Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP việt á chi nhánh hội an (Trang 48 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.4.1.Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Từ phía ngân hàng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM. Có thể kể đến là do ý thức, do trình độ tín dụng của CBTD, do việc tìm hiểu những thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và do những hướng dẫn, quy

định của ngân hàng về những chỉ tiêu phân tích BCTC của doanh nghiệp trong khi cho vay, cụ thể như sau [3]:

- Nhân tố con người: Trình độ của CBTD ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác phân tích BCTC. Thể hiện ở năng lực và trình độ nghiệp vụ, nhận thức, đạo đức, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng trong quá trình đánh giá BCTC khách hàng. Trong một số trường hợp cụ thể đòi hỏi CBTD phải có độ

nhanh nhạy, đồng thời CBTD cần có cái nhìn tổng quan về thị trường, kinh nghiệm trong công tác phân tích để BCTC của doanh nghiệp mang tính chính xác, trung thực, phù hợp với tình hình thị trường hiện tại cũng như với các doanh nghiệp cùng ngành.

- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của ngân hàng được coi là nhân tố mang tính chiến lược. Tuỳ vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà chính sách tín dụng trong từng thời kỳ của ngân hàng là khác nhau. Trong thời kỳ ngân hàng mở rộng tín dụng thì điều kiện tín dụng có thể được nới lỏng do vậy nội dung phân tích BCTC của doanh nghiệp sẽ được linh hoạt hơn, các mức chuẩn trong phân tích sẽ thông thoáng hơn. Và ngược lại, trong thời kỳ ngân hàng thực hiện thắt chặt tín dụng thì nội dung phân tích sẽ chặt chẽ hơn lúc đó ngân hàng thu hẹp tín dụng dẫn tới nội dung phân tích BCTC

của doanh nghiệp sẽ chặt chẽ hơn, phức tạp hơn. Tuy nhiên dù trong thời kỳ

nào thì an toàn cho hoạt động ngân hàng cũng phải được đề cao tránh trường hợp vì quá đề cao mục tiêu lợi nhuận mà nới lỏng việc phân tích đánh giá đem

đến rủi ro cho ngân hàng.

- Chỉ tiêu phân tích: Các nhóm chỉ tiêu mà ngân hàng áp dụng để phân tích ảnh hưởng rõ nét đến kết quá của quá trình phân tích BCTC. Các chỉ tiêu này phụ thuộc thời hạn của khoản vay mà lúc đó ngân hàng sẽ chú trọng đến các khía cạnh khác nhau của tình hình tài chính khách hàng. Chẳng hạn, với các khoản vay ngắn hạn, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu vốn cũng như các nguồn có thể đáp ứng cho việc trả nợ trong ngắn hạn sẽ được ngân hàng quan tâm hơn, vì nó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong khi đó, với các khoản cho vay trung và dài hạn, thì ngân hàng lại đề

cao các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của khách hàng vì trong dài hạn chính lợi nhuận và sự vững mạnh về tài chính mới là yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.

- Thông thường, CBTD chỉ quan tâm đến giai đoạn phân tích BCTC của doanh nghiệp trước cho vay nhưng lại lơ là trong giai đoạn kiểm tra sau cho vay, đánh giá lại tình hình tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Điều này dễ dẫn đến những rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần thực hiện kiểm tra, giám sát tốt để hạn chế và khắc phục kịp thời những sai sót, sai phạm trong quá trình thực hiện việc phân tích BCTC của doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM.

1.4.2. Các nhân t thuc v doanh nghip

Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp có thể xuất phát từ khách quan hoặc chủ quan, ngân hàng đôi khi gặp phải những khó khăn trong công tác phân tích, đánh giá BCTC của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thật sự

khó khăn mà ngân hàng thường gặp đó là [3]:

- Các BCTC trong bộ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp là cơ sở đầu tiên và đặc biệt quan trọng quyết định độ chính xác của việc phân tích BCTC. Các báo cáo này không trung thực sẽ làm cho việc phân tích BCTC không chính xác với thực tế hiện có dẫn đến những quyết định sai lầm trong việc cấp tín dụng của ngân hàng.

- Những số liệu và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại rất quan trọng đối với ngân hàng, vì nó là một trong những cơ

sở để xem xét việc quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cố tình che đậy thông tin thì công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp vay vốn tại NHTM không còn giá trị.

- Các doanh nghiệp đề nghị cấp tín dụng là các loại hình doanh nghiệp khác nhau, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nhau, quy mô hoạt động khác nhau… Các khía cạnh này đều ảnh hưởng rất lớn đến cách thức tổ chức công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM.

- Thời hạn các khoản vay mà doanh nghiệp đề nghị cũng ảnh hưởng

đến công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp vay vốn. Tuỳ vào thời hạn của các khoản vay được xếp là ngắn hạn hay trung dài hạn mà ngân hàng sẽ

chú trọng đến các khía cạnh khác nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó chú trọng đến việc phân tích các chỉ tiêu tài chính phù hợp. Ví dụ: Đối với các khoản vay ngắn hạn, CBTD sẽ tập trung vào các chỉ tiêu về

khả năng thanh toán, các nguồn có thể trả nợ trong ngắn hạn. Đối với khoản vay trung và dài hạn, CBTD sẽ tập trung vào các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì các yếu tố đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng là lợi nhuận và sự vững vàng về tài chính.

