HOÀN THIỆN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGÂN SÁCH TRONG MỘT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 73)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. HOÀN THIỆN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGÂN SÁCH TRONG MỘT

MỘT THỜI KỲ NGÂN SÁCH

3 2 1 Cơ sở xây dựn định mức ngân sách

Do định mức ngân sách theo tỷ lệ 80% - 20% đã đƣợc phê duyệt trong thời kỳ ngân sách 2017 – 2020 nên những ý kiến hoàn thiện mang tính tham khảo trong thời gian tới. Việc xây dựng định mức để lập dự toán ngân sách cần chú ý đến các điểm sau trên địa bàn Đà Nẵng:

- Đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các khu vực, địa bàn trên thành phố Đà nẵng, trong đó ƣu tiên các khu vực mà phần thu học phí không có hoặc thấp hơn các khu vực khác. Do vậy, Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND của HĐND thành phố là cơ sở để xác định các mức khác biệt ở các khu vực và các cấp học chứ không thể duy trì tỷ lệ đều 80% - 20% nhƣ hiện nay.

- Định mức ngân sách nên hƣớng đến khoán gọn dựa trên một nguồn lực. Nguồn lực đó có thể là số lượng học sinh hay số lượng giáo viên. Lý do là vì với cách làm hiện nay thì ngoài việc dựa trên số lƣợng giáo viên còn có tính thêm hệ số thâm niên mà bản thân hệ số này gắn với quá trình công tác lâu dài hay vị trí của giáo viên ở trƣờng học. Với quan điểm đề xuất phƣơng án khoán trên một đầu giáo viên hay học sinh thì mỗi trƣờng sẽ chịu trách

nhiệm về phần ngân sách cấp để đảm bảo các nhiệm vụ chi trong năm của mình.

- Mức điều chỉnh dự toán trong từng năm học cần đƣợc quan tâm đối với từng nhóm trƣờng học ở từng khu vực. Lý do là ngoài dự toán ngân sách đã lập, mức thu học phí giữa các trƣờng tại các khu vực lại khác nhau. Do vậy, ở những khu vực vùng sâu, vùng xa đƣợc giảm, miễn học phí thì nếu duy trì tỷ lệ ngân sách 80%-20% thì sẽ mất công bằng đối với các trƣờng.

3.2.2. Mô hình lập dự toán ngân sách

Xuất phát từ những bất cập đã đề cập ở trên, luận văn đƣa ra hƣớng để xây dựng dự toán ngân sách nhƣ sau:

Dự toán ngân sách =

Dự toán ngân sách cho con ngƣời +

Dự toán chi khác +

Mức điều chỉnh (1) Trong công thức trên, Mứ n ân sá o on n ƣời đƣợc tính toán tƣơng tự nhƣ hiện nay để đảm bảo chi đủ lƣơng, các khoản phụ cấp cho ngƣời lao động tại mỗi trƣờng học. Nhƣ vậy, những đề xuất so với cách lập dự toán hiện tại chỉ liên quan đến tính mức chi khác cho phù hợp với đặc thù của lĩnh vực giáo dục.

- Dự toán chi khác sẽ không tính trên cơ sở tỷ lệ 20% nhƣ hiện nay,

mà theo mức biến đổi các hoạt động tại các trƣờng học để đảm bảo sự công bằng và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy và học ở mỗi loại trƣờng. Công thức chung của dự toán chi khác nhƣ sau:

Dự toán chi khác =

Số nguồn lực đầu vào làm phát sinh chi phí x

Định mức cho

mỗi nguồn lực (2)

- Mức điều chỉnh là mức áp dụng đối với các trƣờng không có thu học

phí hoặc có thu học phí thấp hơn so với vùng 1 theo Nghị quyết 26/2016/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân. Điều này có nghĩa ngân sách sẽ cấp bù cho

những trƣờng học mà mức học phí thu thấp hơn với các trƣờng ở vùng 1 – vùng cơ sở để đảm bảo sự công bằng cho chi hoạt động giữa các trƣờng trong bối cảnh hiện nay.

