Những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện đức phổ (Trang 66 - 71)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NSNN TẠI PHÒNG

2.3.2. Những hạn chế

a. Công tác lập dự toán ngân sách

Trong công tác lập dự toán ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch chƣa có những hƣớng dẫn, thông báo cụ thể dẫn đến việc lập và nộp dự toán của các đơn vị dự toán thuộc huyện đến cơ quan tổng hợp còn chậm, chƣa khoa học, dẫn đến tổng hợp dự toán ngân sách huyện thiếu chính xác vì theo quy định dự toán ngân sách huyện phải đƣợc xây dựng từ dự toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên (quy trình lập dự toán là từ dƣới lên). Vì vậy, công tác lập dự toán NSNN còn mang nặng tính hình thức, chƣa sát với thực tế, chƣa thật sự xuất phát từ dƣới lên mà chủ yếu là dựa vào số quyết toán của năm trƣớc, nhiệm vụ phát triển KT-XH của năm kế hoạch và số kiểm tra của cấp trên giao để xây dựng dự toán cho năm kế hoạch, chƣa có những phƣơng thức đổi mới phù hợp với tình hình KT-XH và thực tiễn tại địa phƣơng. Với phƣơng thức lập dự toán ngân sách dựa trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện dự toán của năm hiện hành đã làm cho dự toán vừa thừa lại vừa thiếu.

Thừa là không xem xét đến các nhiệm vụ đang đƣợc đảm bảo kinh phí có cần thiết tiếp tục bố trí kinh phí nữa hay không, thiếu là không phản ánh đƣợc nhiệm vụ mới phát sinh cần bổ sung hoặc những nhiệm vụ hiện tại cần mở rộng quy mô. Đồng thời, các chỉ tiêu lập thu, chi ngân sách chƣa theo kịp với sự phát triển KT-XH; một số chỉ tiêu mang nặng tính áp đặt chủ quan theo các chỉ tiêu phân bổ dự toán từ trên xuống mà xem nhẹ nhu cầu chi tiêu từ dƣới lên, chƣa xem xét đúng mức về điều kiện, tình hình cụ thể của năm kế hoạch. Điều này dẫn đến dự toán đƣợc bố trí chƣa thực sự sát với tình hình thực tế của địa phƣơng.

Đơn vị dự toán cấp dƣới và các địa phƣơng thƣờng xây dựng dự toán thu thấp (dấu nguồn thu), dự toán chi cao để đƣợc ngân sách cấp trên bổ sung cân đối. Nhiều đơn vị vẫn còn có quan điểm là lập dự toán thu ít để nếu vƣợt chỉ tiêu thu thì đơn vị sẽ đƣợc bố trí tăng chi trên số thu vƣợt; lập dự toán chi nhiều để cơ quan tài chính cắt giảm xuống là vừa hoặc có cơ sở để xin bổ sung kinh phí. Điều này làm cho dự toán ngân sách đƣợc giao chƣa sát với đặc điểm tình hình KT-XH của từng địa phƣơng. Vì vậy, tính hiện thực và chính xác của dự toán ngân sách còn hạn chế. Một số xã, thị trấn xây dựng nguồn thu không sát với thực tế nên có nơi vƣợt thu nhiều thì tăng thu, bổ sung nhiệm vụ chi vào cuối năm, sử dụng ngân sách không hiệu quả gây thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, có xã thu không đạt thì rơi vào tình trạng lúng túng bị động trong chi tiêu.

Công tác lập dự toán và điều hành ngân sách trong năm chƣa hƣớng mạnh vào việc tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng để xây dựng nguồn thu ngân sách huyện đảm bảo cân đối chi. Việc xây dựng dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị còn mang tính đối phó, chỉ chú trọng đến kiểm soát đầu vào mà chƣa chú trọng đến kiểm soát chất lƣợng đầu ra cũng nhƣ hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và các mục tiêu đã đặt ra. Thuyết minh

dự toán và cơ sở tính toán còn sơ sài, chất lƣợng thấp. Vì vậy, gây khó khăn cho công tác thẩm định của cơ quan tài chính. Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị quan tâm chƣa đúng mức đến công tác lập dự toán, chƣa bao quát hết nhiệm vụ chi, dẫn đến trong năm phát sinh nhiệm vụ chi thì không có nguồn để chi hoặc chƣa có nội dung chi theo dự toán đƣợc duyệt.

