Một số đề xuất khác có liên quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 80)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Một số đề xuất khác có liên quan

Để hoàn thiện công tác lập dự toán theo mô hình hiện tại, ngoài những ý kiến đã đề cập ở trên, xuất phát từ những hạn chế đã phân tích ở chƣơng 2, luận văn còn đƣa ra một số đề xuất nhƣ sau:

Nâng cao chất lƣợn độ n ũ làm công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp ( á trƣờng học)

Công tác tài chính kế toán là công tác quan trọng không thể thiếu trong mọi tổ chức và đội ngũ làm công tác kế toán phải có yêu cầu về trình độ chuyên môn nhất định. Hiện nay, đội ngũ kế toán tại các trƣờng nằm trong chỉ tiêu viên chức, theo yêu cầu về trình độ năng lực là từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay năng lực đội ngũ kế toán tại các trƣờng còn hạn chế, dẫn đến đa phần nhận thức về tầm quan trọng của công tác lập dự toán và quản lý kiểm soát dự toán chƣa đầy đủ. Nhiều đơn vị lập dự toán chi thƣờng xuyên còn sơ sài, có tính chất ƣớc định, không căn cứ các tiêu

chuẩn, chế độ, định mức theo quy định hiện hành, ít chịu nghiên cứu các chính sách chế độ, định mức quy định để lập dự toán. Điều này dẫn đến lập dự toán ở các trƣờng đôi khi có tính máy móc, năm sau cũng nhƣ năm trƣớc, chƣa thấy đƣợc đầy đủ trách nhiệm của đơn vị đối với con số dự toán đề xuất. Do vậy, việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ kế toán tại các trƣờng là rất cần thiết.

Để thực hiện giải pháp này, Sở Giáo dục, Phòng giáo dục nên phối hợp với cơ quan tài chính các cấp định kỳ tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề liên quan đến việc phổ biến các chế độ chính sách mới, hƣớng dẫn triển khai thực hiện các chính sách mới, hƣớng dẫn lập dự toán đối với nội dung cần triển khai, lập các báo cáo, báo biểu có liên quan. Hƣớng dẫn theo dõi và lập các báo cáo số liệu và đánh giá số liệu thực tế tại các trƣờng. Các báo cáo này giúp ngƣời đứng đầu cũng nhƣ cơ quan quản lý cấp trên khi cần thông tin có thể cung cấp kịp thời để ra các quyết định về cơ chế, chủ trƣơng, chính sách quản lý có liên quan..Hoặc tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ kế toán gắn liền với chính sách, chế độ mới.

Nâng cao khả năn ự toán các hoạt độn tron năm để hạn chế tình trạng ngân sách cấp bổ sung ngoài dự toán

Nhƣ đã đề cập ở chƣơng 2, trên thực tế, công tác lập dự toán chƣa bao quát hết các nhiệm vụ sẽ phát sinh trong năm kế hoạch nên thƣờng xảy ra tình trạng trong năm xin bổ sung kinh phí ngoài dự toán. Đây là vấn đề mà suốt nhiều năm qua và cho đến bây giờ vẫn đang là vấn đề còn tồn tại chƣa khắc phục triệt để. Điều này liên quan đến trách nhiệm lập dự toán ở tất cả các cơ quan và các cấp có liên quan: từ đơn vị dự toán đến các Phòng giáo dục quận (huyện), Sở Giáo dục và đào tạo, cơ quan tài chính và các cấp thẩm quyền.

Để khắc phục phần nào hạn chế tình trạng này, luận văn đề xuất một số nội dung nhƣ sau:

- Trƣớc hết, đối với đơn vị dự toán là các trƣờng học, phải nắm bắt và bao quát đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách sẽ thực hiện trong năm kế hoạch để đƣa vào dự toán kinh phí thực hiện một cách đầy đủ nhất có thể. Đồng thời, nội tại đơn vị phải có chƣơng trình, kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ của năm tới trên cơ sở các nguồn lực hiện có của đơn vị và các chƣơng trình này phải xuất phát từ kế hoạch dài hạn đã thiết lập. Mặc khác, có thể chủ động tham mƣu, đề xuất các nhiệm vụ, chính sách mới thực hiện trong năm kế hoạch và dự toán kinh phí để báo cáo cấp trên xem xét.

