điểm giỏi, khá và trung bình. Cụ thể:
- Điểm giỏi lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 10.8%. - Điểm khá lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 21.7 % - Điểm TB lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 32.5%.
Phân tích kết quả thực nghiệm và phiếu thăm dò HS sau tiết học kết hợp dự giờ hai tiết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy rằng:
So với mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ bài học đặt ra, kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là khác nhau.
Số liệu thống kê về kết quả bài kiểm tra phát cho HS sau tiết học cho thấy rằng HS lớp thực nghiệm khả năng nắm bài và lĩnh hội kiến thức tốt hơn lớp đối chứng. Do đó, kết quả sư phạm thu được ở lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng.
Ở lớp thực nghiệm, với những nhiệm vụ trong các góc học tập, HS có cơ hội trao đổi, thảo luận trong nhóm để hệ thống lại những kiến thức đã học, hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra một cách sáng tạo. Những HS khá hơn trong nhóm còn chia sẻ thêm những kiến thức lịch sử các em tìm hiểu ngoài lớp (tài liệu tham khảo các em đọc được, đi thực tế, xem chương trình truyền hình, đọc trên Internet...). Bởi vậy, HS trong nhóm vừa được củng cố sâu hơn kiến thức đã học, vừa mở rộng thêm qua trao đổi, chia sẻ. Các hoạt động học tập dưới sự quan sát, hỗ trợ của GV, còn HS là người chủ động nghiên cứu, đưa ra các ý tưởng thực hiện các nhiệm vụ. Điều này giúp các em hiểu sâu, nắm chắc kiến thức hơn. Ở lớp đối chứng, GV sử dụng cách dạy truyền thống, đi theo thứ tự các mục trong SGK, HS tiếp thu bài một cách thụ động. Những kiến thức mà các em tiếp thu được chủ yếu qua nguồn tài liệu chính là SGK. Nhiều em không hứng thú với bài học. Hơn nữa đây là bài giới thiệu tình hình văn hóa nên cần thêm nguồn tư liệu phong phú hơn, cần có sự học tập sáng tạo của HS để bài học thêm hứng thú, hấp dẫn.
Với kết quả thực nghiệm như trên, chúng ta thấy rằng vận dụng PPDH theo góc kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn và sơ đồ tư duy đã kích thích, phát triển TDST cho HS, mang lại hiệu quả bài học, góp phần nâng cao kết quả học tập của HS.
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu lí luận về sử dụng một số PP, KTDH tích cực theo hướng phát triển TDST cho HS (Vận dụng qua phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XV) cũng như tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy:
1. Những PP, KTDH tích cực khi được vận dụng trong dạy học bộ môn lịch sử theo hướng phát triển TDST cho HS có ý nghĩa trên cả ba mặt: về kiến thức góp phần giúp HS nắm vững kiến thức lịch sử ở cả ba mức độ biết, hiểu, vận dụng; về mặt kĩ năng giúp HS phát triển những năng lực, kĩ năng cần thiết như tri giác, ghi nhớ, hình dung, tưởng tượng, sáng tạo ra các ý tưởng mới, độc đáo trong quá trình học tập bộ môn,...; về mặt tư tưởng tỉnh cảm góp phần bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, tình cảm, phẩm chất cho HS.
2. Kết quả điều tra thực trạng là căn cứ rút ra nhận xét về những hạn chế còn tồn tại trong việc vận dụng các PP, KTDH theo hướng phát triển TDST cho HS trong DHLS ở trường THPT. Ưu điểm nổi bật là hầu hết GV có nhận thức được vai trò ý nghĩa của việc vận dụng các PP, KTDH theo hướng phát triển TDST cho HS trong DHLS ở trường THPT. Do vậy đã có những GV đã thường xuyên sử dụng các PP, KTDH trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng hạn chế lớn nhất ở đây là HS và ngay cả bản thân phụ huynh HS chưa thực sự chú ý đến việc học tập lịch sử. Do vậy, các em chưa tích cực, chủ động trong quá trình học tập. Mặt khác, cách thức tổ chức các hoạt động học tập trên lớp của GV còn chưa đa dạng và hấp dẫn được HS nên chưa phát triển được TDST cho HS.
3. Vận dụng những PP, KTDH như: dạy học dự án, dạy học theo góc, vận dụng hợp lý PP đóng vai, các KTDH như sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn... trong môn Lịch sử nói riêng, dạy học nói chung có vai trò quan trọng, định hướng cho GV thay đổi từ cách dạy truyền thống theo lối mòn trước đây hướng tới PPDH mới chú trọng tính tích cực, sáng tạo của HS. Qua đó, các em được chủ động, tích cực, sáng tạo ngay trong quá trình nghiên cứu bài học, hiểu rõ các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tiến tới hình thành khái niệm và góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cũng như phát triển toàn diện các em
4. Kết quả thực nghiệm sư phạm (thực nghiệm từng phần) là căn cứ bước đầu khẳng định tính khả thi, hiệu quả của những biện pháp nêu ra trong luận văn. Những biện pháp, hình thức sử dụng các PP, KTDH tích cực theo hướng phát triển TDST cho HS không chỉ vận dụng trong dạy học phần lịch sử Việt Nam thế kỉ X – XV, mà còn có thể vận dụng cho quá trình dạy học môn lịch sử ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đồng thời có thể vận dụng rộng rãi ở các trường THPT trong các tỉnh thành khác nhau nếu như có những điều kiện phù hợp, tương đương về trình độ hiểu biết của GV về các PP, KTDH, trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất cho quá trình dạy học…
PHỤ LỤC 1