PHIẾU HỌC TẬP (GÓC PHÂN TÍCH): TÌM HIỂU TÌNH HÌNH VĂN HÓA THẾ KỈ X –

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng một số PP, KTDH tích cực trong DHLS việt nam từ thế kỉ x đến thế kỉ XV ở trường THPT theo hướng phát triển TDST cho HS (Trang 35 - 37)

- Báo cáo sản phẩm và đánh giá dự án

PHIẾU HỌC TẬP (GÓC PHÂN TÍCH): TÌM HIỂU TÌNH HÌNH VĂN HÓA THẾ KỈ X –

HÌNH VĂN HÓA THẾ KỈ X – XV

Nhiệm vụ: Hãy khai thác kiến thức SGK, tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi sau:

1. Vì sao Phật giáo phát triển dưới thời Lí Trần nhưng thời Lê sơ lại không phát triển?

2. Việc lập bia tiến sĩ có ý nghĩa gì? 3. Đặc điểm thơ văn các thế kỉ X-XV?

Góc vận dụng:

HS được quan sát các hình ảnh thành tựu văn hóa thế kỉ X – XV, sau đó hoàn thành nhiệm vụ sau:

HS chọn họa tiết, hoa văn, hình ảnh công trình kiến trúc thế kỉ X – XV và vẽ trang trí trên cốc giấy hoặc đĩa giấy (GV đã chuẩn bị trước phát cho nhóm).

+ GV yêu cầu HS lựa chọn các góc xuất phát phù hợp theo phong cách học và năng lực học tập của mình. Nếu HS tập trung vào một góc quá đông thì GV khéo léo động viên các em sang các góc còn lại.

+ Thời gian cho mỗi góc học tập là 10 phút. Tại các góc, HS phân công nhóm trưởng, tổ chức thảo luận, giúp đỡ lẫn nhau nghiên cứu nội dung bài học.

Tại góc quan sát: HS sử dụng kiến thức SGK, tranh ảnh được phát thiết kế sơ đồ tư duy các thành tựu văn hóa thế kỉ X – XV.

Tại góc phân tích: HS hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn, trả lời câu hỏi theo ý kiến của mình. Thống nhất ý kiến chung của nhóm sau khi thảo luận và ghi vào giấy A0 theo phiếu học tập.

Tại góc áp dụng: HS làm việc cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ của góc. Trong quá trình HS nghiên cứu nhiệm vụ tại các góc, GV quan sát, theo dõi hoạt động của các em và hỗ trợ khi các em cần sự trợ giúp, thắc mắc.

Hết thời gian nghiên cứu ở mỗi góc học tập, GV yêu cầu HS luân chuyển góc. Ví như HS sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở góc quan sát, GV hướng dẫn các em chuyển sang góc phân tích hoặc góc vận dụng để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.

+ Báo cáo kết quả, đánh giá:

Sau khi các nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ ở ba góc, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả ở mỗi góc tương ứng. Các nhóm khác bổ sung, đánh giá.

Cuối cùng, GV nhận xét về kết quả học tập của HS, chốt lại kiến thức cơ bản của bài học.

Với việc vận dụng PP học theo góc kết hợp với KTDH tích cực như kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, vào dạy học bài 20, HS được phát huy sự sáng tạo của mình khi thực hiện hoạt động của góc. Đồng thời, HS học sâu và nắm vững kiến thức hơn vì những kiến thức cơ bản của bài học được HS tìm hiểu qua nhiều cách khác nhau:

Góc quan sát: tạo điều kiện cho HS chủ động nghiên cứu các nội dung kiến thức, nhớ được những thành tựu lớn về văn học, giáo dục, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật của dân tộc trong các thế kỉ X-XV. Bên cạnh đó, HS được

phát triển TDST khi sử dụng tranh ảnh, bút màu, thiết kế sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học.

Góc phân tích: căn cứ vào tài liệu trong SGK hoặc tài liệu GV cung cấp thêm, HS tiếp cận nội dung bài học, nghiên cứu kiến thức ở mức độ sâu hơn khi vận dụng kĩ năng phân tích, so sánh để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.

Góc áp dụng: vận dụng vốn hiểu biết của chính các em hoặc sau khi nghiên cứu bài học ở góc phân tích và góc quan sát đề vận dụng sự sáng tạo cá nhân với một vấn đề trong bài học: chọn họa tiết, hoa văn, công trình văn hóa vẽ trang trí một sản phẩm.

Với PP học này, thay vì lắng nghe GV giảng bài một cách thụ động, HS chủ động nghiên cứu vấn đề một cách sáng tạo, hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức.

Bài học này cũng tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú học tập và tạo cảm giác thoải mái cho HS: các em được lựa chọn góc xuất phát theo sở thích (phong cách học) của mình và có sự độc lập cũng như cần sự liên kết nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ. Đồng thời, cá nhân HS chủ động nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức, GV có thời gian quan tâm đến từng HS hơn. Để hoàn thành nhiệm vụ bài học, HS cũng cần vận dụng, rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, kĩ năng thuyết trình,...Tóm lại, GV có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho bài học này và tổ chức các hoạt động dạy học hợp lí, linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả bài học, nâng cao hứng thú học tập của HS

Như vậy, muốn tổ chức dạy học bài nghiên cứu kiến thức mới đạt hiệu quả với PPDH này, GV trước hết cần chuẩn bị tốt các khâu như bố trí không gian lớp học, thiết kế kế hoạch bài học, nhiệm vụ cụ thể ở mỗi góc thiết bị, đồ dùng và tư liệu...Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập luôn theo dõi, phát hiện những khó khăn ở HS để hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng một số PP, KTDH tích cực trong DHLS việt nam từ thế kỉ x đến thế kỉ XV ở trường THPT theo hướng phát triển TDST cho HS (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)