Do công tác xây dựng dự toán chi chƣa chuẩn xác, chƣa bao quát hết nhiệm vụ và cũng do nguồn thu có hạn nhƣng nhu cầu chi quá lớn, đơn vị thƣờng bị động trong việc thực hiện nhiệm vụ và tạo ra “cơ chế xin, cho” dễ dẫn đến tiêu cực.

Mặc dù, cơ quan thuế đã có nhiều biện pháp thu nợ nhƣng vẫn không đạt kế hoạch thu nợ hàng năm vì công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan có chức năng chƣa chặt chẽ, chƣa có chế tài đủ mạnh để xử lý các đối tƣợng nợ thuế, có nhiều đối tƣợng chây ì, trốn thuế, gây thất thoát nguồn thu.

Phân bổ dự toán cho các đơn vị mang tính định mức theo quy định, phân bổ chi quản lý hành chính theo biên chế, chi sự nghiệp, an ninh, quốc phòng ... nên chƣa phát huy tính tự giác, năng động trong mỗi cán bộ, công chức, từng tập thể đơn vị vì họ mang tính ỷ lại, thụ động “làm nhiều cũng nhƣ không làm”, định mức nhƣ nhau.

Quy trình xây dựng dự toán NSNN hàng năm còn mang tính hình thức, dẫn đến chất lƣợng dự toán nói chung và chất lƣợng công tác lập dự toán nói riêng còn thấp. Do thời gian ngắn (khoảng 35-40 ngày), trong khi dự toán ngân sách phải đƣợc tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, ngân sách cấp dƣới, nhiều mẫu biểu; nhu cầu chi luôn vƣợt quá khả năng cân đối... nên luôn có sự chênh lệch giữa dự toán của cấp trên giao với dự toán của cấp dƣới, giữa dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách với dự toán giao của cấp có thẩm quyền.

Tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách trong một số lĩnh vực chƣa phù hợp, hợp lý giữa các tiêu chí phân bổ. Định mức phân bổ hiện nay đã thống nhất đƣợc định mức chi tiêu giữa các cơ quan, đơn vị có cùng biên chế, cùng tính chất, quy mô hoạt động; giữa các địa phƣơng có điều kiện, vị trí địa lý giống nhau. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhƣ sau:

+ Tiêu chí phân bổ ngân sách chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào (biên chế, quỹ lƣơng, số đơn vị..) mà chƣa chú trọng đến hiệu quả phân bổ theo đầu ra, kết quả.

+ Các khoản chi cho con ngƣời chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu chi thƣờng xuyên hoạt động quản lý hành chính nên việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách huyện có thể theo chỉ tiêu biên chế - tiền lƣơng làm chỉ tiêu chủ yếu nhƣng đồng thời phải tính đến số dân nhƣ là chỉ tiêu bổ sung khi xem xét mức chi cụ thể.

+ Việc xây dựng định mức chi dựa trên yếu tố đầu vào trong một số trƣờng hợp làm cho đơn vị sử dụng ngân sách có suy nghĩ rằng mục tiêu quan trọng nhất của công tác phân bổ NSNN trong nhiều trƣờng hợp là để tiêu hết tiền mà không quan tâm đầy đủ đến kết quả. Việc điều chỉnh linh hoạt giữa các mục tiêu, nội dung sử dụng ngân sách, thậm chí ngay trong một đơn vị sử dụng ngân sách để nâng cao hiệu quả còn bị hạn chế bởi thủ tục hành chính và các những cản trở khác.

Về việc lựa chọn các tiêu chí xác định định mức phân bổ ngân sách:

+ Tiêu chí dân số:

Mỗi địa phƣơng có những đặc thù riêng về cơ cấu, mật độ dân số, trình độ dân trí, đặc điểm văn hóa nên chỉ phân bổ căn cứ theo tiêu chí dân số đơn thuần thì khó đảm bảo đƣợc sự công bằng, đôi khi còn mang tính cào bằng

phân bổ ngân sách hiện hành cần dựa vào các tiêu chí quan trọng khác phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể.