- Các đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý đơn vị giáo dục (Phòng Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo), với vai trò là cơ quan quản lý cấp trên và là cơ quan quản lý chuyên ngành, là cơ quan tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dƣới, phải rà soát, kiểm tra các chính sách, chế độ chi tiêu dự toán của đơn vị cấp dƣới, xem xét các tham mƣu đề xuất chính sách mới và dự toán thực hiện của đơn vị dự toán, rà soát để tổng hợp một cách đầy đủ nhất các nhiệm vụ, mục tiêu, chƣơng trình, Đề án thực hiện trong năm kế hoạch vào dự toán của ngành mình.

- Đối với cơ quan tài chính, là cơ quan tổng hợp dự toán chung ngân sách cùng cấp, căn cứ các chế độ, định mức chi tiêu, các quy định hiện hành để kiểm tra, rà soát, tổng hợp dự toán do các Sở giáo dục và Phòng giáo dục lập, để có thể xem xét tính đúng đắn trong việc xây dựng dự toán theo các chế độ chi tiêu hiện hành, xem xét tính đầy đủ của việc dự toán các nhiệm vụ chi, chính sách mới trong năm kế hoạch dự kiến phải thực hiện. Đồng thời, nếu có đề xuất thực hiện chính sách mới trong năm kế hoạch nhƣ đề nghị của các đơn vị thì xem xét tham mƣu bố trí dự toán và cân đối ngân sách để thực hiện.

Đồng thời, với vai trò tham mƣu công tác quản lý điều hành thu chi ngân sách, trong năm khi thực hiện dự toán, cơ quan tài chính cần quyết liệt và hạn chế trong việc tham mƣu đề xuất cấp thẩm quyền chấp thuận bổ sung

ngân sách ngoài dự toán cho các hoạt động, chƣơng trình đã có kế hoạch nhƣng chƣa đƣợc dự toán trong năm. Tránh thói quen ỷ lại của các đơn vị dự toán khi cần kinh phí thực hiện nhiệm vụ là có kinh phí bổ sung. Khi đó, sẽ nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các đơn vị trong công tác lập dự toán, các đơn vị sẽ thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác lập dự toán để nhận các nguồn lực tài chính khi thực hiện nhiệm vụ.

- Đối với cấp thẩm quyền phê duyệt dự toán (HĐND, UBND các cấp), không phê duyệt bổ sung ngoài dự toán cho các cơ quan đơn vị đối với những nhiệm vụ chi đã có trong kế hoạch nhƣng chƣa đƣợc dự toán. Mặc khác, xem xét, cân nhắc trƣớc khi quyết định ban hành một chính sách mới trong năm khi chƣa cân đối đƣợc nguồn lực thực hiện.

Ngoài ra, một trong những nội dung đổi mới cải cách tài chính công trong công tác lập dự toán đó là khi xây dựng dự toán phải xác định nhiệm vụ chi là chi tiêu cơ sở hay chi tiêu mới. Chi tiêu cơ sở là những chi tiêu cần thiết, theo chính sách, chế độ quy định tại thời điểm hiện hành khi xây dựng kế hoạch. Xác định chi tiêu này để ƣu tiên khi cân đối ngân sách. Chi tiêu mới là chi tiêu dự kiến phát sinh mới trong kỳ kế hoạch hoặc trong giai đoạn lập kế hoạch dựa trên các chiến lƣợc, mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ sẽ phát sinh trong kỳ kế hoạch đó, để xem xét khả năng cân đối các nguồn lực trong tƣơng lai để thực hiện. Từ đó cân nhắc quyết định có thực hiện hay không.

Vận dụng trong trƣờng hợp này, việc lập dự toán phải xác định chi tiêu cơ sở là những chi tiêu cần thiết đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao nhƣ: chi lƣơng và các khoản phụ cấp cho con ngƣời, chi phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập. Chi tiêu mới có thể là những Đề án, chính sách, mục tiêu về giáo dục đƣợc đặt ra trong tƣơng lai chẳng hạn nhƣ: với mục tiêu chiến lƣợc về cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ em thành phố đã xây dựng Đề án sữa học đƣờng nhằm bổ sung thêm chế độ dinh dƣỡng cho trẻ em đang

độ tuổi phát triển thể chất; với mục tiêu tận dụng sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, thành phố có Đề án đầu tƣ trang thiết bị công nghệ thông tin cho các trƣờng THCS, THPT; đầu tƣ bảng tƣơng tác điện tử giữa giáo viên và học sinh trong việc dạy và học…Đó là những chi tiêu mới đƣợc tính đến khi dự toán cho sự nghiệp giáo dục.

