MÔ HÌNH LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP GIÁO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 42)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. MÔ HÌNH LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP GIÁO

DỤC TẠI TP ĐÀ NẴNG

2.2.1. Xây dựn định mức phân bổ ngân sách

a. Căn cứ pháp lý

Do đặc thù của lĩnh vực công nên công tác lập dự toán ngân sách phải tuân thủ theo các qui định của pháp luật. Trong lĩnh vực giáo dục, cơ sở pháp lý để xây dựng định mức ngân sách bao gồm:

 Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, theo đó khi xây dựng dự toán phải chú ý:

Bảo đảm ƣu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trong từng thời kỳ, trong đó có chính sách về lĩnh vực giáo dục (Khoản 5, Điều 8).

Dự toán chi ngân sách nhà nƣớc đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan (Điểm d, khoản 2, Điều 42)

 Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc năm 2017.

Bảng 2.2. Định mức phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng Địn mứ p ân bổ

Đô thị 2.148.100

Đồng bằng 2.527.200

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở

đồng bằng, vùng sâu 3.538.100

Vùng cao - hải đảo 5.054.400

Định mức phân bổ tại khoản này đã bao gồm: Tính đủ cho các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục; chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, chế độ đối với học sinh bán trú, chính sách ƣu tiên đối với lĩnh vực giáo dục đã ban hành.

 Định mức hỗ trợ theo chế độ quy định đối với các đối tƣợng miễn giảm

Khi lập dự toán ngân sách cần tuân theo các chính sách đối với học sinh thuộc đối tƣợng chính sách. Cụ thể:

- Tiền ăn trƣa trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ- TTg ngày 9 tháng 2 năm 2010 và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ;

- Chính sách giáo dục đối với ngƣời khuyết tật theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Tài chính;

- Hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 1 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ;

- Hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ.

b. Định mức phân bổ chi thường xuyên

Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị Quyết số 64/2016/NQ- HĐND ngày 08/12/2016 ban hành quy định định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách địa phƣơng năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020, trong đó quy định định mức phân bổ ngân sách đối với sự nghiệp giáo dục nhƣ sau:

- Chi con ngƣời gồm tiền lƣơng, phụ cấp, các khoản có tính chất lƣơng tối đa 80%.

- Chi cho hoạt động giảng dạy và học tập tối thiểu 20%.

- Đối với các Trƣờng Chuyên biệt và Trƣờng chuyên Lê Quý Đôn đảm bảo đủ 20% cho hoạt động giảng dạy và học tập;

- Đối với các trƣờng còn lại, chi hoạt động giáng dạy và học tập đƣợc phân bổ 18% cho các trƣờng và 2% tập trung tại Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo để chi cho các hoạt động sự nghiệp của ngành.

 Định mức hỗ trợ theo chế độ quy định đối với các đối tƣợng chính sách:

- Tiền ăn trƣa trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ- TTg ngày 9 tháng 2 năm 2010 và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ;

tƣ liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Tài chính;

- Hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ học bổng theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP đƣợc tính theo đối tƣợng và chế độ hiện hành.

Nhận xét: với những qui định về hệ thống định mức nhƣ trên, có thể thấy việc lập dự toán trong lĩnh vực giáo dục theo hƣớng lập dự toán theo khoản mục là chủ yếu, tức là dự toán trên cơ sở yếu tố đầu vào. Trong đó, yếu tố con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất, chiếm 80% trong tổng dự toán chi thƣờng xuyên giáo dục. Các khoản chi thƣờng xuyên khác chiếm 20%, bao gồm chi về hàng hóa, dịch vụ, nghiệp vụ chuyên môn. (tiền điện, nƣớc, điện thoại, vệ sinh, văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, vật tƣ văn phòng khác, thông tin liên lạc, tuyên truyền, quảng cáo, chi hội nghị, công tác phí, sửa chữa, duy tu tài sản thƣờng xuyên, mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn, chi các nghiệp vụ chuyên môn khác…phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập, đƣợc khoán gọn trong tổng số 20% nói trên. Việc lập dự toán hợp lý hay không sẽ phụ thuộc vào số lƣợng lao động định biên trong ngành cũng nhƣ các hệ số tƣơng ứng cho từng đối tƣợng lao động.