+ Tiêu chí biên chế:

Việc phân bổ kinh phí theo số biên chế, số đối tƣợng xã hội dễ gây ra hiện tƣợng xin tăng biên chế hoặc tự xét duyệt tăng đối tƣợng trợ cấp xã hội, không khuyến khích việc tinh giản biên chế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt ở một số ngành còn thiếu căn cứ xây dựng định mức biên chế hợp lý thì việc phân bổ kinh phí theo biên chế càng bộc lộ nhiều nhƣợc điểm.

Về nguyên tắc dự phòng chi ngân sách để chi cho các nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn... mà đầu năm chƣa bố trí đƣợc trong dự toán. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách huyện chƣa cân đối đƣợc nhiệm vụ chi thƣờng xuyên của huyện, vào những tháng cuối năm huyện sử dụng nguồn dự phòng để bổ sung dự toán cho các đơn vị, địa phƣơng đối với những khoản chi thƣờng xuyên phát sinh ngoài dự toán là trái với quy định hiện hành.

b. Công tác quyết toán ngân sách

Qua kiểm tra thực tế cho thấy nhìn chung công tác quyết toán ngân sách đúng quy định nhƣng đạt chất lƣợng chƣa cao. Một số đơn vị thực hiện hạch toán kế toán, mục lục NSNN chƣa chính xác; chƣa chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chứng từ, nguyên tắc ghi sổ theo quy định tại Luật Kế toán. Một số đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định nên vẫn còn nhiều trƣờng hợp phải xuất toán. Bên cạnh đó, vẫn còn một số đơn vị thực hiện không đạt chỉ tiêu thu đƣợc giao.

Cán bộ kế toán chƣa thật sự độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ kế toán, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan tổng hợp còn chậm, chƣa khoa học. Theo quy định của Bộ Tài chính thì thời gian gửi báo

khi kết thúc quý (đối với báo cáo kế toán hàng quý), chậm nhất là ngày 15/02 năm sau (đối với báo cáo năm), đối với UBND các xã, thị trấn chậm nhất là ngày 15 sau khi kết thúc quý và ngày 15/02 năm sau. Nhƣng các cơ quan, đơn vị thƣờng không lập và không gửi báo cáo quyết toán quý và sau tháng 3 mới gửi báo cáo quyết toán năm, điều này làm ảnh hƣởng đến tiến độ lập báo cáo ngân sách của huyện và việc phân tích, đánh giá công tác chấp hành dự toán ngân sách trong năm.

Công tác tổng hợp, thu thập và khai thác dữ liệu trong hệ thống TABMIS còn hạn chế, chƣa khoa học, chủ yếu là thực hiện thủ công, dẫn đến việc quyết toán còn sai sót, chƣa đầy đủ.

Tại Điều 6 Luật NSNN quy định “Các khoản thu, chi của NSNN phải đƣợc hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ”. Nhƣng có một số đơn vị đã vi phạm Luật NSNN khi để ngoài sổ kế toán các khoản kinh phí từ ngân sách nhƣ thu tiền sử dụng đất, các khoản thu từ phí, lệ phí.

Chƣa có những hƣớng dẫn cụ thể về công tác khóa sổ và quyết toán chi NSNN cho các đơn vị dự toán thuộc huyện và các xã, thị trấn dẫn đến việc chậm trễ trong công tác thanh toán, báo cáo quyết toán do các đơn vị dự toán của các cấp ngân sách lập chất lƣợng còn thấp, thuyết minh còn sơ sài, báo cáo chƣa đầy đủ theo các mẫu biểu quy định. Việc tổ chức xét duyệt và thẩm định quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính đối với các đơn vị dự toán thƣờng chậm, chất lƣợng chƣa cao nên số liệu tập hợp vào tổng quyết toán ngân sách chƣa chuẩn xác cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện đức phổ (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)