- Hình thức bảo đảm cho khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng: Những khoản vay được đảm bảo bằng những tài sản có tính thanh khoản cao thì một phần công việc thẩm định, phân tích, đánh giá của CBTD sẽ nhẹ

nhàng hơn ở một số nội dung nhất định. Còn nếu các tài sản đảm bảo có tính thanh khoản thấp hoặc cho vay không có tài sản đảm bảo thì CBTD phải tuân thủ các quy định rất chặt chẽ, đánh giá chi tiết về giá trị tài sản, để giảm thiểu rủi ro trong quá tŕnh cấp tín dụng.

1.4.3. Các nhân t khác

Ngoài ra các nhân tố khác như công nghệ tin học, môi trường kinh tế, xã hội và pháp luật cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phân tích BCTC khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ tin học sẽ giúp cho việc tính toán được chính xác hơn, không phức tạp, gây lộn xộn không đáng có, tiết kiệm thời gian sức lực. Thông qua hệ thống máy tính, ngân hàng có thể lưu giữ, cập nhật những thông tin mới nhất và cần thiết một cách nhanh chóng [7].

Ngoài ra các văn bản pháp luật, quy định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phân tích BCTC. Đòi hỏi việc cần thiết phải phải tuân thủ theo các bước, các chuẩn mực của toàn ngành và từng ngành, của ngân hàng.

Như vậy: Có rất nhiều những nhân tố ảnh hưởng công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng. Có những nhân tố xuất phát từ phía doanh nghiệp, có những nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng và cũng có những nhân tố khách quan gây ảnh hưởng. Chính vì vậy mà khi phân tích BCTC của doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM, ngân hàng đặc biệt phải chú ý tới những nhân tố để tìm ra cách khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, loại trừ rủi ro cho ngân hàng.

KT LUN CHƯƠNG 1

Công tác phân tích BCTC của khách hàng trong hoạt động vay vốn tín dụng tại NHTM có vai trò vô cùng quan trọng, là một bước bắt buộc trong quy trình tín dụng của bất kỳ một NHTM nào. Công tác phân tích BCTC của DN trong hoạt động tín dụng tại NHTM có tác dụng cung cấp những cơ sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cần thiết để CBTD đưa ra những quyết định đề xuất cho vay chính xác, hạn chế rủi ro cho ngân hàng và đem lại lợi ích cho cả DN. Các NHTM cần phải thực hiện công tác này một cách nghiêm túc, hiệu quả để chất lượng tín dụng trở nên tốt hơn, đảm bảo thu hồi vốn cho ngân hàng là yếu tố quyết định sống còn đối với mọi NHTM.

Trong Chương 2 tiếp theo, tác giả tiến hành phân tích sâu vào thực trạng công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Hội An thông qua ví dụ phân tích cụ thể về khách hàng vay đó là Công ty CP Tư vấn ĐT XD Tân Trường, từ đó thấy được ngân hàng đã thực hiện công tác phân tích BCTC như thế nào và rút ra những mặt hạn chế trong công tác phân tích BCTC tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Hội An.

CHƯƠNG 2

THC TRNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO

TÀI CHÍNH DOANH NGHIP VAY VN TI NGÂN HÀNG THƯƠNG MI C PHN VIT Á CHI NHÁNH HI AN 2.1. TNG QUAN V NGÂN HÀNG TMCP VIT Á - CHI NHÁNH HI AN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát trin Ngân Hàng TMCP Vit Á - Hi An

a. Ngân hàng TMCP Vit Á

Giới thiệu chung về tên gọi của ngân hàng

Tên tiếng việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á

Tên tiếng Anh: VIETNAM ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên gọi tắt: VAB

Website: www.vietabank.com.vn Email: vietabank@vietabank.com.vn

* Lch s hình thành và phát trin :

Ngân hàng TMCP Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2013 trên cơ

sở hợp nhất 2 tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và NHTMCP Nông thôn

Đà Nẵng với mục đích trở thành cầu nối giữa nhà đầu tư cần vốn và nhà tiết kiệm có vốn. Đến nay sau gần 9 năm xây dựng và trưởng thành thì ngân hàng Việt Á đã có một vị trí nhất định trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Việt Á mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng đã đạt được những thành tựu lớn như: Năm 2008 được người tiêu dùng bình chọn là Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất; Đạt giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” liên tiếp trong nhiều năm; 6 lần nhận giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương trao tặng.

b. Ngân hàng TMCP Vit Á chi nhánh Hi An

* Gii thiu khái quát v Hi An, tnh Qung Nam

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố

cổ được xây dưng từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Diện tích của Hội An vào khoảng 6.164,88 ha, dân số toàn thành phố là hơn 90.096 người. Ngoài dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hàng ngày tại Hội An có một lượng du khách khá lớn trên dưới 3500 người đến tham quan du lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh đến buôn bán làm

ăn và không ít các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, nghệ sĩ…đến nghiên cứu, công tác.