2.2.2. Lập dự toán t ƣờng xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục thành phố Đà Nẵng

a. Mô hình lập dự toán chi thường xuyên

Quá trình lập dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục đƣợc tổ chức theo mô hình dƣới lên – trên xuống qua hai giai đoạn:

trình lên cấp thẩm quyền trực tiếp quản lý theo phân cấp. Có hai nhánh lập dự toán đồng thời trong giai đoạn này:

- Các trƣờng THPT, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, Trƣờng Nguyễn Khuyến và trung học chuyên biệt sẽ lập dự toán của đơn vị mình và gửi dự toán lên Sở giáo dục thành phố để tổng hợp dự toán các đơn vị thuộc Sở quản lý, gửi Sở Tài chính thành phố.

- Các trƣờng mầm non, tiểu học và THCS sẽ lập dự toán và trình lên Phòng giáo dục quận (huyện). Phòng Giáo dục cấp quận sau khi thẩm định tổng hợp, gửi Phòng tài chính cấp quận. Phòng Tài chính cấp quận sẽ tổng hợp trình lên UBND cấp quận. UBND cấp quận gửi Sở Tài chính thành phố.

Trên cơ sở dự toán của Sở giáo dục và dự toán của UBND các quận (huyện) về lĩnh vực giáo dục, Sở Tài chính là cơ quan kiểm tra, soát xét, thẩm định lại định mức, dự toán và tổng hợp chung dự toán ngân sách toàn thành phố. Sở Tài chính báo cáo UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn thông qua dự toán chi ngân sách tại kỳ họp vào tháng 12 hàng năm.

G đoạn 2: Trên cơ sở dự toán ngân sách đã đƣợc Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn, UBND thành phố quyết định phân bổ ngân sách cho UBND các Quận/Huyện và Sở Giáo dục đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo lập phƣơng án phân bổ ngân sách cho các đơn vị cơ sở trực thuộc, gửi Sở Tài chính để kiểm tra. Sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Tài chính, Sở Giáo dục và đào tạo quyết định phân bổ ngân sách cho các đơn vị cơ sở trực thuộc.

UBND các quận, huyện trình Hội đồng nhân dân cấp quận phê chuẩn thông qua dự toán chi ngân sách cấp quận. Sau khi ngân sách đƣợc phê chuẩn, UBND cấp quận quyết định phân bổ ngân sách cho Phòng Giáo dục và đào tạo. Phòng Giáo dục và đào tạo sau khi có ý kiến thống nhất của Phòng Tài chính kế hoạch thì có quyết định phân bổ ngân sách cho các đơn vị cơ sở trực thuộc.

Sơ đồ 2.1. Mô hình lập dự toán chi ngân sách sự nghiệp giáo dục tại TP Đà Nẵng

Qua qui trình lập dự toán nói trên, có thể rút ra một số kết luận sau: Ƣu điểm:

- Dự toán xây dựng từ cơ sở gắn với điều kiện thực tế của trƣờng học, các trƣờng căn cứ vào khả năng và điều kiện, nhu cầu chi của mình để tiến hành lập các chỉ tiêu dự toán, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Dự toán đƣợc xây dựng gắn liền với khả năng thực hiện và sát với thực tiễn.

- Quá trình đi đến thống nhất dự toán thông qua nhiều cấp kiểm tra, soát xét từ trên xuống nên đảm bảo việc lập dự toán phù hợp với định hƣớng, mục tiêu, kế hoạch phát triển, nhiệm vụ chính trị của ngành và cân đối đƣợc nguồn lực khi thực hiện.

