Tổ chức thông tin kế toán để hỗ trợ lập ngân sách theo kết quả đầu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 89)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Tổ chức thông tin kế toán để hỗ trợ lập ngân sách theo kết quả đầu

tƣ 28/2009/TT-BGD&ĐT thì hàng năm, giáo viên các trƣờng phải dành thời gian 5 tuần (Tiểu học) hoặc 3 tuần (THCS, THPT) cho việc học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ. Bản thân mỗi trƣờng muốn nâng cao chất lƣợng giảng dạy, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy thì phải tổ chức công tác họp chuyên môn và có những sản phẩm cụ thể. Do vậy, việc đƣa ra kết quả học tập, nâng cao trình độ của giáo viên là có cơ sở khoa học. Việc lƣợng hóa hoạt động này là cơ sở để xây dựng ngân sách một cách rõ ràng hơn và qua đó kiểm tra đƣợc tình hình sử dụng ngân sách.

Kết quả đầu ra thứ ba: có tính linh hoạt, tùy thuộc vào đặc thù của từng cấp trƣờng và sự thống nhất quản lý của ngành giáo dục thành phố Đà nẵng hay của quận, huyện. Đó có thể là các hoạt động dành cho tuần chuẩn bị trƣớc năm học hay kết thúc năm học. Nguyên tắc chung khi xây dựng kết quả đầu ra là kết quả này phải sử dụng, tiêu tốn các nguồn lực có phát sinh chi phí.

3.3.2. Tổ chức thông tin kế toán để hỗ trợ lập ngân sách theo kết quả đầu ra quả đầu ra

a. Phân loại chi phí theo các hoạt động

Khi lập dự toán theo các hoạt động (ví dụ hoạt động giảng dạy) thì cần chú ý đến tính chất trực tiếp (gián tiếp) của chi phí đến hoạt động đó. Chi phí trong lĩnh vực giáo dục gồm có:

- Chi phí trực tiếp là các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động giảng dạy. Nó bao gồm:

+ Tiền lƣơng, phụ cấp và các khoản trích theo lƣơng của giáo viên trực tiếp đứng lớp. Dự toán về lƣơng không phải gắn với số định biên đƣợc giao nhƣ hiện nay mà gắn với số lƣợng học sinh (số lớp học) để đảm bảo sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên khi lập dự toán.

+ Chi phí khấu hao của các phòng học (nếu có). + Chi phí trực tiếp khác.

- Chi phí gián tiếp là chi phí chung, thƣờng liên quan đến toàn trƣờng và đƣợc phân bổ cho các hoạt động. (thƣờng là các chi phí hành chính nhƣ điện, nƣớc, điện thoại, văn phòng phẩm, vệ sinh, khấu hao tài sản…)

b. Mô hình khái quát lập dự toán theo kết quả đầu ra

Theo cách thức truyền thống hiện nay mà ngành giáo dục ở Đà nẵng đang triển khai thì dự toán đƣợc xác định nhƣ sau:

Dự toán chi SNGD = Dự toán chi con ngƣời + Dự toán chi khác (3) Theo cách tiếp cận mới thì dự toán đƣợc xác định nhƣ sau:

Dự toán chi SNGD = Dự toán chi cho một hoạt động x Số hoạt động dự toán hoàn thành (4)

Điểm khác biệt trong cách tiếp cận này là trong dự toán chi cho một loại hoạt động có cả chi con ngƣời, chi khác và các yếu tố dài hạn (Dự án, chƣơng trình) đƣợc đƣa vào trong năm tài chính.

Hoạt động trong công thức (4) đã đƣợc luận văn đề xuất trong Bảng 3.2. Do tính phức tạp của vấn đề dự toán trên cơ sở kết quả đầu ra nên luận văn không đi sâu vào điểm này. Luận văn chỉ gợi ý một số điểm sau:

-Nếu số tiết học giữa các chƣơng trình trong một trƣờng không khác nhau (ví dụ: số tiết giảng dạy của chƣơng trình lớp 6 và lớp 9) thì hoạt động nên tính chung cho toàn trƣờng, tiện lợi cho lập dự toán. Ngƣợc lại thì tính hoạt động cho từng chƣơng trình.

-Tính số lớp học của một chƣơng trình. Số lớp dựa vào số học sinh chuẩn (35-40 em/lớp) của một khóa học.

trình để áp dụng công thức (4). Đối với chi phí của con ngƣời, cần áp dụng định mức chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo về giờ giảng của một giáo viên trong năm; hay số lớp học đứng lớp để có cơ sở tính toán số giáo viên phù hợp.

