Phương pháp phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn tại NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP việt á chi nhánh hội an (Trang 28 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.4. Phương pháp phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn tại NHTM

doanh nghiệp đạt được kết quả cao, CBTD ngoài các kĩ năng chuyên môn về

phân tích các BCTC còn phải kết hợp các nguồn thông tin bên ngoài và những quan sát thực tế của bản thân, từ đó CBTD có thể loại trừ những thông tin kém trung thực để đưa ra những đánh giá chính xác về tình hình tài chính cơ

bản của doanh nghiệp, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp một cách trung thực nhất [9].

1.2.4. Phương pháp phân tích BCTC doanh nghip vay vn ti NHTM NHTM

a. Phương pháp so sánh

Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất về nội dung, không gian, thời gian, tính chất và đơn vị tính toán... và theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh. Gốc so sánh được

chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc bình quân, [10] bao gồm:

- So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số thực hiện trong kỳ trước

để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp, nhằm đánh giá sự

tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, được hay chưa được.

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số

lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

b. Phương pháp t s

Đây là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, [10] bởi lẽ:

Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp.

Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

Thứ ba, phương pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính

được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả

năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo góc độ phân tích, CBTD lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình.

c. Phương pháp DUPONT

Là phương pháp tách một tỷ số tổng hợp thành tích của chuỗi các tỷ số

có mối liên hệ với nhau. Điều đó cho phép phân tích những ảnh hưởng của các tỷ số thành phần đối với tỷ số tổng hợp. Với phương pháp này, nhà phân tích tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được.

Phương pháp phân tích Dupont giúp ta rút ra những kết luận về tình hình tài chính của DN trên tất cả các phương diện là tốt hay xấu thông qua các thông số, sau đó thực hiện các công việc sau [10]:

- Xác định nguyên nhân và tính toán mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích.

- Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của DN.

1.3. NI DUNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIP VAY VN TI NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP việt á chi nhánh hội an (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)