7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.1.3. Rủi ro tắn dụng trong cho vay hộ kinh doanh
a. Khái niệm rủi ro tắn dụng trong cho vay hộ kinh doanh
Tắn dụng là một trong những hoạt động thƣờng xuyên và chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, mang lại khoản 80 - 90% thu nhập của mỗi ngân hàng. Tuy mang lại thu nhập lớn, nhƣng rủi ro của hoạt động tắn dụng cũng không nhỏ, rủi ro tắn dụng cao quá mức sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.
Có nhiều định nghĩa về RRTD, RRTD hiểu một cách chung nhất là rủi ro về sự tổn thất tài chắnh, phát sinh từ việc khách hàng đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết
hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán. Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi vay có thể bị trì hoãn, thậm chắ là không đƣợc hoàn trả và hậu quả là ảnh hƣởng đến sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tắnh chất trung gian bị tổn thƣơng trong hoạt động của ngân hàng. RRTD còn đƣợc gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn.
Nhƣ vậy, rủi ro tắn dụng trong cho vay hộ kinh doanh là khả năng xảy ra những thiệt hại, mất mát và tổn thất về tài chắnh mà ngân hàng gánh chịu do hộ kinh doanh không thực hiện đúng nghĩa vụ, cam kết trong hợp đồng tắn dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng HKD chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi.
b. Đặc điểm rủi ro tắn dụng trong cho vay hộ kinh doanh
- RRTD trong cho vay hộ kinh doanh mang tắnh tất yếu: Tắnh tất yếu là một đặc điểm cơ bản của RRTD do RRTD luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tắn dụng, việc cho vay HKD cũng không ngoài đặc điểm này. Với tắnh chất các món vay trong cho vay HKD thƣờng nhỏ, số hộ vay vốn lại rất nhiều, do đó việc nắm bắt, theo dõi các thông tin của ngân hàng đối với từng HKD là điều vô cùng khó khăn. Điều này dẫn đến tình trạng thông tin bất đối xứng làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Chắnh vì vậy, các NHTM cần đánh giá nhằm tìm ra các cơ hội đạt đƣợc những lợi ắch xứng đáng với mức độ rủi ro chấp nhận đƣợc khi cho vay HKD.
- RRTD trong cho vay hộ kinh doanh mang tắnh gián tiếp: Trong quan hệ tắn dụng, NHTM chuyển giao quyền sử dụng vốn cho HKD, RRTD xảy ra khi HKD gặp phải những tổn thất trong quá trình sử dụng vốn. Do đó, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của HKD là nguyên nhân chủ yếu, gián tiếp gây ra RRTD của NHTM.
- RRTD trong cho vay hộ kinh doanh rất đa dạng, phức tạp: Các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong hoạt động cho vay HKD là vô cùng đa dạng
và phức tạp. Chắnh vì vậy, RRTD trong hoạt động cho vay này cũng đến từ rất nhiều phắa với nhiều nguyên nhân, hình thức biểu hiện khác nhau.
- RRTD trong cho vay hộ kinh doanh rất khó giám sát: Do tắnh chất phân tán của HKD, địa bàn hoạt động trải rộng trên nhiều vùng miền, đồng thời với tắnh chất đa dạng phức tạp của mình dẫn đến việc kiểm tra, giám sát của NHTM trong cho vay HKD gặp rất nhiều khó khăn để ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.
c. Hậu quả của rủi ro tắn dụng trong cho vay hộ kinh doanh
Hoạt động tắn dụng là hoạt động quan trọng nhất của NHTM, bao gồm hai mặt đó là sinh lời và rủi ro. Phần lớn các thua lỗ của ngân hàng từ hoạt động tắn dụng. Tuy nhiên, không có cách gì để loại trừ rủi ro hoàn toàn mà phải kiểm soát rủi ro. Đứng trƣớc quyết định cho vay, CBTD phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro. Vì vậy, kiểm soát RRTD rất quan trọng đối với NHTM, khi NHTM không kiểm soát đƣợc RRTD thì sẽ gây nên các hậu quả nhƣ:
* Tác động đến ngân hàng:
- Giảm thu nhập, tăng chi phắ, giảm lợi nhuận: Bản chất của hoạt động ngân hàng là đi vay để cho vay. Khi RRTD xảy ra sẽ làm phát sinh các khoản nợ khó đòi, ngân hàng sẽ không thu đƣợc vốn đã cho HKD vay, đồng thời lại phát sinh thêm chi phắ quản lý và chi phắ giám sát thu nợ. Các khoản chi phắ này thực tế còn cao hơn các khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì đây là khoản thu nhập ngân hàng khó có khả năng thu hồi đồng thời vẫn trắch lập dự phòng cho những rủi ro, làm gia tăng chi phắ và dẫn đến việc giảm sút lợi nhuận của NHTM.
- Giảm khả năng thanh khoản: Các NHTM thƣờng lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra và dòng tiền vào, các món vay không đƣợc thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến mất cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền
tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kì hạn trong khi các món vay lại không hoàn trả đúng hạn, do đó nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán.
- Giảm uy tắn, có thể phá sản: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả của ngân hàng diễn ra nhiều lần hay thông tin về RRTD của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng thì uy tắn của ngân hàng đó trên thị trƣờng tài chắnh sẽ bị giảm sút. Hậu quả là ngân hàng sẽ khó khăn trong việc huy động vốn từ dân cƣ và thiết lập giao dịch với các doanh nghiệp, các ngân hàng khác. Nếu RRTD xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, NHTM mất khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh thua lỗ trầm trọng sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho các khách hàng gửi tiền dẫn đến tình trạng đồng loạt rút hết tiền gởi tại NHTM, đẩy NHTM đi tới việc phá sản.
- Tổn thất vốn: Khi ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ (gốc, lãi và các khoản phắ) làm cho nguồn vốn của các ngân hàng thƣơng mại bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Điều này có thể làm ảnh hƣởng đến quy mô hoạt động của các NHTM.
* Tác động đến bản thân khách hàng:
Đối với bản thân khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho ngân hàng thì họ gần nhƣ không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng do đã mất đi uy tắn.
Cơ hội tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các khách hàng đi vay khác cũng bị hạn chế hơn, khi rủi ro tắn dụng xẩy ra buộc các ngân hàng thƣơng mại phải thắt chặt cho vay hay thậm chắ phải thu hẹp quy mô hoạt động.
* Tác động đến nền kinh tế:
trong nền kinh tế để cấp tắn dụng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn. Khi rủi ro tắn dụng xảy ra, không những ngân hàng bị thiệt hại mà quyền lợi của ngƣời gửi tiền cũng bị ảnh hƣởng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tắn dụng hay bị phá sản, vì tâm lý lo sợ nên để bảo vệ tài sản của mình, ngƣời gửi tiền ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề chi trả và có nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản và nền kinh tế bị tê liệt. Sự rối loạn của các ngân hàng thƣơng mại sẽ ảnh hƣởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, khủng hoảng tài chắnh, xã hội mất ổn định.