Hội đồng nhân dân TP

Ủy ban nhân dân TP

Sở Tài chính TP

Trƣờng mầm non, Tiểu học, THCS

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Phòng Giáo dục và Đào tạo Trƣờng THPT, TH chuyên biệt, TTGDTX Phòng Tài chính Kế

Hạn chế:

- Ở các cấp cao hơn thƣờng không có điều kiện nắm bắt thực tế ở mỗi đơn vị cơ sở, do vậy khi kiểm tra, soát xét, quyết định hệ thống định mức, dự toán nhiều khi có tính áp đặt, trong điều kiện nguồn lực hạn chế thì phải cân nhắc vấn đề cân đối nguồn lực để thực hiện, nên việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thông qua dự toán thƣờng không đƣợc đánh giá đầy đủ và đôi khi không khuyến khích đƣợc các cơ sở thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu chung.

- Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng lãng phí nguồn lực nếu cơ quan cấp cao hơn khi kiểm tra, soát xét dự toán không chặt chẽ, không bám sát mục tiêu nhiệm vụ ngành và khả năng thực hiện nhiệm vụ trong thực tiễn ở cơ sở dẫn đến bố trí dự toán nhƣng không thực hiện hoặc bố trí quá nhiều so với nhu cầu.

- Ngoài ra, nhiều nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch không rà soát hết nên không đƣa vào dự toán dẫn đến trong năm thƣờng xuyên xảy ra tình trạng bổ sung ngoài dự toán.

Chẳng hạn: các trƣờng khi xây dựng dự toán đòi hỏi một mức chi khác cao hơn 20% mới đảm bảo thực hiện nhiệm vụ ngành, nhƣng cấp thẩm quyền vẫn quyết định áp đặt một mức không quá 20% và chỉ đƣợc dự toán trong mức đó. Ngƣợc lại, có những nhiệm vụ chi cơ quan cấp trên giao cho trƣờng thực hiện (nhƣ kinh phí tuyên truyền giáo dục phòng chống tham nhũng), dự toán giao theo một mức cố định và không có cơ sở, các trƣờng hầu nhƣ không thực hiện hoặc sử dụng dự toán không đúng mục đích dẫn đến lãng phí.

b. Trình tự lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục tại các đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng

Tạ á đơn vị thuộc Sở Giáo dụ và đào tạo:

Các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn, Trƣờng Trung học cơ sở Nguyễn Khuyến, các Trƣờng chuyên biệt, Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên,

mỗi đơn vị xây dựng dự toán chi sự nghiệp giáo dục của đơn vị mình, cụ thể nhƣ sau:

- Chi con ngƣời: gồm dự toán chi lƣơng, phụ cấp và các khoản trích theo lƣơng trên cơ sở số ngƣời định biên đƣợc giao cho từng trƣờng.

- Chi cho hoạt động giảng dạy và học tập (chi khác): Trên cơ sở số chi con ngƣời đã tính, xác định số chi khác đảm bảo tối thiểu tỷ lệ qui định theo cơ cấu tổng chi con ngƣời và chi khác.

Dự toán chi khác này đƣợc chi tiết ra dự toán chi cho từng tiểu mục chi hoạt động cụ thể.

Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020, tỷ lệ này đảm bảo ở mức 80% - 20%.

- Dự toán chi đối với các chƣơng trình, Đề án, chính sách, nhiệm vụ đặc thù đã đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện trong năm kế hoạch. Đơn vị dự toán trên cơ sở chƣơng trình, Đề án đƣợc phê duyệt trong đó có những nội dung chi cụ thể của chƣơng trình, đề án để lập dự toán chi.

Bảng dƣới đây minh họa số liệu lập dự toán ngân sách của Trƣờng PTTH Trần Phú về dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục năm 2018 của Trƣờng.