Tăn ƣờng công tác kiểm soát quá trình thẩm định, đ ều chỉnh dự toán n ân sá tron á bƣớc của quá trình lập dự toán.

Hiện tại, quá trình lập dự toán ngân sách đƣợc tiến hành theo mô hình trên xuống – dƣới lên, trong đó có những bƣớc thảo luận, thẩm định, điều chỉnh tại cấp Phòng Giáo dục và đào tạo, Phòng Tài chính (quận, huyện), Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Tài chính thành phố. Tuy nhiên, các dấu vết của việc thẩm định, điều chỉnh này hiện nay chƣa rõ ràng. Vẫn có tình trạng theo ý kiến chủ quan của nhân viên thẩm định và cơ quan tham mƣu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trong trƣờng hợp cân đối ngân sách không đổi, nhƣng có sự ƣu tiên giữa đơn vị này và đơn vị khác, địa phƣơng này và địa phƣơng khác hoặc lĩnh vực này và lĩnh vực khác. Những khe hổng này vẫn có thể dẫn đến hiện tƣợng tiêu cực nếu các khoản ngân sách có giá trị lớn.

Để hạn chế tình trạng này, các biểu mẫu điều chỉnh phải có chữ ký xác nhận của ngƣời điều chỉnh và ngƣời phụ trách đơn vị đó và gửi lại cho đơn vị dự toán ban đầu. Thƣờng thì sự điều chỉnh đó nằm ở các đơn vị thẩm định cấp trên nhƣ Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và cơ quan tài chính các cấp. Để có sự kiểm tra lại và thống nhất với số liệu đã thẩm tra và điều chỉnh, tránh sự bị động nhƣ chuyện đã rồi đối với đơn vị dự toán và tránh hiện tƣợng tiêu cực xảy ra khi thẩm định dự toán của cơ quan cấp trên, thì mỗi sự điều chỉnh phải có xác nhận lại và gửi lại cho đơn vị bị điều chỉnh. Nhƣ vậy, sẽ tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát chéo của các cá nhân, bộ phận và các đơn vị với nhau. Bảng dƣới đây là một đề xuất để tăng cƣờng công tác kiểm

tra, giám sát trong quá trình lập dự toán ngân sách:

Bảng 3.2. Dự toán chi ngân sách trường THPT X… (Mẫu)

Stt Họ và tên

Dự toán quỹ lƣơng, phụ cấp, các khoản đóng góp

Tổng cộng Lƣơng theo ngạch bậc chức vụ Tổng các khoản phụ cấp Các khoản BHXH BHYT KPCĐ BHTN 1 ……… …… ………. ………. ………. ……… 2 ……… …… ………. ………. ………. ……… … ……… …… ………. ………. ………. ……… Tổn ộn Số trƣờn lập Đ ều ỉn Số đã ểm tr Số lao động định biên Tổng chi con ngƣời Tổng chi khác Tổng dự toán

N ƣời kiểm tr và đ ều chỉnh Đơn vị lập dự toán

Với mẫu biểu nhƣ trên, Sở giáo dục và đào tạo có thể kiểm tra và điều chỉnh lại số liệu mà các trƣờng PTTH đã lập và gửi lên, để làm cơ sở lập Bảng tổng hợp dự toán tại Sở. Phần chữ ký của các bên có liên quan thể hiện trách nhiệm của các bên đối với việc lập và thẩm định dự toán.

Dựa vào mẫu biểu nhƣ trên, có thể lập mẫu biểu tƣơng tự đối với các cấp học khác tại các phòng tài chính quận (huyện). Tại Sở tài chính thành phố Đà Nẵng, đơn vị cuối cùng tổng hợp dự toán sự nghiệp giáo dục từ Sở và từ các phòng tài chính quận (huyện), cần thiết kế riêng cột điều chỉnh và chuyên

viên kiểm tra, thẩm định dự toán phải ký xác nhận những nội dung điều chỉnh liên quan đến một quận, huyện cụ thể nào đó. Nhƣ vậy, vừa nâng cao trách nhiệm của ngƣời lập dự toán, vừa nâng cao trách nhiệm ngƣời thẩm tra dự toán; tăng cƣờng tính minh bạch trong quá trình lập dự toán sự nghiệp giáo dục. Lãnh đạo cơ quan thông qua những bằng chứng này sẽ kiểm tra lại công việc của các chuyên viên do mình phụ trách.

3 3 ĐỊNH HƢỚNG THỰC HIỆN LẬP DỰ TOÁN THEO KẾT QUẢ ĐẦU RA

3 3 1 Địn ƣớng các hình thức kết quả đầu r tron lĩn vực giáo dụ đào tạo.