Mức điều chỉnh sẽ đƣợc áp dụng theo số liệu tính toán ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Mức điều chỉnh ngân sách bổ sung ở các khu vực

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Mức thu học phí (đồng/tháng/hs)

Mầm non 95.000 70.000 35.000 8.000

Tiểu học Không thu học phí

THCS 60.000 60.000 30.000 8.000 THPT 70.000 60.000 30.000 8.000 Mức điều chỉnh để cấp bổ sung (đồng/tháng/hs) Mầm non 0 25.000 60.000 87.000 Tiểu học 60.000 60.000 60.000 60.000 THCS 0 0 30.000 52.000 THPT 0 10.000 40.000 62.000

Trong bảng tính trên chỉ là mô phỏng trên cơ sở mức học phí trong điều kiện hiện tại. Nếu trong thời gian đến có sự điều chỉnh về mức học phí thì lấy mức vùng 1 làm gốc để thực hiện điều chỉnh. Với khối học sinh ở tiểu học, chủ trƣơng của nhà nƣớc là không thu học phí để đảm bảo toàn dân đƣợc phổ cập giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, về phần ngân sách cấp nếu duy trì tỷ lệ 80%-20% nhƣ qui định hiện nay thì bất cập. Do vậy, mức cấp bù phải tính đến đặc thù của giáo dục tiểu học. Tác giả cho rằng cần phải áp dụng mức thu học phí giả định trên mỗi học sinh để làm cơ sở cho việc tính toán định mức ngân sách cho cấp tiểu học.

3 2 3 Đề xuất về lập dự toán chi khác sự nghiệp giáo dục Lựa chọn nguồn lự đầu vào để xây dựn định mức chi khác

Xác định nguồn lực đầu vào để xây dựng định mức là một bƣớc quan trọng trong lập định mức và lập dự toán. Xuất phát từ nội dung lập dự toán trên cơ sở yếu tố đầu vào ở nƣớc ta và đặc điểm của ngành giáo dục, các cơ sở để xác định nguồn lực đầu vào có thể là:

- Số lƣợng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ tại mỗi trƣờng học.

- Số lƣợng học sinh của mỗi trƣờng học

- Số lƣợng phòng học và phòng thực hành, thí nghiệm, sân thể thao của mỗi trƣờng học.

- Kết hợp các nguồn lực đầu vào nói trên.

Nếu nguồn lực dựa trên số lƣợng lao động (yếu tố 1) thì cách lập dự toán này nghiên về yếu tố con ngƣời. Đây cũng là điều phù hợp khi chất lƣợng dạy và học liên quan đến đội ngũ thầy cô giáo. Phần khoán chi khác cho đội ngũ này chính là cơ sở đảm bảo ngƣời lao động có thể thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của mình.

Nếu nguồn lực dựa trên số học sinh (yếu tố 2) thì việc lập dự toán đang hƣớng đến ngân sách cần phải chi cho đầu học sinh. Cách này sẽ hợp lý nếu các chƣơng trình dạy và học liên quan đến các hoạt động tốn kém nhiều chi phí, nhƣ phòng thí nghiệm, thiết bị, giấy tờ để các em trình bày nội dung học tập, các hoạt động ngoại khóa gắn với từng em cụ thể. Tuy nhiên, phần chi phí cố định vẫn tồn tại khi mỗi lớp học thƣờng có một qui mô nhất định (Chẳng hạn là 35-40 em trên một lớp).

Nếu dựa vào nguồn lực số phòng học, sân thể thao, phòng thí nghiệm thì có nghĩa yếu tố cơ sở vật chất ảnh hƣởng đến tiêu tốn các nguồn lực mà ngân sách phải tài trợ. Đó là các khoản chi để đảm bảo ánh sáng và các

phƣơng tiện học tập trong phòng, chi duy tu phòng học, chi cho mua dụng cụ ở phòng thí nghiệm, chi mua dụng cụ cho học tập thể thao…. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục ở thành phố Đà Nẵng đã có nhiều đầu tƣ cho hệ thống giáo dục nên việc này sẽ ảnh hƣởng đến cơ cấu các khoản chi khác ở các trƣờng.

Trong luận văn này, do những khó khăn về thu thập số liệu nên chỉ hai nguồn lực đầu vào đƣợc quan tâm là số lƣợng lao động và số lƣợng học sinh. Phần minh họa dƣới đây có tính gợi ý về phƣơng pháp xử lý trên cơ sở số liệu các trƣờng học do huyện Hòa vang và Quận Hải châu quản lý, cùng số liệu toàn bộ các trƣờng THPT do Sở giáo dục quản lý. Đồ thị phân tán giữa phần ngân sách cấp chi khác với số giáo viên và số học sinh sẽ thấy rõ yếu tố nào ảnh hƣởng nhiều nhất đến việc chọn lựa cơ sở mức khoán.