Lĩnh vực giáo dục đƣợc xem là lĩnh vực cung cấp dịch vụ công, học phí đƣợc chuyển sang cơ chế giá dịch vụ sự nghiệp công, theo Luật Ngân sách 2015 thì học phí không còn là khoản thu ngân sách nhƣ thời kỳ ngân sách trƣớc đây. Về nguyên tắc, giá dịch vụ sự nghiệp công là giá phải đƣợc xây dựng trên cơ sở tính toán đầy đủ các chi phí liên quan đến cung cấp dịch vụ đó. Thực tế hiện nay, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tăng dần tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp bằng việc cơ cấu dần chi phí dịch vụ sự nghiệp công vào giá dịch vụ theo lộ trình, và nhƣ thế, Nhà nƣớc không còn “bao cấp” cho việc sử dụng dịch vụ công của nhân dân, đảm bảo mọi ngƣời khi sử dụng dịch vụ đều phải trả chi phí nhƣ nhau, dành nguồn lực ngân sách mà lâu nay nhà nƣớc bao cấp để dùng cho những chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cho ngƣời yếu thế. Tuy nhiên, lĩnh vực giáo dục không nhƣ những lĩnh vực sự nghiệp khác có thể chuyển đổi liền đƣợc, là lĩnh vực nhạy cảm, có tác động xã hội rất lớn, nên hiện tại mức thu học phí các cấp học vẫn do Nhà nƣớc quy định khống chế mức trần học phí, và với mức trần đó thì Nhà nƣớc vẫn đang bao cấp hầu nhƣ toàn bộ cho hoạt động sự nghiệp giáo dục. Mặc khác, hiện nay cũng chƣa có quy định hay hƣớng dẫn của Trung ƣơng về lộ trình cơ cấu chi phí dịch vụ giáo dục vào học phí. Do đó, việc đề xuất tính giá thành cho từng hoạt động của giáo dục cũng góp phần nhỏ cho quá trình nghiên cứu lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp giáo dục.

c. Tổ chức tính giá thành hoạt động để làm cơ sở đánh giá tình hình

thực hiện các dự toán

vụ chủ yếu cho việc quản lý ngân sách theo các yếu tố đầu vào. Cụ thể là kế toán tại các trƣờng phản ánh chi phí vào các tài khoản kế toán loại 6, và khi tổng hợp trên báo cáo quyết toán đƣợc thể hiện theo mục lục ngân sách theo các tiểu nhóm (chi thanh toán cho cá nhân, chi về hàng hóa, dịch vụ). Trong tiểu nhóm đƣợc chia chi tiết theo mục, tiểu mục (chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng, tiền thƣởng, các khoản trích theo lƣơng); chi về hàng hóa dịch vụ (thanh toán dịch vụ công cộng điện, nƣớc, điện thoại, vệ sinh…; vật tƣ văn phòng; hội nghị; công tác phí…).

Vừa qua, Bộ Tài chính có ban hành chế độ kế toán mới áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đây là một bƣớc tiến mới để có thể hỗ trợ lập dự toán và quản lý dự toán theo kết quả đầu ra. Qua nghiên cứu Thông tƣ 77/2017/TT-BTC, tác giả có một số đề xuất sau:

- Sử dụng tài khoản 154 để tính chi phí của dịch vụ tại các trƣờng học. Qua khảo sát thực tế tại các trƣờng trên địa bàn Đà nẵng, tài khoản này đƣợc chi tiết nhƣ sau:

TK 154 – Hoạt động giảng dạy (tùy theo cấp bậc đào tạo) TK 154 – Hoạt động dịch vụ bán trú

TK 154 – Các hoạt động khác (học tiếng Anh, năng khiếu…) Trong các hoạt động trên thì hoạt động giảng dạy là hoạt động quan trọng nhất và đƣợc chi tiết tùy theo khả năng kế toán tại trƣờng học.

Qua nghiên cứu Thông tƣ 107/2017/TT-BTC, sơ đồ tính giá trong các trƣờng học đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Sơ đồ 3.1. Trình tự tính giá thành ở trường học theo hoạt động

Việc tổ chức tính giá thành của từng hoạt động có một số ý nghĩa sau: + Giúp cho nhà trƣờng biết đƣợc chi phí thực tế của từng hoạt động để quản lý tình hình thu – chi đƣợc tốt hơn, qua đó có cách thức quản trị chi phí tốt nhất, góp phần tăng hiệu quả hoạt động của từng trƣờng.

+ Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc (Phòng giáo dục, Phòng Tài chính quận, Sở giáo dục, Sở Tài chính), các đơn vị này qua quyết toán chi phí thực tế có thể nhận biết mức độ chi phí và qua đó bƣớc đầu xây dựng định mức chi phí cho từng hoạt động.

+ Đó là cơ sở để xây dựng lộ trình cơ cấu chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp giáo dục. Theo đó, mỗi hoạt động khi xác định rõ các chi phí liên quan đến hoạt động đó thì sẽ xác định đƣợc lộ trình cơ cấu dần từng loại chi phí

TK 154 TK 332,334 TK 152, 153 TK 214 TK 111, 112 TK 632

Tính khấu hao TSCĐ theo lộ trình của NĐ 16

Vật tƣ, CCDC xuất dùng cho hoạt động giáo dục và hoạt động khác

Lƣơng và khoản phụ cấp, trích theo lƣơng

Các khoản chi khác bằng tiền

Giá thành hoạt động dịch vụ

vào giá dịch vụ theo mục tiêu đặt ra.

+ Đó là cơ sở để đánh giá hiệu quả của từng hoạt động giáo dục, giúp cho việc cân nhắc khi tiếp tục duy trì hay dừng thực hiện đối với một hoạt động nào đó.

+ Khi tính toán đƣợc chi phí của từng hoạt động, xác định rõ hoạt động nào ngân sách phải hỗ trợ, hoạt động nào xã hội hóa. Đối với hoạt động ngân sách phải hỗ trợ, sau khi trừ đi phần chi phí đã cơ cấu trong giá dịch vụ (học phí), phần còn lại ngân sách cấp. Nhà nƣớc sẽ chủ động trong việc cân đối ngân sách để cấp kinh phí đảm bảo cho hoạt động đó.

3.3.3. Nhữn đề xuất vớ á ơ qu n quản lý

Trên đây là một số định hƣớng về lập dự toán dựa trên kết quả đầu ra. Đây là vấn đề rất phức tạp mà bản thân các trƣờng học không thể tự tiến hành lập dự toán theo hình thức này. Để việc lập dự toán trên kết quả đầu ra đƣợc thực hiện cần phải tiến hành một số điểm sau:

 Lựa chọn thí điểm một trƣờng học để tiến hành lập dự toán theo từng hoạt động.

 Luật Ngân sách 2015 có giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ƣơng có nhiệm vụ ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở cho việc quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Nhiệm vụ này chính là phục vụ cho việc lập dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Bộ tài chính vẫn đang trong quá trình nghiên cứu nội dung này để ban hành các văn bản quy định và hƣớng dẫn cụ thể việc lập dự toán theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Do đó, việc lập dự toán theo kết quả đầu ra là một xu hƣớng tất yếu trong thời gian đến.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Hoàn thiện công tác lập dự toán là một trong những nội dung trong công tác kế toán và quản lý tài chính ở các tổ chức công. Thực tế công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên sự nghiệp giáo dục ở thành phố Đà nẵng trong thời gian qua còn một số bất cập. Chƣơng này đã đi sâu vào đề xuất cách lập dự toán các khoản chi khác theo nguồn lực về số lƣợng giáo viên để xác định dự toán cho công bằng và hợp lý hơn giữa các trƣờng trên cùng địa bàn thành phố Đà nẵng. Ngoài ra, luận văn còn gợi ra một số định hƣớng ban đầu để lập dự toán trên cơ sở kết quả đầu ra, gồm có xác định các hoạt động đầu ra, các định phí của từng hoạt động, mô hình tập hợp chi phí để làm cơ sở cho việc phân tích dự toán sau này.

KẾT LUẬN

Lập dự toán là một giai đoạn trong quá trình quản lý của một tổ chức, cho dù là một doanh nghiệp, một đơn vị sự nghiệp hay một chính quyền địa phƣơng. Đây là một công cụ quản trị để phân bổ nguồn lực tài chính có hiệu quả và kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực đó. Lĩnh vực sự nghiệp giáo dục đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta xem là một mặt trận hàng đầu và luôn đƣợc ƣu tiên trong phân bổ ngân sách. Do vậy, lập dự toán ngân sách có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý, mà trong đó thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua hết sức coi trọng.