Lập dự toán dựa trên kết quả đầu ra đã đƣợc Luật ngân sách đề cập, nhƣng trên thực tế hiện nay chƣa triển khai đƣợc. Do đây là vấn đề quá mới nên trong phần này, luận văn chỉ đƣa ra một số định hƣớng trên kinh nghiệm của bản thân trong công tác quản lý ngân sách, các qui chế về quản lý giờ giảng của giáo viên bậc phổ thông và kết quả của phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục tại thành phố Đà Nẵng.

Bảng câu hỏi đƣợc chuyển đến hiệu trƣởng hoặc hiệu phó chuyên môn của các trƣờng. Qua trao đổi, có một số kết quả đƣợc rút ra nhƣ sau:

Bảng 3.3. Bảng so sánh hai cách tiếp cận lập dự toán ngân sách

Lập ngân sách truyền thống Lập ngân sách trên kết quả đầu ra

Số lƣợng giáo viên ở mỗi trƣờng Kết quả về giảng dạy theo chƣơng trình

Hệ số lƣơng Kết quả về hoạt động đào tạo đội ngũ giáo viên

Hệ số phụ cấp Kết quả các hoạt động khác

Các khoản chi khác theo con ngƣời

Lập dự toán theo kiểu truyền thống hiện nay nhƣ đề cập ở chƣơng 2 rất đơn giản nhƣng trên thực tế không công bằng trong sử dụng nguồn lực (vì không xét đến các yếu tố nhƣ cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy và học tập, việc trang bị các thiết bị phục vụ dạy và học, điều kiện kinh tế vùng…) hoặc có thể gây ra những lãng phí trong việc sử dụng ngân sách do không đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực hiện nhiệm vụ. Từ kinh nghiệm của bản thân, cách lập này tuy đảm bảo mức chi trả đủ lƣơng cho đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý và chi hoạt động giảng dạy và học tập, nhƣng không tạo động lực phấn đấu tiết kiệm chi, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nƣớc (vì mức chi khác chỉ đảm bảo ở mức tối thiểu cho chi hoạt động giảng dạy và học tập, không có độ co giãn để có thể tiết kiệm chi dành nguồn để đầu tƣ thêm cho giáo dục hoặc tạo thu nhập tăng thêm cho giáo viên). Với cách làm này sẽ dẫn đến tình trạng giáo viên chỉ đến kỳ nhận lƣơng mà không quan tâm cách thức để nâng cao chất lƣợng dạy và học cho học sinh; hoặc dù muốn nâng cao chất lƣợng đi nửa thì cơ sở vật chất và điều kiện dạy học không đáp ứng đƣợc đầy đủ, có trƣờng sẽ có phần chi cho đội ngũ giáo viên lớn nhƣng số học sinh thực tế không nhiều dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực. Nhƣ vậy, cùng với những bất cập nhƣ trên và yêu cầu đổi mới quản lý lập dự toán thì cần phải chuyển đổi cách thức lập dự toán ngân sách trong lĩnh vực giáo dục.

Trên cơ sở tham khảo Thông tƣ 28/2009/TT-BGD&ĐT về Qui chế giờ làm việc của giáo viên các trƣờng tiểu học và phổ thông; cũng nhƣ kết quả từ phỏng vấn sâu với hiệu trƣởng, hiệu phó chuyên môn một số trƣờng, đề tài đƣa ra một số gợi ý về kết quả đầu ra để làm dự toán nhƣ sau:

Kết quả đầu ra 1 – Kết quả hoạt động giảng dạy tại trƣờng học

Kết quả đầu ra 2 – Kết quả hoạt động nâng cao năng lực sƣ phạm của

giáo viên

Ý kiến của các chuyên gia đƣa ra kết quả hoạt động giảng dạy thành hai nhóm:

Ở nhóm kết quả đầu ra thứ nhất: kết quả đƣợc hiểu không phải là tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp THPT hay THCS hay chuyển cấp. Đó cũng không phải là tỷ lệ học sinh đạt loại giỏi, khá trong từng lớp. Các ý kiến của các chuyên gia đều thống nhất dựa vào những tiêu chí trên không liên quan đến chi tiền của ngân sách nhà nƣớc, mà liên quan đến năng lực thực sự của mỗi học sinh. Nếu việc lập dự toán dựa trên thành tích học tập dễ dẫn đến các hiện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)