Hoàn thiện công tác quyết toán thu, chi NSNN huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện đức phổ (Trang 83 - 86)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện công tác quyết toán thu, chi NSNN huyện

Công tác quyết toán ngân sách là cơ sở đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách trong năm. Để thực hiện tốt công tác quyết toán ngân sách hàng năm, tác giả xin đề xuất một số ý kiến sau:

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán, kế toán trong năm đảm bảo khớp đúng giữa đơn vị sử dụng ngân sách và KBNN nơi giao dịch nhằm cung cấp số liệu chính xác cho báo cáo quyết toán hàng năm của đơn vị và phục vụ cho công tác tổng hợp báo cáo quyết toán của ngân sách huyện.

- Để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn cũng nhƣ việc quản lý ngân sách có hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, KBNN huyện nhằm huy động kịp thời nguồn thu vào ngân sách đáp ứng nhu cầu chi của huyện, các cơ quan quản lý ngân sách cấp huyện thƣờng xuyên trao đổi thông tin để cùng nắm bắt kịp thời các số liệu về thu, chi, tồn quỹ ngân sách; tình hình tạm ứng, hoàn ứng và rút dự toán của các đơn vị để Phòng Tài chính - Kế hoạch hƣớng dẫn và có kế hoạch kiểm tra, thanh tra chấn chỉnh sai phạm của các đơn vị sử dụng ngân sách.

liệu quyết toán từ quý I đến quý III trong năm, khi kết thúc năm chỉ xét duyệt, thẩm định số liệu quyết toán quý IV và thời gian chỉnh lý quyết toán (nếu có phát sinh) và cộng với số liệu đã xét duyệt, thẩm định của các quý trong năm sẽ hoàn tất công tác thẩm tra số liệu báo cáo quyết toán năm đúng tiến độ và số liệu quyết toán đƣợc chính xác và kịp thời. Đối với các nội dung chi theo chƣơng trình mục tiêu hoặc kinh phí bổ sung cho nhiệm vụ chi cụ thể phát sinh trong năm thì sau khi kết thúc mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ đơn vị, địa phƣơng quyết toán dứt điểm nguồn kinh phí bổ sung đó theo từng nội dung chi cụ thể, không chờ kết thúc năm nhằm chấn chỉnh công tác chi và giảm bớt khối lƣợng công việc vào cuối năm. Đối với các khoản chi từ nguồn thu để lại chi nhƣ viện phí, học phí hàng quý cơ quan chủ quản có trách nhiệm xét duyệt quyết toán cho các đơn vị trực thuộc, tổng hợp quyết toán gửi cơ quan tài chính thẩm tra và kết quả thẩm tra đƣợc Phòng Tài chính – Kế hoạch ghi thu, ghi chi vào NSNN hàng quý.

- Đối với quyết toán dự án hoàn thành: cần quy định rõ trách nhiệm cá nhân của Trƣởng Ban quản lý dự án, Thủ trƣởng đơn vị hoặc Chủ đầu tƣ trong việc quyết toán dự án hoàn thành: Hiện nay đang quy định ngành nào, địa phƣơng nào (Chủ đầu tƣ) quyết toán chậm thì không bố trí vốn cho năm tiếp theo nhƣng trong thực tế giải pháp này không khả thi, vì đầu tƣ cho ngành, cho địa phƣơng nhằm phục vụ tăng trƣởng kinh tế và nhiệm vụ của ngành, địa phƣơng đó mà ngƣời hƣởng lợi là nhân dân trên địa bàn. Nếu không bố trí vốn cho năm tiếp theo thì công trình kéo dài hoặc ảnh hƣởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân nên giải pháp này rất khó thực thi. Vì vậy, địa phƣơng cần gắn trách nhiệm cá nhân vào việc thực thi nhiệm vụ cụ thể, nếu công trình

nào quyết toán chậm thì tạm thời đình chỉ nhiệm vụ của Trƣởng Ban quản lý dự án để tập trung cho công tác quyết toán, khi quyết toán xong thì sẽ xem xét bố trí nhiệm vụ, đồng thời kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của Chủ đầu tƣ thì mới khắc phục đƣợc tình trạng trên. Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng thêm cán bộ có năng lực và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ của Ban quản lý dự án và Chủ đầu tƣ.

- Phân định và hạch toán kế toán, quyết toán các khoản thu NSNN từ phí, lệ phí và tiền sử dụng đất. Cần phân định các khoản thu phí, lệ phí gắn với mục tiêu, tính chất và đặc điểm của từng loại phí, lệ phí cũng nhƣ gắn với từng loại hình cơ quan, đơn vị để xác định khoản thu nào nộp NSNN, khoản thu nào để lại cho đơn vị. Cụ thể: phí, lệ phí do cơ quan hành chính Nhà nƣớc thu thì nộp toàn bộ số thu vào NSNN còn chi phí thực hiện nhiệm vụ thu của các cơ quan này sẽ đƣợc NSNN đảm bảo theo đúng định mức tiêu chuẩn chi ngân sách đƣợc pháp luật quy định. Đối với các khoản phí, lệ phí do các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thu thì phí, lệ phí đƣợc coi là nguồn thu của đơn vị. Nhà nƣớc giao toàn bộ cho đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng, kế toán, quyết toán và công bố công khai theo quy định của pháp luật, không hạch toán vào NSNN. Đây cũng giống nhƣ một doanh nghiệp công, những khoản thu đƣợc chính là doanh thu. Tuy nhiên, có đặc trƣng là cơ quan Nhà nƣớc nên vẫn sẽ đƣợc hỗ trợ một phần từ ngân sách, chỉ quản lý phần ngân sách hỗ trợ đó. Việc kiểm soát sẽ đƣợc thực hiện bằng chính sách, quyết định thu cái gì, thu nhƣ thế nào chứ không quy định con số thu cụ thể (nói cách khác là không ghi thu). Về khoản thu tiền sử dụng đất, khoản thu này là thu ngân sách cần phải phản ánh đầy đủ vào thu NSNN, phải thực hiện hạch toán vào sổ kế toán và quyết toán theo quy định. Nếu đơn vị nào vi phạm Phòng Tài chính - Kế hoạch sẽ tham mƣu UBND huyện xử phạt nghiêm khắc.

- Báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị cần phải có phần thuyết minh quyết toán, gồm các nội dung sau: đánh giá tình hình thu, chi ngân sách của năm thực hiện so với năm trƣớc và so với dự toán đƣợc giao; phân tích cụ thể nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi so với dự toán đƣợc giao, đồng thời nêu đƣợc nguyên nhân khách quan, chủ quan làm tăng, giảm số thu, chi so với dự toán.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện đức phổ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)