Đồ thị 3.1. Đồ thị phân tán mối quan hệ giữa ngân sách cấp với số lượng giáo viên

Đồ thị 3.2. Đồ thị phân tán mối quan hệ giữa ngân sách cấp và số học sinh

Dựa vào quan sát về mối quan hệ giữa số ngân sách cấp với số học sinh hoặc số giáo viên, có thể thấy:

- Cả hai yếu tố đầu vào là số giáo viên và số học sinh đều có mối quan hệ chặt chẽ với số ngân sách cấp.

- Số lƣợng giáo viên có mối quan hệ chặt chẽ hơn với số ngân sách cấp so với số học sinh. Do vậy, số lƣợng giáo viên đƣợc lựa chọn là cơ sở để xây dựng mức khoán hàng năm cho mỗi trƣờng.

Xây dựn mô ìn xá định mức khoán chi khác

Dựa trên công thức (2), mô hình xác định mức chi khác sẽ có dạng: Y = a + b X

Trong đó: Y là tổng chi khác b là mức chi cho nguồn lực X là nguồn lực

a là phần định phí (nếu có)

Dựa trên phân tích ở trên, trong đề xuất này, nguồn lực sẽ là số lƣợng giáo viên ở các trƣờng học.

Dựa vào số liệu Chi khác thực tế của các trƣờng học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong năm 2017, kết quả phân tích hồi qui tuyến tính thể hiện nhƣ sau: Model Summaryb Mod el R R Square Adjuste d R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .875a .765 .763 346.515 .765 335.212 1 103 .000 1.541 a. Predictors: (Constant), So luong giao vien

b. Dependent Variable: Chi khac

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 40249767.747 1 40249767.747 335.212 .000b

Residual 12367460.253 103 120072.430 Total 52617228.000 104

a. Dependent Variable: Chi khac

b. Predictors: (Constant), So luong giao vien

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 84.265 68.741 1.226 .223 So luong giao vien 19.448 1.062 .875 18.309 .000 a. Dependent Variable: Chi khac

Kết quả phân tích cho thấy mô hình hồi qui có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (F = 335.12) và khả năng giải thích mô hình là 76%. Điều này có nghĩa 76% sự thay đổi chi khác đƣợc giải thích bởi số lƣợng giáo viên trong trƣờng. Kết quả ƣớc lƣợng các tham số của bài toán cho thấy hệ số hồi qui của biến „Số lƣợng giáo viên‟ có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nhƣ vậy, nhân tố số lƣợng giáo viên có ảnh hƣởng đến các khoản chi khác trong trƣờng học tại thành phố Đà nẵng.

Phƣơng trình hồi qui có thể viết lại nhƣ sau:

Chi khác = 84.265 + 19.448 x Số lƣợng giáo viên

Nhƣ vậy, từ kết quả thống kê về chi khác và số lƣợng giáo viên thì phần ngân sách nhà nƣớc cấp cố định cho mỗi trƣờng là 84.265.000 đồng/năm. Phần chi khác có tính chất biến đổi theo số lƣợng giáo viên, theo đó mỗi giáo viên sẽ đƣợc ngân sách khoán 19.448.000 đồng/năm.

3.2.4. Một số đề xuất khác có liên quan

Để hoàn thiện công tác lập dự toán theo mô hình hiện tại, ngoài những ý kiến đã đề cập ở trên, xuất phát từ những hạn chế đã phân tích ở chƣơng 2, luận văn còn đƣa ra một số đề xuất nhƣ sau:

Nâng cao chất lƣợn độ n ũ làm công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp ( á trƣờng học)

Công tác tài chính kế toán là công tác quan trọng không thể thiếu trong mọi tổ chức và đội ngũ làm công tác kế toán phải có yêu cầu về trình độ chuyên môn nhất định. Hiện nay, đội ngũ kế toán tại các trƣờng nằm trong chỉ tiêu viên chức, theo yêu cầu về trình độ năng lực là từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay năng lực đội ngũ kế toán tại các trƣờng còn hạn chế, dẫn đến đa phần nhận thức về tầm quan trọng của công tác lập dự toán và quản lý kiểm soát dự toán chƣa đầy đủ. Nhiều đơn vị lập dự toán chi thƣờng xuyên còn sơ sài, có tính chất ƣớc định, không căn cứ các tiêu

chuẩn, chế độ, định mức theo quy định hiện hành, ít chịu nghiên cứu các chính sách chế độ, định mức quy định để lập dự toán. Điều này dẫn đến lập dự toán ở các trƣờng đôi khi có tính máy móc, năm sau cũng nhƣ năm trƣớc, chƣa thấy đƣợc đầy đủ trách nhiệm của đơn vị đối với con số dự toán đề xuất. Do vậy, việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ kế toán tại các trƣờng là rất cần thiết.