Tổng dự toán chi TX tại

Trƣờng i

Dự toán chi con ngƣời Dự toán chi khác + = = Dự toán chi khác

Dự toán chi con ngƣời Tỷ lệ chi con ngƣời (80%) Tỷ lệ chi khác (20%) X

Bảng 2.3. Dự toán chi ngân sách trường THPT Trần Phú năm 2018

ĐVT: triệu đồng

Stt Họ và tên

Dự toán quỹ lƣơng, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lƣơng năm 2018 (triệu đồng)

Tổng cộng Lƣơng theo ngạch bậc chức vụ Tổng các khoản phụ cấp Các khoản BHXH BHYT KPCĐ BHTN 1 Lƣu Nguyễn Hồng Anh 6,92 5,19 0,39 1,28 0,06 2 Ngô Văn Bang 7,09 5,72 1,32 0,06 3 Nguyễn Hoàng Thu 4,30 3,47 - 0,80 0,03 4 Lê Văn Vĩnh 5,69 4,33 0,26 1,06 0,05 5 Đoàn Thị Hồng 8,87 6,76 0,39 1,64 0,07

… ……… ……… ………. ………. ………. ………

Tổn ộn 13.894 8.395 3.423 1.990 87

Tổng chi con ngƣời 13.894

Tổng chi khác 3.473

Bảng 2.4. Dự toán chi khác ngân sách trường THPT Trần Phú năm 2018

ĐVT: triệu đồng

Stt Nộ un Số t ền

01 Chi mua sắm, sửa chữa thƣờng xuyên tài sản 250 02 Thanh toán tiền điện, nƣớc, điện thoại, vật tƣ văn phòng 350

03 Công tác phí 100

04 ………. ………

Tổn ộn 3.473

Bảng 2.5. Dự toán chi các chương trình, Đề án được phê duyệt năm 2018

ĐVT: triệu đồng

TT NỘI DUNG SỐ

TIỀN

Tổn ộn 1.100

1 + Kinh phí thực hiện đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong các

cấp học của thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2012-2020" 500 2 + Kinh phí thực hiện đề án "Phòng học bộ môn đạt chuẩn đến

năm 2020" 200

3 + Kinh phí tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia 100

4 + Kinh phí thực hiện Đề án đầu tƣ âm thanh học đƣờng cho các

trƣờng THPT 100

5 + Kinh phí thực hiện Đề án phát triển giáo dục thể chất và thể

thao trong trƣờng học giai đoạn 2016-2020, định hƣớng đến 2025 200

(Nguồn: Sở GD&ĐT thành phố Đà nẵng)

Qua trao đổi với các chuyên viên lập dự toán ở các đơn vị trƣờng học, có thể rút ra một số kết luận về công tác lập dự toán nhƣ sau:

Ƣu đ ểm: cách lập dự toán này đơn giản, dễ thực hiện do dự toán dựa trên số lao động theo định biên và hệ số lƣơng thực tế tại thời điểm. Hàng năm, kế toán chỉ cần quan tâm đến mức biến động hệ số lƣơng và lƣơng cơ sở cũng nhƣ các tỷ lệ trích lập điều chỉnh (nếu có) để lập. Trong trƣờng hợp các thông số trên không thay đổi thì chỉ cần dựa vào số liệu lƣơng hàng năm để xây dựng dự toán. Ngoài ra, việc tính toán dự toán chi khác cứ dựa vào tỷ lệ 80% - 20% để tính toán nên không phức tạp trong việc tính toán.

Hạn chế:

+ Cơ sở để xác định tỷ lệ chi giữa con ngƣời và chi khác chƣa có cơ sở khoa học. (kế thừa định mức phân bổ thời kỳ trƣớc và có tăng thêm tỷ lệ chi khác).

+ Việc tính tỷ lệ chi khác theo con ngƣời có thể dẫn đến phần ngân sách hỗ trợ không đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, với các em học sinh PTTH thì ngoài hoạt động học tập, các em còn tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa khác và những hoạt động này rất bổ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)