Dựa vào đặc điểm phân cấp quản lý hiện nay, công tác lập dự toán ngân sách tại thành phố Đà nẵng đƣợc tiến hành theo mô hình từ trên xuống – dƣới lên theo sự phân công giữa Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và cơ quan tài chính các cấp ở địa phƣơng. Với định mức phân bổ ngân sách 80% chi cho con ngƣời và 20% chi hoạt động giảng dạy và học tập, các trƣờng học lập dự toán trên cơ sở lao động thực tế và định biên đƣợc giao. Các cấp có trách nhiệm liên quan sẽ kiểm tra, tổng hợp để lập dự toán tổng hợp và trình các cấp thẩm quyền thông qua và phê chuẩn. Quá trình lập dự toán nhƣ trên có những ƣu điểm nhƣng nội tại nó cũng có nhiều bất cập, đặc biệt là sự không công bằng giữa các trƣờng ở các khu vực thuộc thành phố hoặc giữa các cấp học. Ngoài ra, lập dự toán trên cơ sở kết quả đầu ra hoàn toàn chƣa đƣợc quan tâm, dù Luật ngân sách đã đề cập.

Trên cơ sở những bất cập nói trên, luận văn cũng đã đƣa ra hai hƣớng hoàn thiện cơ bản. Hƣớng thứ nhất liên quan đến hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách hiện nay liên quan đến các hoàn thiện về bổ sung mức cấp ngân sách, cũng nhƣ cách xây dựng định mức chi hoạt động giảng dạy và học tập. Hƣớng thứ hai có tính chất gợi mở về lập dự toán theo kết quả đầu ra, cũng nhƣ cách thức tổ chức thông tin phục vụ cho công tác lập dự toán.

Luận văn cũng có những hạn chế khi chƣa đánh giá đƣợc nhu cầu chi tiêu thực tế cho công tác giảng dạy tại từng cấp học để đổi mới dạy và học ở từng cấp học theo định hƣớng của Bộ giáo dục và Đào tạo. Các kết quả đầu ra trong nghiên cứu này cũng cần phải đƣợc kiểm chứng. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo cần xem xét cụ thể các kết quả đầu ra và công tác lập dự toán 03 năm và trung hạn trong lĩnh vực giáo dục để từng bƣớc hoàn thiện lập dự toán theo kết quả đầu ra.

PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI

Tôi tên là: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, hiện là chuyên viên Sở Tài chính thành phố Đà nẵng. Hiện tại, tôi đang thực hiện một nghiên cứu để cải tiến công tác lập dự toán theo kết quả đầu ra theo tinh thần đổi mới của Luật ngân sách 2015. Xin quí ông (bà) dành ít thời gian để trả lời một số câu hỏi, làm cơ sở cải tiến công tác lập dự toán trong những năm tài chính tiếp theo.

1. Loại hình trƣờng học:

 THPT  THCS  Tiểu học  Mầm non

2. Nguồn thu hiện tại của Trƣờng (có thể chọn nhiều ô tƣơng ứng)

 Ngân sách nhà nƣớc cấp

 Học phí của học sinh

 Tiền bán trú (nếu có)

 Thu dịch vụ khác

3. Hiện nay, Luật ngân sách đang chủ trƣơng lập ngân sách theo kết quả đầu ra thay vì lập ngân sách theo yếu tố đầu vào. Xin ông (bà) cho biết những kết quả đầu ra cần thiết đối với trƣờng học mà ông (bà) đang quản lý:

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Xin trân trọng cám ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Thị Cúc (2012), Hoàn thiện công tác lập dự toán tại Viễn Thông Quảng Nam, Luận văn cao học tại Đại học Đà Nẵng

[2] Phạm Văn Dƣợc (2007), Kế toán quản trị, NXB thống kê, Thành Phố Hồ Chí Minh.

[3] Vũ Thị Minh Huyền (2011), Nghiên cứu công tác lập dự toán ngân sách tại Đài Khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc, Luận văn cao học tại Đại học Nông nghiệp Hà nội.

[4] Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm (2001), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

[5] Quốc hội (2015), Luật số 83/2015/QH 13 về Luật ngân sách, ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2015

[6] Stepphen (2001), Quản lý ngân sách, Nhà xuất bản tổng hợp, Thành Phố Hồ Chí Minh.

[7] Nguyễn Đức Thanh (2004), Nghiên cứu hoàn thiện phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước Việt nam, Luận văn cao học tại Đại học

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố đà nẵng (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)