Tình hình kinh tế tại thành phô Hội An ngày càng được cải thiện, tổng giá trị tăng thêm GDP của thành phố năm 2013 đạt 1.88,055 tỷ đồng, tăng 8,33% so với năm 2012, thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 29,18 triệu

đồng, tăng gần 02 triệu đồng so với năm trước. Tuy chịu ảnh hưởng tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, ngành DL-TM-DV vẫn duy trì sự phát triển ổn định, các nhóm ngành CN-TTCN-XD cũng phát triển so với năm 2011. Các nhóm ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, lâm sản vẫn giữ vai trò chủ đạo và tăng trưởng khá.

* Gii thiu v NHTM CP Vit Á – Chi nhánh Hi An (VAB-HA)

Vào tháng 10/2003, thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định cho phép thành lập NHTMCP Việt Á – Chi nhánh Hội An có trụ sở đặt tại số 02 Phan Châu Trinh Thành phố Hội An.

Sau gần 9 năm hoạt động thì NHTMCP Việt Á – Chi nhánh Hội An đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng KH với đội ngũ nhân viên luôn đảm bảo phục vụ một cách chu đáo nhất, tận tình, văn minh, lịch sự theo đúng phương châm: “Uy tín, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả”. Vì thế hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và mạng lưới ngày càng được mở rộng.

Ngày 18/05/2011 NHTMCP Việt Á – Chi nhánh Hội An đã chính thức chuyển trụ sở mới về đặt tại số 567A Hai Bà Trưng – Hội An và chi nhánh đặt tại số 02 Phan Châu Trinh chuyển thành phòng giao dịch. Hiện tại, Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Hội An có 4 phòng giao dịch trực thuộc.

2.1.2. Chc năng, nhim v, cơ cu t chc ca Ngân Hàng TMCP Vit Á - Hi An

a. Chc năng nhim v

Tổ chức thực hiện tiếp nhận, huy động vốn, cho vay trong khuôn khổ điều lệ của Ngân hàng TMCP Việt Á theo chính sách của nhà nước . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu và thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng TMCP Việt Á.

Căn cứ thông báo của Ngân hàng TMCP Việt Á đểấn định kinh doanh ngoại tệ, lãi suất cho vay, lãi suất gửi tiền trên địa bàn hoạt động.

Kinh doanh ngoại tệ, làm các dịch vụ tín dụng thanh toán và dịch vụ

ngân hàng thu đổi ngoại tệ.

Bảo đảm các khoản vay và thanh toán cho các cá nhân trong nước. Thực hiện các thanh toán và dịch vụ thanh toán trong và ngoài hệ thống của VAB cho các đơn vị cá nhân có tài khoản.

b. Cơ cu t chc:

Sơđồ 2.1. Sơ đồ đồ b máy t chc NH TMCP Vit Á – Chi nhánh Hi An

(Ngun: Phòng HC- QT Ngân hàng TMCP Vit Á chi nhánh Hi An)

Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm toàn bộ

về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng như phòng quản trị, phòng kế toán ngân quỹ, phòng tín dụng…

Phó giám đốc: Thực hiện công tác tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, tham gia điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách.

Phòng hành chính quản trị: Thực hiện các chính sách, chế độ và các quyền lợi cho người lao động, tham mưu cho ban giám đốc về quy hoạch đề

bạt, bổ nhiệm và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, ký kết các hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, mạng lưới của chi nhánh. Sắp xếp hội họp, hội nghị, tiếp khách, quan hệ đối nội, đối ngoại, quản lý bảo vệ tài sản của ngân hàng.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC đĐỐC 2 PHÒNG KT DVKH TỔ NGÂN QUỸ Các PGD Trực thuộc Phòng QH KH BP Kiểm Soát nội bộ Phòng HC QT Tổ Tiết Kiệm Tổ Thẻ Tổ TT DV Tổ CN TT

Phòng kế toán – dịch vụ ngân quỹ: Nhiệm vụ hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình kinh doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản của chi nhánh. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với KH; cung cấp các dịch vụ

ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý các giao dịch.

Phòng quan hệ khách hàng: Tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng; xác minh hồ sơ vay vốn; lập thủ tục cấp tín dụng, lập hợp đồng cầm cố thế chấp bảo lãnh; giải ngân, kiểm tra hồ sơ, lập thủ tục giải ngân; quản lý sau khi cho vay: theo dõi, giám sát, kiểm tra sau khi cho vay, thanh lý hợp đồng, lưu trữ hồ

sơ… Các công việc tổng hợp khác: Lập hồ sơ theo dõi khách hàng, quản lý hồ

sơ tín dụng bao gồm bảo quản, theo dõi xuất nhập hồ sơ.

2.1.3. Tình hình hot động kinh doanh ca Ngân hàng TMCP Vit

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP việt á chi nhánh hội an (Trang 48 - 87)