Để thực hiện giải pháp này, Sở Giáo dục, Phòng giáo dục nên phối hợp với cơ quan tài chính các cấp định kỳ tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề liên quan đến việc phổ biến các chế độ chính sách mới, hƣớng dẫn triển khai thực hiện các chính sách mới, hƣớng dẫn lập dự toán đối với nội dung cần triển khai, lập các báo cáo, báo biểu có liên quan. Hƣớng dẫn theo dõi và lập các báo cáo số liệu và đánh giá số liệu thực tế tại các trƣờng. Các báo cáo này giúp ngƣời đứng đầu cũng nhƣ cơ quan quản lý cấp trên khi cần thông tin có thể cung cấp kịp thời để ra các quyết định về cơ chế, chủ trƣơng, chính sách quản lý có liên quan..Hoặc tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ kế toán gắn liền với chính sách, chế độ mới.

Nâng cao khả năn ự toán các hoạt độn tron năm để hạn chế tình trạng ngân sách cấp bổ sung ngoài dự toán

Nhƣ đã đề cập ở chƣơng 2, trên thực tế, công tác lập dự toán chƣa bao quát hết các nhiệm vụ sẽ phát sinh trong năm kế hoạch nên thƣờng xảy ra tình trạng trong năm xin bổ sung kinh phí ngoài dự toán. Đây là vấn đề mà suốt nhiều năm qua và cho đến bây giờ vẫn đang là vấn đề còn tồn tại chƣa khắc phục triệt để. Điều này liên quan đến trách nhiệm lập dự toán ở tất cả các cơ quan và các cấp có liên quan: từ đơn vị dự toán đến các Phòng giáo dục quận (huyện), Sở Giáo dục và đào tạo, cơ quan tài chính và các cấp thẩm quyền.

Để khắc phục phần nào hạn chế tình trạng này, luận văn đề xuất một số nội dung nhƣ sau:

- Trƣớc hết, đối với đơn vị dự toán là các trƣờng học, phải nắm bắt và bao quát đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách sẽ thực hiện trong năm kế hoạch để đƣa vào dự toán kinh phí thực hiện một cách đầy đủ nhất có thể. Đồng thời, nội tại đơn vị phải có chƣơng trình, kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ của năm tới trên cơ sở các nguồn lực hiện có của đơn vị và các chƣơng trình này phải xuất phát từ kế hoạch dài hạn đã thiết lập. Mặc khác, có thể chủ động tham mƣu, đề xuất các nhiệm vụ, chính sách mới thực hiện trong năm kế hoạch và dự toán kinh phí để báo cáo cấp trên xem xét.

- Các đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý đơn vị giáo dục (Phòng Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo), với vai trò là cơ quan quản lý cấp trên và là cơ quan quản lý chuyên ngành, là cơ quan tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dƣới, phải rà soát, kiểm tra các chính sách, chế độ chi tiêu dự toán của đơn vị cấp dƣới, xem xét các tham mƣu đề xuất chính sách mới và dự toán thực hiện của đơn vị dự toán, rà soát để tổng hợp một cách đầy đủ nhất các nhiệm vụ, mục tiêu, chƣơng trình, Đề án thực hiện trong năm kế hoạch vào dự toán của ngành mình.

- Đối với cơ quan tài chính, là cơ quan tổng hợp dự toán chung ngân sách cùng cấp, căn cứ các chế độ, định mức chi tiêu, các quy định hiện hành để kiểm tra, rà soát, tổng hợp dự toán do các Sở giáo dục và Phòng giáo dục lập, để có thể xem xét tính đúng đắn trong việc xây dựng dự toán theo các chế độ chi tiêu hiện hành, xem xét tính đầy đủ của việc dự toán các nhiệm vụ chi, chính sách mới trong năm kế hoạch dự kiến phải thực hiện. Đồng thời, nếu có đề xuất thực hiện chính sách mới trong năm kế hoạch nhƣ đề nghị của các đơn vị thì xem xét tham mƣu bố trí dự toán và cân đối ngân sách để thực hiện.

Đồng thời, với vai trò tham mƣu công tác quản lý điều hành thu chi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)